K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2022

Theo cj thì e có thể tự xác định đc , câu nào hog bt hẳng hỏi ( theo cj thì thế)

7 tháng 5 2022

Em ko biết nên mới hỏi đó ! 🤍

29 tháng 3 2016

1) Bóng tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. (Câu miêu tả)

        CN                                 VN                                         

     Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái đình, mái chùa cổ kính. (Câu tồn tại)

                  TN                                   VN                                 CN 

    Dưới bóng tre xanh, ta // gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. (Câu miêu tả)

            TN                    CN                         VN

2) Bên hàng xóm tôi // // cái hang của Dế Choắt. (Câu tồn tại)

              TN                 VN                       CN

    Dế Choắt // là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. (Câu miêu tả)

           CN                                                       VN

3) Dưới góc tre, tua tủa // những mầm măng. (Câu tồn tại)

           TN              VN                    CN

    Măng // trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy. (Câu miêu tả)

       CN                                                         VN

 

 

29 tháng 3 2016

Giúp mik đi các bn. mk cần gấp lắmleuleugianroiok

24 tháng 3 2021

Dưới bóng tre của ngàn xưa- Trạng ngữ

Thấp thoáng- Vị ngữ

Mái đình mái chùa cổ kính- Chủ ngữ

12 tháng 2 2022

thấp thoáng là vị ngữ, còn mái chùa cổ kính là chủ ngữ

                                          học tốt nhé!

 

5 tháng 5 2016

a. Năm 1945 , cầu // được đổi tên thành cầu Long biên

        TN              CN                VN

b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng //mái đình, mái chùa cổ kính.

            TN                                              VN              CN1             CN2

 

 

12 tháng 6 2020

Bạn có thể giải thích rõ hơn ko☺☺

7 tháng 8 2017

a.

   CN: Bóng tre

   VN: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

   → Câu miêu tả

   TN: Dưới bóng tre của ngàn xưa

   VN: : thấp thoáng

   CN: mái đình, mái chùa cổ kính.

   → Câu tồn tại

 

   TN: Dưới bóng tre xanh

   CN: ta

   VN: gìn giữ một nền văn hóa từ lâu đời.

   → Câu miêu tả

Xác định thành phần Chủ Ngữ và Vị Ngữ trong các câu sau:1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói2. những tàu lá chuối vàng ối, xõa xuống ngư những đuôi áo, vạt áo3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt mưa dây bụi, mùa đông, những chùm hoa khép miệng. Bắt đầu kết trái4. Sự sống cứ tiếp tục, trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ5. Đảo xa tím pha hồng6. Rồi...
Đọc tiếp

Xác định thành phần Chủ Ngữ và Vị Ngữ trong các câu sau:

1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói

2. những tàu lá chuối vàng ối, xõa xuống ngư những đuôi áo, vạt áo

3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt mưa dây bụi, mùa đông, những chùm hoa khép miệng. Bắt đầu kết trái

4. Sự sống cứ tiếp tục, trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ

5. Đảo xa tím pha hồng

6. Rồi thì cả một bãi vông lại bùng lên, đỏ gay gắt suốt cả tháng tư

7. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà bác Năm

8. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính

9. sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lí dó không bao giờ thay đổi

10. tôi dảo bước và chuyền đơn cứ từ từ rơi xuống

5
10 tháng 4 2018

3 . Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt mưa dây bụi, mùa đông là trạng ngữ . CN : Những chùm hoa . VN : khép miệng . CN : bắt đầu . VN : kết trái

10 tháng 4 2018

1 hình như câu này thiếu CN . VN : ló ra mấy quả đỏ chói . Qua khe dậu ko phải là CN mà là trạng ngữ chỉ nơi chốn

Đọc đoạn văn sau:Tre , nứa ,trúc, mai ,vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu  tre tươi nhũn nhặn . Rồi tre lớn lên, cứng cáp , dẻo dai ,vững chắc . Tre trông thanh cao, giản dị , chí khí như người ...Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Tre , nứa ,trúc, mai ,vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu  tre tươi nhũn nhặn . Rồi tre lớn lên, cứng cáp , dẻo dai ,vững chắc . Tre trông thanh cao, giản dị , chí khí như người ...

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.

