K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”...

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?

b. Văn bản đó được viết theo thể loại gì?

c. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì?

d. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ tôi đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng.

b. Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sát của tác giả.

c. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.

d. Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt

e. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì.

f. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng.

Câu 3: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Điểm xuyết / điểm xiết Trên tán lá xanh ......................................... vài bông hoa đỏ thắm.

b. Hoang tàn/ hoang tàng Ngôi nhà này trông thật..........................................................

c. Mau mắn/ may mắn Chúc anh lên đường ..............................................................

d. Bình thường / bình thản Dù bận trăm công nghìn việc nhưng khuôn mặt chị vẫn...................................

e. Dữ dội / dữ dằn Tiếng mua rơi ầm ầm thật ........................................

f. Yên lặng / yên tĩnh Chị ................................ rồi cất tiếng nói.

g. Êm đềm / êm ái Tuổi học trò trôi qua thật...................................

h. Hiền hòa / hiền hậu Dòng sông ............................ chảy.

2
18 tháng 8 2020

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”...

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?

Đoạn văn trên trích trong tác phẩm : " thầy bói xem voi "

b. Văn bản đó được viết theo thể loại gì?

Thể loại : truyện ngụ ngôn

c. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì?

Tự sự 

d. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào?

Thứ tự thời gian

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ tôi đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng.

Lỗi sai : lặp từ "mẹ tôi"

Sửa lại : Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng.

b. Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sát của tác giả.

Lỗi sai : Lẫn lộn giữa các từ gần âm " sâu sát"

Sửa lại : Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.

c. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.

Lỗi sai : lặp từ " lão"

Sửa lại : Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của mình. Vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.

d. Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt

Lỗi sai : Lẫn lộn giữa các từ gần âm " anh liệt"

Sửa lại : Các chiến sĩ đã hi sinh oanh liệt.

e. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì.

Lỗi sai : lặp từ"công chúa và Thạch Sanh"

Sửa lại :Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì.

f. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng.

Lỗi sai : lặp từ " Lí Thông"

Sửa lại : Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, hắn truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng.

Câu 3: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Trên tán lá xanh điểm xuyết vài bông hoa đỏ thắm.

b.  Ngôi nhà này trông thật hoang tàn

c. Chúc anh lên đường may mắn

d. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng khuôn mặt chị vẫn bình thản

e.Tiếng mua rơi ầm ầm thật dữ dội

f.  Chị yên lặng rồi cất tiếng nói.

g. Tuổi học trò trôi qua thật êm đềm.

h. Hiền hòa / hiền hậu Dòng sông hiền hòa chảy.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”...

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm : '' Thầy bói xem voi ''

b. Văn bản đó được viết theo thể loại gì? Theo thể loại : Chuyện ngụ ngôn.

c. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì? PTBĐ : Tự sự .

d. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào? Theo thứ tự thời gian

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ tôi đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng. -> Loại bỏ từ : '' tôi ''

b. Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sát của tác giả.  -> sắc

c. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.-> mình

d. Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt -> oanh

e. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì.->họ

f. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào, cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng. -> hắn ta

Câu 3: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Điểm xuyết / điểm xiết Trên tán lá xanh ......................................... vài bông hoa đỏ thắm.

b. Hoang tàn/ hoang tàng Ngôi nhà này trông thật..........................................................

c. Mau mắn/ may mắn Chúc anh lên đường ..............................................................

d. Bình thường / bình thản Dù bận trăm công nghìn việc nhưng khuôn mặt chị vẫn...................................

e. Dữ dội / dữ dằn Tiếng mua rơi ầm ầm thật ........................................

f. Yên lặng / yên tĩnh Chị ................................ rồi cất tiếng nói.

g. Êm đềm / êm ái Tuổi học trò trôi qua thật...................................

h. Hiền hòa / hiền hậu Dòng sông ............................ chảy.

28 tháng 7 2020

câu c sai quan hệ từ mà, thay bằng nên

28 tháng 7 2020

a, Tôi rất yêu mẹ tôi vì mẹ là người đã chăm sóc tôi từ thuở lọt lòng.

b,Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.

c,Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão. Vì lão ốm nên mới phải bán chú đi.

d,Các chiến sĩ đã hi sinh anh liệt để bảo vệ đất nước.

còn lại mình không nghĩ ra

  

3.Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân,...
Đọc tiếp

3.Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”
Ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông thì sờ chân, ông thì sờ tai còn ông thì sờ đuôi. Sau khi sờ voi kĩ lưỡng thì 5 ông thầy lần lượt phán.
Thầy sờ vòi của voi thì phán:
– Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi
Thầy sờ ngà voi thì lại phán:
– Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn
Tiếp đến thầy sờ tai thì phán:
– Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc
Thầy sờ chân voi phản ứng ngay:
– Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy
Cuối cùng thầy sờ đuôi phán:
– Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn
Năm ông thầy mỗi ông một ý, không ông nào chịu nhường ông nào cả nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán.


