K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 :  Đọc đoạn thơ sau:

Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

Câu 2 : 

Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết.

Câu 3 : Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

* Đáp án: Là các từ đã gạch chân (theo văn bản gốc). Song theo ý kiến cá nhân người soạn thì ở đáp án (1) cũng có thể điền từ "thay da đổi thịt".

Câu 4 : Trong bài thơ "Tiếng ru", nhà thơ Tố Hữu có viết:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng lên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi!

Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đượn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

Câu 5 : Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo. Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.

2
18 tháng 8 2020

Câu 1:

Bạn học sinh là một người có tấm lòng vô cùng nhân hậu.Giữa trưa nắng nóng , tan học về , nhìn thấy một bà cụ mù ở đường , bạn cảm thông và chia sẻ nỗi khổ cùng với bà cụ : "Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy / Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy" .Tấm lòng nhân hậu ấy của bạn nhỏ được thể hiện thông qua hành động cụ thể : "dắt tay bà đi qua đường".Tấm lòng nhân hậu đáng quý ấy còn đẹp đẽ hơn nữa hình ảnh bà cụ mù đã khơi dậy tình yêu thương sâu nặng trong trái tim của bạn nhỏ với những người gặp hoạn nạn. 

Câu 3 :

1) Đổi mới

2) sinh sôi

3) cựa mình

4) xòe nở

5) rung động

Câu 4 :

Nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng :Con người chúng ta phải sống trong mối quan hệ gắn bó đoàn kết với tập thể, với cộng đồng. Nếu sống mà tách rời khỏi tập thể, cộng đồng, chỉ nghĩ đến và sống cho riêng mình thì cuộc sống đó  sẽ trở nên vô vị, chẳng có ý nghĩa gì cả.

21 tháng 8 2020

câu 4 của bạn nguyễn thái sơn có thể ghi vậy cũng được  hoặc là ghi đầy đủ hơn là :Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách diễn đạt mang tính chất tương phản giữa các hình ảnh: Một “ngôi sao” với một màn đêm (một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không làm sáng được cả màn đêm); “Một thân lúa chín” với “mùa vàng” (một bông lúa thì thật nhỏ bé, không thể làm nên cả một vụ mùa bội thu); “Một người” với cả “nhân gian” (một người lẻ loi thì không thể tạo nên cả cõi đời, nơi cả loài người sinh sống, vì vậy, nếu có tồn tại thì cũng chỉ như một đốm lửa nhỏ nhoi sắp tàn lụi).

Ly heo ơi nguyenhoaianh ko phải hoài anh lớp mình đâu

19 tháng 3 2018

Bạn học sinh là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về, giữa trưa nắng, nhìn thấy một bà cụ mù loà đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà qua hai câu thơ:

           Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy

           Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy

Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt tay bà đi qua đường.Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn. Tình thương ấy thể hiện qua hai cấu thơ sau:

      Bà qua rồi lại đi cùng gậy

      Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.

Theo em bạn Hương trong đoạn thơ đó là một người biết quan tâm người khác , giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn , gặp nạn . Bà cụ ấy không anh em , họ hàng j nhưng bạn nhỏ vẫn đưa bà sang đường quả là một người đáng khâm phục , tôn trọng . Hãy giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn , hoạn nạn .

9 tháng 3 2020

Tham khảo:

Theo em bạn Hương trong đoạn thơ đó là một người biết quan tâm người khác , giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn , gặp nạn . Bà cụ ấy không anh em , họ hàng j nhưng bạn nhỏ vẫn đưa bà sang đường quả là một người đáng khâm phục , tôn trọng . Hãy giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn , hoạn nạn .

Học tốt

Câu1: Em hãy tìm: - Năm từ ghép tổng hợp là danh từ - Năm từ ghép tổng hợp là đông từ - Năm từ ghép tổng hợp là tính từCâu 2 : Đọc đoạn thơ sau:          Tan học về giữa trưa   Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấyQua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy         Cái gậy tre run run.    Bà ơi, cháu tên là HươngCháu dắt tay bà qua đường...     Bà qua rồi lại đi cùng gậyCháu trở về,...
Đọc tiếp

Câu1: Em hãy tìm: - Năm từ ghép tổng hợp là danh từ - Năm từ ghép tổng hợp là đông từ - Năm từ ghép tổng hợp là tính từ

Câu 2 : Đọc đoạn thơ sau: 

         Tan học về giữa trưa
   Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
         Cái gậy tre run run.
    Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
     Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

          

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

Câu 3: Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết.

Câu 4: Em được một người thân tặng một quyển sách đẹp. Em hãy tả quyển sách đó.

Bài 5: Có một nhà văn đã viết: "Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao". Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời khi có trăng lưỡi liềm.

3
26 tháng 2 2018

câu 3

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

3 tháng 5 2018

chị linh ơi

11 tháng 5 2021

tốt bụng

11 tháng 5 2021

bạn ơi , đây là văn cảm thụ thì làm ơn viết hộ mình dài dài ra chút

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGHỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)Môn Tiếng Việt Lớp 5(Thời gian làm bài 60 phút) Câu 1: (2 điểm)Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:- nhân: có nghĩa là người.- nhân: có nghĩa là lòng thương người.(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)

Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút) 

Câu 1: (2 điểm)

Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:

nhân: có nghĩa là người.

nhân: có nghĩa là lòng thương người.

(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)

Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu)

Câu 2: (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

(Theo Hoàng Lê)

b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khínhư người.”

(Thép Mới)

Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.

Câu 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau:

Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

Câu 4: (5 điểm)

Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết

................................................................... không copy mạng

4
17 tháng 4 2020

nhi nhi

17 tháng 4 2020

Nhiều vậy trời

14 tháng 5 2021

ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi , nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy

26 tháng 5 2021

Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có một người thân yêu chiếm vị trí quan trọng nhất nơi trái tim, là duy nhất, mãi mãi không thể thay thế và đó chính là người mẹ. Người cho ta nhìn thấy ánh sáng mặt trời, người chịu bao đớn đau khó nhọc chín tháng mười ngày bao bọc chúng ta bằng tình yêu thương ấm áp. Và chính vì thứ tình cảm thiêng liêng mẫu tử không thể tách rời mà trong mắt ai mẹ là người vĩ đại nhất. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. 

k nha

26 tháng 5 2021

Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau.
Ở câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp cho cây bắp lớn lên, hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy có thể nói đó là “mặt trời của bắp”.
Ở câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ.
Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hy vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy có thể nói: em là “mặt trời của mẹ''

Câu 1:Có sắc dùng nội ngoai thươngĐể nguyên, môn học do trường phân raDấu hỏi là làng vùng xaĐiểm nặng ấy là mấy đứa thân nhau.Đố là những chữ gì?Câu 2:Mang tên một giống trái chuaThêm huyền là món mọi nhà chấm xôiNặng thành người đẻ ra tôiThêm “0”, huyền nữa, chuột thòi tránh xa.Đố là những chữ gì?Câu 3: Tôi là hai lá trong ngườiKhi thời xẹp xuống, khi thời phồng lênTừ khi...
Đọc tiếp

Câu 1:Có sắc dùng nội ngoai thương
Để nguyên, môn học do trường phân ra
Dấu hỏi là làng vùng xa
Điểm nặng ấy là mấy đứa thân nhau.

Đố là những chữ gì?

Câu 2:Mang tên một giống trái chua
Thêm huyền là món mọi nhà chấm xôi
Nặng thành người đẻ ra tôi
Thêm “0”, huyền nữa, chuột thòi tránh xa.

Đố là những chữ gì?

Câu 3: Tôi là hai lá trong người
Khi thời xẹp xuống, khi thời phồng lên
Từ khi mất đứt nửa trên
Thành một thứ quả không nên ăn nhiều.

Đố là những chữ gì?

Câu 4:Em là hoa cúng ở chùa
Cũng là tên một ông vua đại tài
Nặng đi cho sắc đến thay
Cố đô cổ kính, chẳng hay là gì.
Đố là những chữ gì?

Câu 5: Môi nào lớn nhất?

Câu 6: Nước nào không có quần?

Câu 7: Nơi nào đàn ông khổ nhất?

Câu 8: Xe gì không bao giờ giảm đi?

