K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2019

- Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó sai, vì bạn còn thiếu phần "đóng ngoặc"

- Phần ở trên dấu ngoặc đơn là thành phần phụ của câu.

Bài 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)Câu 1: Đoạn...
Đọc tiếp

Bài 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “ Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào của tác giả nào các em đã được học?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? Khái quát nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh?

Câu 3: Những từ “ ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm” thuộc trường từ vựng nào?

Câu 4: Tìm các câu ghép trong đoạn văn, chỉ rõ các vế câu và các quan hệ từ( nếu có)

Câu 5: Đặt một câu ghép tương tự với câu ghép thứ nhất?

Câu 6: Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 7: Cho câu chủ đề sau: “ Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch( 6-8 câu) sau đó biến đổi đoạn văn thành đoạn văn qui nạp.

1
25 tháng 8 2021

1. Tôi đi học - Thanh Tịnh.

2. PTBĐ: Tự sự. ND: tường thuật lại việc Ông đốc tâm sự với các em học sinh.

3. Trường từ vựng nhà trường.

4. Câu ghép: "Các em (chủ ngữ 1) phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng (vị ngữ 1) và (qht) để thầy (chủ ngữ 2) dạy các em được sung sướng (vị ngữ 2)".

6. Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật ông đốc. Dấu ngoặc đơn có tác dụng dùng để đánh dấu phần chú thích.

 

11 tháng 5 2020

a, Nội dung: Đoạn văn nói về lời tâm sự của ông Đốc với các em học sinh lớp 5

Chúc bạn học tốt !!!!!!

11 tháng 5 2020

Các em  phải gắng học để được thầy mẹ vui lòng thầy  dạy các em để được sung sướng

 CN                                     VN                                       CN                         VN

\(\Rightarrow\)Thuộc kiểu câu ghép

Chúc bạn học tốt !!!!

4 tháng 2 2022

thầy mẹ vui lòng ko phải câu hả?

 

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống của truyện đặc biệt ở điểm nào?Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn...
Đọc tiếp

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống của truyện đặc biệt ở điểm nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?

“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”

Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó?

Câu 5: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích từ 7-10 câu có sử dụng mộ từ láy và chỉ rõ.

Câu 6: Hãy chỉ ra một văn bản có cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn lớp 7, ghi rõ tên tác giả?

Câu 7: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.

1
19 tháng 9 2021

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”

( Ngữ văn 8- tập 1)

Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính...
Đọc tiếp

Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(Tôi đi học)

a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b. Theo em, với cụm từ trên hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c. Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản.

1
19 tháng 7 2017

" Trước sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người… các nhà trong làng."

a, Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b, Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện kiên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết trong văn bản.

a, Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

b, Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.

b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?

c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?

1
10 tháng 3 2019

a, Vai xã hội

    - Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

    - Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

  b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:

    … bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…

  c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

    - Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".

    - Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

    - Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.