K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được tự nhiên đến đâu cũng thấy ra mình, thấy ra người đến đấy. Người ham mạo hiểm đến Sơn Đòng để thỏa chí. Người hiếu kỳ đến Sơn Đoòng để có trải nghiệm về cái hang lớn nhất hành tinh. Người nhờ Sơn Đoòng mà đổi đời. Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm. Kẻ mượn Sơn Đoòng chốc lát để đánh bóng tên tuổi. Người gắn bó với Sơn Đoòng đến ngỡ như tử vì đạo chỉ để giúp đời…

a, Xác định PTBĐ chính

b, Chỉ ra 1 câu văn sử dụng phép nhân hóa

c, Nêu tác dụng của việc lặp từ Sơn Đòong" Nhiều lần trong đoạn

d, Giải thích ngắn gọn tại sao tác giả viết" Chinh phục thiên nhiên cũng là chinh phục bản thân"

Câu 2: Nhiều học sinh hiện nay thích bắt chước các trào lưu từ mạng xã hội, thể hiện sự hâm mộ quá mức đối với các "thần tượng"

Viết bài ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên

Câu 3: cảm nhận của em về tình yêu thương cha con sâu sắc của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược ngà

0
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được tự nhiên đến đâu cũng thấy ra mình, thấy ra người đến đấy. Người ham mạo hiểm đến Sơn Đòng để thỏa chí. Người hiếu kỳ đến Sơn Đoòng để có trải nghiệm về cái hang lớn nhất hành tinh. Người nhờ Sơn Đoòng mà đổi đời. Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm. Kẻ mượn Sơn Đoòng chốc lát để đánh bóng tên tuổi. Người gắn bó với Sơn Đoòng đến ngỡ như tử vì đạo chỉ để giúp đời…

a, Xác định PTBĐ chính

b, Chỉ ra 1 câu văn sử dụng phép nhân hóa

c, Nêu tác dụng của việc lặp từ Sơn Đòong" Nhiều lần trong đoạn

d, Giải thích ngắn gọn tại sao tác giả viết" Chinh phục thiên nhiên cũng là chinh phục bản thân"

Câu 2: Nhiều học sinh hiện nay thích bắt chước các trào lưu từ mạng xã hội, thể hiện sự hâm mộ quá mức đối với các "thần tượng"

Viết bài ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên

Câu 3: Cảm nhận của em về tình yêu thương cha con sâu sắc của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược ngà

4
1 tháng 1 2020

a, PTBĐ chính : Thuyết minh

b, Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm.

c, Sơn Doofofoong là nhân vật cần thuyết minh, lặp lại nhằm nhấn mạnh

d, . Chúng ta không thể “ra lệnh” cho ô tô tự chạy, hay máy bay tự bay. Chúng ta không “cải tạo thiên nhiên”, mà chúng ta cải tạo chính chúng ta, uốn nắn hành vi của chúng ta cho phù hợp với thiên nhiên, để sống sót và thu lợi từ thiên nhiên.( tham khảo )

1 tháng 1 2020

Đối với nhân dân ta, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất. Trong những năm tháng chiến tranh, gia đình phải chia lìa thì tình cảm ấy lại càng thiêng liêng, đáng trân trọng hơn. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng được thể hiện vô cùng chân thực và cảm động, làm thổn thức trái tim biết bao thế hệ bạn đọc.

Câu chuyện kể về cha con ông Sáu sau hơn tám năm xa cách mới có cơ hội gặp lại nhau, chỉ vì vết thẹo dài trên mặt ông Sáu mà bé Thu kiên quyết không nhận ba. Những ngày sau đó Thu luôn thờ ơ với ông. Khi nhận ra ba thì cũng là lúc ông phải lên đường trở về đơn vị. Những ngày ở khu căn cứ, ông Sáu dốc sức làm chiếc lược ngà như đã hứa với con, nhưng ông đã hi sinh trước khi trao món quà ấy cho bé Thu.

Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường nhập ngũ, những ngày ở chiến trường ông da diết nhớ gia đình đặc biệt là cô con gái nhỏ. Sau bao năm xa cách, ông được trở về nhà thăm gia đình, ông khao khát gặp con và được nghe tiếng con gọi mình là ba. Bởi vậy, khi về gần đến nhà, thoáng thấy bóng con, không chờ xuồng cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, tiếng ông gọi con thật tha thiết, thân thương: Thu! Con. Nhưng ngược lại với mong đợi của ông, đứa con ngơ ngác, hốt hoảng rồi bỏ chạy. Thật đáng thương cho tình cảnh của ông, đôi tay ông buông thõng xuống như bị gãy. Suốt ba ngày nghỉ phép ông ở nhà cùng con để vun đắp tình cảm với mong mỏi con sẽ cất tiếng gọi ba. Nhưng ông càng cố gắng bao nhiêu thì nó lại càng tìm cách đẩy ông ra xa bấy nhiêu. Bị con cự tuyệt lòng ông xao xác buồn, nhưng ông không trách con, chỉ buồn vì chiến tranh chia cắt mà gia đình ông phải chịu tình cảnh éo le. Giờ phút lên đường, ông muốn chạy lại ôm con lần cuối, nhưng vì sợ con cự tuyệt nên ông chỉ nhìn Thu từ xa. Và khi ông nghe tiếng con gọi “ba” ông đã xúc động mà bật khóc “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc gắn với tình yêu thương con sâu nặng. Tình cảm sâu nặng của anh với con còn được tác giả thể hiện đầy cảm động khi ông ở khu căn cứ. Vẫn khắc ghi lời con dặn, khi tìm được mảnh ngà, ông kì công mài thành lược cho con: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn cả vào việc làm chiếc lược và khắc dòng chữ đầy yêu thương: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà chính là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đậm sâu. Nhưng chiến tranh lại một lần nữa cướp đi cơ hội ông được gặp con, trong một trận càn lớn, ông bị thương nặng và hi sinh. Trước khi mất ông không đủ sức trăng trối điều gì nhưng tình cha con thì không thể chết, bằng chút sức lực ông lấy chiếc lược trao lại cho người đồng đội. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện thiêng liêng của tình phụ tử.

Đối với bé Thu, tình yêu thương cha cũng được thể hiện thật đặc biệt. Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu gọi mình là con, có những hành động vồ vập, bé Thu tỏ ra lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách ông. Dù trong ba ngày, ông Sáu tìm mọi cách để thân thiết với con, nhưng Thu lại tìm mọi cách để đẩy ông ra. Thu nhìn cha bằng cặp mắt xa lạ và cảnh giác, nhất quyết không chịu gọi ba, dù mẹ đã có lần nhắc nhở. Sự bướng bỉnh ấy thể hiện rõ nhất khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó đã hất văng ra khỏi chén cơm. Đây là hành động mang tính chất quyết liệt, cự tuyệt mọi quan tâm, chăm sóc của anh Sáu. Bị cha nổi giận đánh vào mông, bé Thu không khóc nó bỏ dở bữa cơm và bỏ sang nhà ngoại ở. Những cử chỉ, hành động đó của bé Thu không đáng trách hoàn toàn, vì Thu còn nhỏ, chưa hiểu hết những tàn phá mà chiến tranh gây ra với con người. Đồng thời thái độ đó của em cũng cho thấy một tình yêu thương cha mãnh liệt sâu sắc, em chỉ nhận cha khi người đó giống với trong bức ảnh chụp chung với má. Ngoài ra, em sẽ không nhận bất cứ ai làm cha của mình. Cái ương ngạnh, bướng bỉnh của em cũng thể hiện tình yêu thương cha sâu nặng, tha thiết.

Mọi nghi ngờ của em chỉ được giải tỏa khi nghe những lời bà giải thích. Đồng thời đó cũng là lúc tình cảm phụ tử bùng lên mãnh liệt trong em, nhất là buổi sáng em về nhà, nhìn ba đang đón tiếp mọi người, chỉ dám đứng từ xa nhìn ba, không dám đến gần người mà em vô cùng mong nhớ yêu thương. Nhưng giây phút anh Sáu chuẩn bị đi, bao nhiêu tình cảm dồn nén bấy lâu nay được bung ra quyết liệt, tiếng gọi ba: Ba…a…a…ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé tan sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa và tiếng nói hòa trong tiếng khóc nức nở: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con”. Tất cả mọi người đều vô cùng xúc động và thương cảm cho hoàn cảnh éo le của hai cha con. Những lời níu kéo của bé Thu cũng không thể níu giữ anh Sáu ở lại. Khoảnh khắc hạnh phúc của hai cha con thật ngắn ngủi, điều ấy càng khắc đậm sâu hơn những khắc nghiệt và éo le mà chiến tranh gây ra.

