Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lamac là một trong số những người đầu tiên thừa nhận các loài có biến đổi do môi trường chứ không phái là bất biến như nhiều người trước đó từng quan niệm.
- Các luận điểm chính của học thuyết Lamac:
+ Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một tổ tiên ban đầu.
+ Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
+ Những đặc điểm thích nghi hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau.
Trả lời:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN
- Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN
- Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người
So sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn:
1. Nguyên nhân tiến hoá:
Lamac: Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời gian. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
Đacuyn: Chọn lọc tự nhiên (CLTN) tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
2. Cơ chế tiến hoá:
Lamac: Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Đacuyn: Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN.
3. Thích nghi:
Lamac: Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.
Đacuyn: Biến dị phát sinh vô hướng. Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải dạng kém thích nghi.
4. Hình thành loài mới:
Lamac: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Đacuyn: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN, theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.
5. Tồn tại chung:
Chưa phân biệt biến dị di truyền được với biến dị không di truyền.
Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và CLTN.
Trả lời:
Học thuyết Đacuyn đã nêu được cơ chế tiến hóa chính hình thành nên các loài CLTN còn học thuyết Lamac mặc dù có thừa nhận loài có biến đổi nhưng lại không nêu được cơ chế đúng giải thích cho quá trình biến đổi của loài.
Nội dung chính của học thuyết Đacuyn:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ có một số ít cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Quá trình CLTN đã chọn lọc những cá thể có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ tăng lên và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày càng giảm.
Trình bày khái quát về chu trình sinh địa hoá:
Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ mỏi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc I, bậc 2,... tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.
Trình bày khái quát về chu trình sinh địa hoá:
Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ mỏi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc I, bậc 2,... tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.
- Năm 1953. Mile (Miller) và Urây đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ trong một bình thuý tinh 5 lít.
- Hỗn hợp khí CH4, NH3, và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần. Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin.
- Sau thí nghiệm của Mile - Urây, nhiều nhà khoa học khác đã lặp lại thí nghiệm này với thành phần các chất vô cơ có thay đổi chút ít và họ đều nhận được các hợp chất hữu cơ đơn giản khác nhau.
Trả lời:
- Năm 1953. Mile (Miller) và Urây đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ trong một bình thuý tinh 5 lít.
- Hỗn hợp khí CH4, NH3, và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần. Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin.
- Sau thí nghiệm của Mile - Urây, nhiều nhà khoa học khác đã lặp lại thí nghiệm này với thành phần các chất vô cơ có thay đổi chút ít và họ đều nhận được các hợp chất hữu cơ đơn giản khác nhau.
* Quan điểm của Lamac về sự hình thành loài hươu cao cổ
Quần thể hươu cổ ngắn sống trong môi trường bình thường thì không có sự biến đổi nào về hình thái. Khi môi trường thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn những lá cây trên cao, dần dần làm chúng trở nên dài ra. Tất cả các đặc điểm này đều được giữ lại là di truyền cho thế hệ con cháu thông qua quá trình sinh sản. Dần dần toàn bộ quần thể hươu cổ ngắn trở thành hươu cổ dài và không có cá thể nào bị chết đi.
* Nguyên nhân:
Môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhau → sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan không hoạt động thì dần dần tiêu biến. Các đặc điểm thích nghi luôn được di truyền cho thế hệ sau.
* Kết quả:
Từ 1 loài ban đầu đã hình thành các loài khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau và không có loài nào diệt vong.
* Ưu điểm:
- Học thuyết Lamac so với thời đại đó là tiến bộ vì ông đã nhìn nhận sinh giới có sự biến đổi chứ không phải bất biến.
* Nhược điểm:
- Chưa hiểu được cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.
* Diễn biến – Khi enzim ARN pôlimeraza bám vào promoter (vùng khởi đầu của gen) làm gen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, làm lộ ra mạch khuôn (mạch gốc) (mạch có chiều 3‘ 5‘) – Enzim ARN pôlimeraza di chuyển dọc theo mạch gốc và gắn các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (U-A, A-T; G-X, X-G) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5‘ 3‘ – Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng quá trình phiên mã và phân tử mARN vừa được tổng hợp được giải phóng. Vùng nào trên gen phiên mã xong thì đóng xoắn. * Kết quả: ở tế bào nhân sơ mARN sau khi tổng hợp ở dạng trưởng thành và trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Còn ở tế bào nhân thực mARN sau khi tổng hợp ở dạng sơ khai, sau đó được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon lại với nhau thành mARN trưởng thành, đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
* Diễn biến – Khi enzim ARN pôlimeraza bám vào promoter (vùng khởi đầu của gen) làm gen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, làm lộ ra mạch khuôn (mạch gốc) (mạch có chiều 3‘ 5‘) – Enzim ARN pôlimeraza di chuyển dọc theo mạch gốc và gắn các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (U-A, A-T; G-X, X-G) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5‘ 3‘ – Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng quá trình phiên mã và phân tử mARN vừa được tổng hợp được giải phóng. Vùng nào trên gen phiên mã xong thì đóng xoắn. * Kết quả: ở tế bào nhân sơ mARN sau khi tổng hợp ở dạng trưởng thành và trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Còn ở tế bào nhân thực mARN sau khi tổng hợp ở dạng sơ khai, sau đó được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon lại với nhau thành mARN trưởng thành, đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
Sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac là: Học thuyết Đacuyn đã nêu được cơ chế tiến hoá chình hình thành nên các loài là CLTN còn học thuyết Lamac mặc dù có thừa nhận loài có biến đổi nhưng lại không nêu được cơ chế đúng giải thích cho quá trình biến đổi của loài.
- Do môi trường sống thay đổi nên sinh vật phải chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích nghi với điều kiện sống mới.
- Những cơ quan nào hoạt động nhiều thì sẽ ngày một phát triển còn những cơ quan nào ít hoạt động hoặc không thì sẽ ngày một tiêu biến.
- Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có thể di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trả lời:
- Do môi trường sống thay đổi nên sinh vật phải chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích nghi với điều kiện sống mới.
- Những cơ quan nào hoạt động nhiều thì sẽ ngày một phát triển còn những cơ quan nào ít hoạt động hoặc không thì sẽ ngày một tiêu biến.
- Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có thể di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác.