K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

(Tổ Quốc Nhìn Từ Biển - Tác Giả: Nguyễn Việt Chiến)

a.Chỉ ra từ láy?  Thể thơ và phương thức biểu đạt chính ?

b.Bài thơ trên nhắc đến những địa danh nào? Từ “bão giông” được hiểu theo nghãi gốc hay nghĩa chuyển? Và nghĩa là gì?

c.Chỉ ra trường từ vựng có trong bài thơ trên?

d.Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

e.Theo tác giả tại sao phải nhớ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất”?
g. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong bài thơ trên?

h.Qua bài thơ em hiểu được tình cảm gì của tác giả?

i. Bài thơ giúp em nhận ra được thông điệp gì sâu sắc nhất ( Trả lời bằng một đoạn văn 5-7 câu)

1
25 tháng 6 2021

1. Từ láy:  thao thức,  lớp lớp, trằn trọc

Thể thơ: Tự do

PTBD: Biểu cảm

2. Bài thơ nhắc đến các địa điểm của VN ( trong bài ghi rồi, em tự liệt kê nhé)

Từ ''bão giông'' được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa là những khó khăn, gian nan mà người VN phải chịu đựng

3. Trường từ vựng: thiên nhiên, thời tiết, địa danh...

4. Truyền thuyết ''Con rồng cháu tiên''. Việc nhắc lại truyền thuyết giúp gợi lại lịch sử hào hùng dựng nước của ông cha ta, và lời nhắc con cháu phải giữ gìn và bảo vệ đất nước.

5. Vì người cha đã dựng nước, con cái phải cố gắng bảo vệ nó

6. BPTT: so sánh và ẩn dụ

Tác dụng: Ông cha ta đã có công dựng nước, hi sinh thân mình để có được hòa bình, vậy nên chúng ta phải cố gắng học tập để xây dựng và phát triển đất nước.

7. Qua bài thơ, tác giả bày tỏ sự trân trọng với công lao của cha ông và lòng yêu đất nước

25 tháng 6 2021

câu 6 là so sánh và ẩn dụ ở chỗ nào vậy ạ? Chị chỉ rõ giúp em với

28 tháng 10 2022

??????

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới: Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới:

Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật khó tả.Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi.Hát Quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ,truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu.

Khi đi học tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ.Bây giờ hát lại,trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt.Đó là niềm tự hào về tình yêu quê hương,đất nước.Xem xong trận bóng đá,con tôi lại hỏi:''Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba?Để con cùng ba mẹ hát Quốc ca''.

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2:Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát Quốc ca Việt Nam?

Câu 3:Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả hát theo khi Quốc ca Việt Nam vang lên.

Câu 4:Em có nhận xét gì về thực trạng hát Quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay?

1
20 tháng 11 2016

câu 4 viết thành 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu

 

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉThắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngãMáu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rìnhChúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốcChúng dẫm đạp lên dáng hình đất nướcMột tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàuSóng quặn đỏ máu những...
Đọc tiếp

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

 

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình

Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc

Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước

Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

 

Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc

Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”

 

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

 

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe 

Tổ quốc 

gọi tên mình!

Nguyễn Phan Quế Mai

a) Vận dụng các biện pháp tu từ đã học hãy tìm, gọi tên và phân tích tác dụng

b) Em có cảm nghĩ gì khi nghe 2 tiếng "Việt Nam" trong đoạn thơ trên. Hãy viết 1 văn bản nghị luận khoảng 2 trang để bàn luận về vấn đề đó

1
3 tháng 11 2017

A

4 tháng 1 2017

    + Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người - vai áo).

    + Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người - đầu súng).

    + Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.

22 tháng 2 2023

Con ngu

 

3 tháng 10 2019

1. Biện pháp nhân hóa: "con đường - khỏi bị thương". Con đường như một sinh thể sống.

2. Ngọn lửa mà các cô gái mở đường thắp lên thể hiện lòng yêu nước, kiên trung với lí tưởng cách mạng, tinh thần quả cảm, bất chấp gian khổ, hi sinh vì Tổ quốc.

3. Nhân vật Nho, Thao, Phương Định. Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

14 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Từ mặt thứ hai trong câu đầu khổ thơ trên được sử dụng với nghĩa chuyển.

Nghĩa chuyển đó là: mặt trăng, là những quá khứ ân nghĩa thủy chung gắn bó với thiên nhiên mà con người đã lãng quên. Để rồi khi đối diện lại với những năm tháng mà bản thân vô tình quên lãng đó, con người cảm thấy hổ thẹn, ân hận

Cái hay của việc sử dụng từ này trong văn cảnh là: tạo ra cuộc gặp gỡ bất ngờ của con người với vầng trăng, hay chính là con người đang đối diện với quá khứ của mình. Những kỷ niệm, quá khứ mà con người vô tình quên lãng đó làm cho con người cảm thấy ân hận, rưng rưng. Từ đó, bài thơ gợi nhắc chúng ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, không được lãng quên quá khứ.