Tạo nên tự thành công cho tác phẩm, trước hết là ở việc Nguyễn Quang Sáng đã lựa chọn một tình huống truyện tự nhiên, hợp lí. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sâu sắc và cảm động. Ngôn ngữ đậm dấu ấn Nam Bộ, giàu cảm xúc. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Tác phẩm là bài ca ca ngợi tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, chính trong hoàn cảnh này tình cảm gia đình lại càng thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta cũng cần phải yêu quý, giữ gìn và bảo vệ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ này.

Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn...
Đọc tiếp

Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.

Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng không phải theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác.

Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.

a) xác định PTBĐ chủ yếu đc sử dụng là ?

b) nêu nội dung chính của đoạn trên 

c) sự hình thành hang động sơn đoong có j khác biệt so với cách truyền thống 

 

0
BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?b/...
Đọc tiếp

1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

yêu các bạn nhiều

from a3 không sợ corona

0
đây là bài jTruyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao – tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm của một vùng trọng điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị...
Đọc tiếp

đây là bài j

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao – tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm của một vùng trọng điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và cần sự chính xác, bình tĩnh. Mỗi ngày họ phải phá bom ít thì ba lần, nhiều thì năm lần. Họ luôn phải đối diện với thần chết trong mỗi lần phá bom.

Cuộc sống của ba cô gái dù khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng ở họ vẫn có những niềm vui, hồn nhiên của tuổi trẻ. Thao – một người chị cả rất thích hát, thích chép lời bài hát, thậm chí cả lời Phương Định bịa ra. Cô tỉa lông mày nhỏ như cái tăm, áo lót nào cũng thêu chỉ màu. Nho là em út trong tổ, tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng. Cứ mỗi lần Nho đi trinh sát về, cô lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng đến một que kem mát mẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng lo lắng, chăm sóc. Phương Định – nhân vật kể chuyện cũng là cô gái hồn nhiên, giàu cảm xúc, mơ mộng và hay sống với những kỷ niệm tuổi thiếu nữ hồi ở thành phố. Cuối truyện, một cơn mưa đá bất chợt ập đến khiến Phương Định nhớ về gia đình và thành phố của mình.

2
29 tháng 5 2020

Đây là tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê

29 tháng 5 2020

cảm ơn

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua...
Đọc tiếp

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

 (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?

Câu 3: em đã bao giờ rơi váo tình huống bất mãn, cảm thấy bố mẹ không hiểu mình chưa? Theo em, trong tình huống đó, cần làm gì để tìm được tiếng nói chung giữa mình và bố mẹ?

1
14 tháng 4 2020

C1: Thao tác lập luận bác bỏ

Còn lại b tra trên mạng nhé!

Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...]...
Đọc tiếp
Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...] Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gảy ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. [...] Tuổi teen có tính ghen ty rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghĩa và so bị với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu minh, cha mẹ chiều em, chị, anh minh hơn [...] Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế..., thì hệ quả, hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. [...] Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đỏ là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đảm tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (TS. Vũ Thu Hương. Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, báo điện tử News.Zing. Giaoduc. 7/10/2015) Câu 1: (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn tuổi teen luôn thấy mình khổ hơn người khác bởi những lý do nào Câu 2: (0,75 điểm) Vì sao người viết lại cho rằng “Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh " Câu 3: (0,75 điểm) Theo em, làm thế nào để sống có bản lĩnh trong thời đại hôm nay?
10
29 tháng 10 2021

18 + nnn

29 tháng 10 2021

?????????????????????cái này là cái gì

Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng....
Đọc tiếp
Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...] Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gảy ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. [...] Tuổi teen có tính ghen ty rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghĩa và so bị với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu minh, cha mẹ chiều em, chị, anh minh hơn [...] Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế..., thì hệ quả, hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. [...] Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đỏ là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đảm tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (TS. Vũ Thu Hương. Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, báo điện tử News.Zing. Giaoduc. 7/10/2015) Câu 1: (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn tuổi teen luôn thấy mình khổ hơn người khác bởi những lý do nào Câu 2: (0,75 điểm) Vì sao người viết lại cho rằng “Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh " Câu 3: (0,75 điểm) Theo em, làm thế nào để sống có bản lĩnh trong thời đại hôm nay?
0