Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ "về ngôi nhà đang xây" Của tác giả Đồng Xuân Lan
b. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tìm những từ ngữ thể
hiện các biện pháp đó.
người ta nhân hóa :
a Ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc.
Con người thân thiện. Cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa rất tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động!
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, chỉ cách ví von
Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch
Bài 1:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
-> Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:
Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Bài 1: Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Trả lời
Từ "trăm"và từ "ngàn"trong hai câu thơ trên k có nghĩa laf 99+1 và 999+1
Hai câu thơ trên sử dụng bện pháp nghệ thuật so sánh,nhằm giúp ta thấy người con vượt bao gian nan thử thách,cũng k sao sánh đc vs những vất vả ,khó nhọc của mẹ nơi quê nhà,cho ta thấy sự yêu quý,kính trọng và trân trọng những việc mà mẹ đã lm,đã hi sinh
Theo em từ trăm và từ ngàn không có nghĩa là 99+1 hay 999+1 mà từ trăm và từ ngàn là hai từ so sánh : anh chiến sĩ đi nhiều nơi , đi qua rất nhiều kẽ núi , hang động , gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không bằng người mẹ già tháng ngày mong chờ con về . Qua đó tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật qua từ "CHƯA BẰNG" , cách viết đó giúp em biết được rằng không có gì so sánh được với tình yêu con của cha mẹ du bạn muốn trả cũng không bao giờ trả được !!!
Bài 1:
- Từ " Bập bùng" trong câu thơ " Bập bùng hoa chuối trắng màu hoa ban" không thể thay thế được, mặc dù cũng vẫn có các từ đồng nghĩa không hoàn toàn với " bập bùng" nhưng các từ đó không thể miêu tả được hết cũng như không làm rõ được vẻ đẹp của hoa chuối giữa rừng xanh sâu thẳm.
Bài 2:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
- Công việc của bầy ong là đi hút mật, thụ phấn cho hoa, giúp cho quả trái được đâm chồi, không bị tàn phai theo tháng ngày. Cũng như để không phí phạm những công sức mà con người đã bỏ ra, bầy ong giúp cho họ thu nhận được những gì họ đáng có. Đó là những sản phẩm do chính mồ hôi, nước mắt họ bỏ ra, thật không dễ dàng gì để tiếp nhận được nếu như không có bầy ong.
- Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh công lao của bầy ong trong đời sống kinh tế nông nghiệp. Nếu như không có bầy ong, những bông hoa rực rỡ kia sẽ không thụ phấn, sẽ không ra quả và sẽ héo dần, tàn phai theo tháng ngày. Dù chỉ có một việc rất nhỏ nhưng nó lại cần thiết, quan trọng.
Câu 3:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
- Các từ đồng nghĩa với Bác: Người, ông cụ --------> Làm cho câu thơ không bị lặp lại từ ngữ đã lặp ở câu trước, giúp cho sự diễn đạt được trau chuốt hơn.
- Câu thơ trên đã nói lên được sự nhớ nhung của con người Việt Bắc đối với Bác khi Bác sắp phải trở lại thủ đô Hà Nội ( vì lúc bấy giờ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc đã kết thúc thắng lợi), " mình" trong đoạn thơ này là tác giả. Tác giả rất buồn khi phải xa Việt Bắc và bày tỏ niềm xúc động bâng khuâng đó đối với Bác, rằng Việt Bắc rất nhớ Người, nhớ sự giản dị, thanh bạch của Người.
p/s
Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
đó là tình cảm mẹ con thiêng liêng ,người còn cảm nhận được sự vất vả của mẹ mình khi phải làm lụng vất vả để nuôi đưỡng người con khôn lớn . và người con đã ước hóa thành đám mây để che nứng cho mẹ để mẹ không phải làm việc ngoài trời nắng
Tình cảm của người con đối với người mẹ : Hiểu cho nỗi khổ cực ngày đêm làm lụng vất vả nuôi con. Người con trong đoạn thơ muốn mình có thể làm cho mẹ đỡ mệt nhọc thể hiện lòng hiếu thảo đối với người mẹ.
a)Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái quạt điện.
b)Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
c)Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
d)ca ngợi, thích thú, tự hào
e)Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và những hình ảnh, thước phim về biển đảo khiến em càng thêm yêu Tổ quốc và kính yêu những con người đang ngày đêm bám biển, không cho Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, giữ gìn ngư trường truyền thống của cha ông ta. Em rất cảm động và biết ơn các chú cảnh sát biển và bộ đội biên phòng; biết ơn bà con ngư dân ở Trường Sa và Hoàng Sa bởi họ đã dũng cảm làm nhiệm vụ, bất chấp sự nguy hiểm tính mạng. Đó là những con người yêu nước rất đáng được ngợi ca. Em mong các bác, các chú sẽ luôn mạnh khỏe và giữ vững tinh thần.
ý nghĩa là các bn nhỏ rất vui vì dù bom đạn nhưng cả làng vẫn ấm no và vẫn thu hoạch dc 1 mùa bội thu nên các bn thấy rất vui và reo lên hạt vàng là ta vì các bn coi lúa gạo như vàng bạc đó là do bao người đổ mồ hôi làm ra nên ta cần coi trọng lúa gạo
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta. Đây!
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
Hai câu thơ:
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mặt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất” để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác.
ăn quả nhớ kể trồng cây ,uống nước nhớ nguồn chúc bạn hok giỏi