Câu 9: Con gì biết đi nhưng người ta vẫn goi bằng tên không biết đi?

Câu 10: Sông gì luôn luôn có nước mắt?

Câu 11: Môn thể thao nào càng lùi càng thắng?

Câu 12: Hành nào lớn nhất?

Câu 13: Con gì dài và cứng nhất?

 

Câu 14: Tôi có 4 cái chân, 1 cái lưng nhưng không có cơ thể?

Câu 15: Bánh gì không ăn được?

2
13 tháng 8 2020

Câu 1:Chữ thứ nhất là bán. Chữ thứ hai là ban. Chữ thứ ba là bản. Chữ thứ tư là bạn.Câu 2:Chữ: me - mè - mẹ - mèo.Câu 3:Phổi , ổi.Câu 4:Huệ,huế.Câu 5:Môi trường.Câu 6:áo.Câu 7:Nam Cực.Câu 8:Xe tăng.Câu 9:Con bò.Câu 10:Sông Nhật Lệ.Câu 11:Kéo co.Câu 12:Hành tinh.Câu 13:Con đường.Câu 14:Cái bàn.Câu 15:Bánh xà phòng,bánh xe.

14 tháng 8 2020

Vũ Hà My đúng nhưng câu 14 phải là cái ghế tựa nha còn mấy câu kia đúng hết

Câu 1Có sắc dùng nội ngoai thươngĐể nguyên, môn học do trường phân raDấu hỏi là làng vùng xaĐiểm nặng ấy là mấy đứa thân nhau.Đố là những chữ gì?Câu 2Mang tên một giống trái chuaThêm huyền là món mọi nhà chấm xôiNặng thành người đẻ ra tôiThêm “0”, huyền nữa, chuột thòi tránh xa.Đố là những chữ gì?Câu 3: Tôi là hai lá trong ngườiKhi thời xẹp xuống, khi thời phồng lênTừ khi...
Đọc tiếp

Câu 1

Có sắc dùng nội ngoai thương
Để nguyên, môn học do trường phân ra
Dấu hỏi là làng vùng xa
Điểm nặng ấy là mấy đứa thân nhau.

Đố là những chữ gì?

Câu 2

Mang tên một giống trái chua
Thêm huyền là món mọi nhà chấm xôi
Nặng thành người đẻ ra tôi
Thêm “0”, huyền nữa, chuột thòi tránh xa.

Đố là những chữ gì?

Câu 3: 

Tôi là hai lá trong người
Khi thời xẹp xuống, khi thời phồng lên
Từ khi mất đứt nửa trên
Thành một thứ quả không nên ăn nhiều.

Đố là những chữ gì?

Câu 4:

Em là hoa cúng ở chùa
Cũng là tên một ông vua đại tài
Nặng đi cho sắc đến thay
Cố đô cổ kính, chẳng hay là gì.
Đố là những chữ gì?

Câu 5: Môi nào lớn nhất?

Câu 6: Nước nào không có quần?

Câu 7: Nơi nào đàn ông khổ nhất?

Câu 8: Xe gì không bao giờ giảm đi?

Câu 9: Con gì biết đi nhưng người ta vẫn goi bằng tên không biết đi?

Câu 10: Sông gì luôn luôn có nước mắt?

Câu 11: Môn thể thao nào càng lùi càng thắng?

Câu 12: Hành nào lớn nhất?

Câu 13: Con gì dài và cứng nhất?

 

Câu 14: Tôi có 4 cái chân, 1 cái lưng nhưng không có cơ thể?

Câu 15: Bánh gì không ăn được?

1
13 tháng 8 2020

Câu 1:Chữ bán,ban,bản,bạn

Câu 2:me,mè,mẹ,mèo

Câu3:phổi,ổi

Câu4:huệ,huế

Câu5:môi trường

Câu6:Áo

Câu7:Nam Cực 

Câu 8:Xe tăng

Câu 9:Con bò

Câu 10:sông Nhật Lệ

Câu 11:Kéo co

Câu 12:Hành tinh

Câu 13:Con đường

Câu 14:Cái ghế tựa

:))ks nhé!Học tốt!