Câu hỏi

1/ Nêu tác giả của bài cây tre Việt Nam. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào khi viết:Tre trông thanh cao , giản dị, chí khí như người

2/xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong cau sau: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình , mái  chùa cổ kính

3/ các từ :cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị là những từ thuộc từ loại nào?

4/Giải thích từ nhũn nhặn 

5/ nêu ý nghĩa của văn bản cây tre Việt nam

Ai làm đúng mình tick 2 cái

0
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TOĐỀ KIM TRA TUYN SINH LỚP 6NĂM HỌC 2018 - 2019MÔN: TIẾNG VIỆT(Thời gian làm bài 60 phút - Không kể thời gian giao đề)Câu 1 (1 đim): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.Câu 2 (1 đim): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:- Muối nht- Đường...
Đọc tiếp

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TO

ĐỀ KIM TRA TUYN SINH LỚP 6

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài 60 phút - Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 đim): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:

lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.

Câu 2 (1 đim): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

- Muối nht

- Đường nht

- Màu áo nht

- Tình cảm nht

Câu 3 (2 đim):

(1) Bầu trời sáng như vừa được gội rửa.

(2) Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chót.

(3) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(4) Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực trong ánh mặt trời.

a) Hãy sắp xếp lại trật tự các câu trên để tạo thành một đoạn văn.

b) Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.

Câu 4 (1 đim): Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị

trí thích hợp:

“Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh

chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra

sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của

hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.”

Câu 5 (5 đim): Hãy tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.

 

ĐỀ MINH HỌA

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIM TRA TUYN SINH LỚP 6

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài 60 phút - Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 đim): Cho hai câu sau:

(1) Mẹ em mua đường để nấu chè.

(2) Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi!

a) Tại sao trong hai câu trên từ “mua” có quan hệ nhiều nghĩa, còn từ “đường”

có quan hệ đồng âm?

b) Trong hai câu đó, mua đường trong câu nào là hai từ, mua đường trong câu

nào là một từ?

Câu 2 (1 đim): Cho biết tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau:

Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã

đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.

Câu 3 (1 đim):

“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu

đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo

xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi!

Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.

(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước

mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay?

Câu 4 (1 đim): Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết câu đó

là câu đơn hay câu ghép:

a) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra

mênh mông trên khắp các sườn đồi.

b) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ

vào hai bên bờ cát.

Câu 5 (5 đim):

Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có

thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ...

Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em trong hoặc sau cơn mưa đó.

1
7 tháng 6 2019

Đề 1:

Câu 1:

1. Lấp lánh, lóng lánh.

2. Tràn ngập, đầy ắp.

3. Thiết tha, da diết.

4. Dỗ dành, vỗ về.

Câu 2:

- Muối nhạt >< Muối mặn

- Đường nhạt >< Đường ngọt

- Màu áo nhạt >< Màu áo đậm

- Tình cảm nhạt >< Tình cảm đằm thắm

Câu 3:

a) 3 -> 1 -> 4 -> 2

b) (1) Bầu trời / sáng như vừa được gội rửa.

            CN                         VN

(2) Những đóa hoa râm bụt / thêm màu đỏ chót.

                     CN                             VN

(3) Sau trận mưa rào / mọi vật / đều sáng và tươi.

                  TN                  CN                VN

(4) Mấy đám mây bông / trôi nhởn nhơ / sáng rực trong ánh mặt trời.

             CN                            VN1                         VN2

Câu 4: 

Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông . Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.

Câu 5: Bài làm

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

Đề 2:

Câu 1: 

a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:

- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau.

- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại.

b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ.

Câu 2:

Tác dụng của dấu phẩy là:

- Dấu phẩy thứ nhất dùng để tách hai trạng ngữ.

- Dấu phẩy thứ hai dùng để tách trạng ngữ và vế câu.

- Dấu phẩy thứ ba dùng để tách hai vế câu.

Câu 3:

Sau khi đọc xong đoạn thơ trên, em cảm nhận được rằng tuổi thơ của tác giả mang đầy những khát vọng. Và những khát vọng đấy được thắp sáng lên từ những cánh diều. Trong đó, tác giả đã sử dụng một câu là : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!". Còn có những từ ngữ thể hiện những ước mơ của tác giả nữa là : cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, chờ đợi, hi vọng, tha thiết, cầu xin, khát khao.