                                                                                      (Truyện ngụ ngôn)

Câu 1: phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Nhân vật chính trongvăn bản trên là ai? Giữa họ có những điểm chung gì?

Câu 3: Cách xem voi của họ có gì đặc biệt?

Câu 4: Tìm 2 cụm danh từ và 2 cụm tính từ có trong văn bản trên.

Câu 5: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?

 

0
ĐỀ 6:  Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai,...
Đọc tiếp

ĐỀ 6:  Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”

                                                                               (Ngữ văn 6- tập 1, trang 101, 102)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian, nêu khái niệm về thể loại đó? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với văn bản đó?

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Giữa họ có những điểm chung gì?

Câu 3: Cách xem voi của họ có gì đặc biệt?

Câu 4: Tìm 2 cụm danh từ trong đoạn văn trên và sắp xếp vào mô hình cụm danh từ.

Câu 5: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?

Giúp ik vs đang cần gấp

0
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện ngẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quả voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”(Theo...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện ngẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quả voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”(Theo SGK Ngữ văn 6 – Tập1)

 a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt của văn bản?

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

c. Ghi lại các cụm động từ có trong  câu cuối của đoạn văn trên?

d.Tìm số từ, lượng từ có trong đoạn trích?

e.Có gì khác thường trong việc xem voi? Cách xem voi đó đã dẫn đến những sai lầm gì trong nhận thức của họ?

g.Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn biểu hiện thái độ gì đối với các thầy bói?

Câu 2: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

Bác như một vầng thái dương

Bác như ngọn đuốc soi đường dân ta.

1
11 tháng 6 2021

Câu 1:

a. Thầy bói xem voi

Thể loại: truyện ngụ ngôn

Phương thức biểu đạt: tự sự

b. Hoàn cảnh và cách xem voi của 5 ông thầy bói bị mù

c. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

d. năm

e. Mỗi thầy cảm nhận thấy một bộ phận khác nhau của cơ thể voi, nhưng chỉ một bộ phận riêng lẻ dẫn đến nhận thức sai lầm

g. Phê phán 

Câu 2: So sánh, nhân hóa ➩ Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của Bác

22 tháng 7 2021

a) Tìm các cụm động từ có trong đoạn trích các cụm động từ có trong đoạn trích trên là ;
=>

+ chuyện gẫu với nhau

+ người ta nói

+ voi đi qua

+ voi đứng lại

+ cùng xem

+ sờ vòi

+ sờ ngà

+ sờ tai

+ sờ chân 

+ sờ đuôi

b,nêu nội dung chính của đoạn trích bằng 1 câu văn

=> khi xem xét bất cứ sự vật, hiện tượng nào chúng ta cũng cần có cái nhìn cụ thể, toàn diện để nhận định đúng đắn về vấn đề, hiện tượng đó.

 

22 tháng 7 2021

a)

- Các cụm động từ: ngồi chuyện gẫu với nhau, nghe người ta nói, voi đi qua, voi đứng lại, sờ vòi, sờ ngà, sờ tai, sờ chân, sờ đuôi.

b)

- Nội dung chính: Đoạn trích kể về năm người thầy bói cùng nhau xem voi, vì mắt không thấy đường nên mỗi thầy sờ vào bộ phận khác nhau của con voi và đưa ra nhận xét cũng khác nhau.

8 tháng 12 2016

phynit

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

Hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:     "Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ được tiếng nói của mình thì...
Đọc tiếp

Hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

     "Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắmđược chìa khóa chốn lao tù...

    Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi khinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tô thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội ngiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi"

Câu 1: Đoạn văn trên đuoẹc trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản trên là ai?

Câu 2: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 3: Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 4: Câu văn:"... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóc chốn lao tù..." đã sữ dụng phép tu từ nào? 

Câu 5: Em hiểu như thế nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 6: Ý nghĩa nhan đề văn bản trên?

Ai làm xong trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho nha. Các bạn giúp mình với nhé!

 

 

 

0
BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. 
    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]
   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”
                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì? 
Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?
Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào? 
Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

0