Qua đó thì em thấy rằng tác giả đã sử dụng những từ ngữ, câu nói sáng tạo để thể hiện lòng khát vọng mãnh liệt của tác giả trong thời thiếu niên của mình.

Câu 4:

a) Câu đơn

Sau những cơn mưa xuân / một màu xanh non / ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

                   TN                                     CN                                                                  VN

b) Câu ghép

Dưới ánh trăng / dòng sông / sáng rực lên / những con sóng / nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

        TN                      CN1                VN1                  CN2                                     VN2

Câu 5: Bài làm

Mưa đang to hạt bỗng ngớt dần rồi tạnh hẳn. Gió dịu lại và mặt trời hé nắng. Khách bộ hành trú mưa ở hai bên vỉa hè lần lượt tiếp tục công việc. Em cũng rời chỗ ẩn núp trở về nhà.

Sau cơn mưa to dường như mọi vật sáng sủa hơn, sinh hoạt có phần đông đúc và nhộn nhịp hơn

Trên mặt đường nước mưa cồn đọng lại khá nhiều có có lẽ chưa chảy kịp xuống các rãnh cống. Hai dãy phố nhà nhà mở cửa toang ra tiếp tục buôn bán. Tiếng động cơ hòa lẫn tiếng còi xe bóp inh ỏi… làm huyên náo cả lên. Thính thoảng vài chiếc xe có động cơ chạy nhanh làm tung tóe nước trắng xóa. Từng dòng nước cuồn cuộn chảy về các hố "ga" dọc theo hai bên đường mang theo rác rưởi. Tuy mưa đã tạnh nhưng nước mưa vẫn đọng trên cành cây nên mỗi lần gió nhẹ thổi qua, những hạt nước ấy rơi xuống. Trên cao, bầu trời đả quang đãng hẳn trong xanh, vài áng mây trắng bay lơ lửng. Nước cũng đà rút cạn để lại mặt đường láng bóng như được ai rửa sạch. Tất cả đều hòa nhịp trở lại sinh hoạt bình thường. Các quầy hàng trước kia phủ đầy vải mủ để che mưa giờ đây được cuốn lại và sửa sang cho đẹp mắt hơn. Những người bán hàng rong, thợ sửa xe… cũng đang loay hoay dọn lại hàng hóa của mình. Sau cơn mưa to dường như mọi vật sáng sủa hơn, sinh hoạt có phần đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Trên đường về, với không khí mát mẻ trong lành lòng em như tươi mát hẳn ra. Theo em nghĩ, thỉnh thoảng cũng nên có những cơn mưa to như thế này để đổi thay một cái gì đó cho con người, cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống.

~Hok tốt nhé~

1câu trần thuật đơn có mấy cụm chữ ngữ vị ngữ tạo thành2cho biết phep tu từ nào được sự dụng trong câu văn dưới đây?''Tre là bạn thân của nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam".3 tìm biện pháp tu từ:Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc4câu văn sau: Thuyền cố lấn lên a)xác định chủ ngữ, vị ngữ. b) xác định kiêu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?5 chỉ...
Đọc tiếp

1câu trần thuật đơn có mấy cụm chữ ngữ vị ngữ tạo thành

2cho biết phep tu từ nào được sự dụng trong câu văn dưới đây?''Tre là bạn thân của nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam".

3 tìm biện pháp tu từ:Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

4câu văn sau: Thuyền cố lấn lên a)xác định chủ ngữ, vị ngữ. b) xác định kiêu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?

5 chỉ ra và cho biết phép tu từ được sử dụng trong phần trích sau: Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng,đại bác.Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.

6.phân tích các thành phần :-Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

7.xác định biện pháp tu từ trong câu:Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

8.phân tích các thành phần sau:Đầu tôi ta ra và nổi từng tảng, rất bướng.

9 TÌm phép nhân hóa và cho biếu thuộc kiểu nhân hóa nào trong ca dao sau:  Núi cao chi lắm núi ơi! Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

10.tìm từ so sánh và sử dụng kiểu so sánh nào trong câu thờ dưới đây: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng

11.,tìm chủ ngữ vị ngữ trong câu sau: Trên sân trường, các bạn học sinh đang nô đùa

0