K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2023

Những bài thi/kiểm tra như này hỏi sẽ không được trả lời nha em!

Câu 1: Bài thơ “Mưa” được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1 điểm)Câu 2: Trong các câu thơ in đậm trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1 điểm)Câu 3: Trần Đăng Khoa đã viết những câu thơ thật đặc sắc:“Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường”Em hãy...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ “Mưa” được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1 điểm)

Câu 2: Trong các câu thơ in đậm trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1 điểm)

Câu 3: Trần Đăng Khoa đã viết những câu thơ thật đặc sắc:

“Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường”

Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên trước cơn mưa được thể hiện qua đoạn thơ trên . (2,5 điểm)

Câu 4: Từ hình ảnh người bố đi cày đồng, vất vả đội mưa gió trở về nhà ở phần cuối bài thơ, em hãy trình bày một vài ý ngắn gọn về tình cảm của em với cha mẹ mình (học sinh có thể gạch ý). (0,5 điểm)

1
26 tháng 3 2022

e đưa lun bài thơ lên thì mn ms làm được nha à mà em đang thi.

26 tháng 3 2022

Bài thơ " Mưa" của ngòi bút Trần Đăng Khoa đã đi qua và để lại những hình ảnh sinh động đi kèm với các biện pháp tu từ đặc sắc như trong hình ảnh"Ông ...trận". Trong hình ảnh này tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa: 'Ông' , 'mặc áo giáp đen',' ra trận' .Trần Đăng Khoa đã diễn tả cơn mưa một cách rất độc đáo. Trời âm u,sắp mưa , nhà thơ đã nói' ông trời mặc áo giáp đen ra trận'.Ông đã dùng những từ ngữ để chỉ con người để chỉ trời khiến mỗi một người đọc,người nghe đã đọc qua bài thơ này của ông thì không thể không ngợi ca. Trần Đăng Khoa quả là một ngòi bút tài năng của nước ta.

26 tháng 3 2022

Bài thơ " Mưa" của ngòi bút Trần Đăng Khoa đã đi qua và để lại những hình ảnh sinh động đi kèm với các biện pháp tu từ đặc sắc như trong hình ảnh"Ông ...trận". Trong hình ảnh này tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa: 'Ông' , 'mặc áo giáp đen',' ra trận' .Trần Đăng Khoa đã diễn tả cơn mưa một cách rất độc đáo. Trời âm u,sắp mưa , nhà thơ đã nói' ông trời mặc áo giáp đen ra trận'.Ông đã dùng những từ ngữ để chỉ con người để chỉ trời khiến mỗi một người đọc,người nghe đã đọc qua bài thơ này của ông thì không thể không ngợi ca. Trần Đăng Khoa quả là một ngòi bút tài năng của nước ta.

3 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh, ẩn dụ. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. 

 

30 tháng 5 2022

Bài 8: 

-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này là so sánh. Qua đó, giúp em cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của người mẹ dành cho con mình và tình thương yêu của người con dành cho mẹ.

Câu 9: (Tham khảo)

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một người sẵn sàng hi sinh vì mình, chịu mọi cực khổ vì mình, hạnh phúc khi nhìn thấy mình khôn lớn, trưởng thành. Vâng, người đó không ai khác đó chính là mẹ.

Nhưng đối với con, mẹ chỉ là trong tâm trí theo đúng nghĩa của nó. Lên 4 tuổi, cái tuổi đang rất cần tình yêu thương, sự vỗ về của đôi bàn tay mẹ, nhưng con lại không có được hạnh phúc giản đơn ấy như bao đứa trẻ khác. Chẳng hiểu lí do gì mà bố mẹ lại chia tay khi con mới 4 tuổi. Hai anh em con là nạn nhân của sự tan vỡ ấy. Con được nghe ông bà kể lại, sau cuộc ly hôn anh em con có một thời gian ở cùng với mẹ nhưng sau đó mẹ đã gửi hai anh em cho ông bà ngoại để đi làm ăn. Thế rồi, mẹ đi mãi, đến tận bây giờ con sắp học hết cấp Tiểu học mà cũng vẫn chưa được một lần gặp lại mẹ, cũng không ai nói cho con biết mẹ đang ở đâu.

Mẹ trong tâm trí con là một người phụ nữ gầy, mảnh mai. Nước da mẹ trắng hồng. Khuôn mặt trái xoan của mẹ được tôn thêm vẻ đẹp thanh tú bởi chiếc mũi dọc dừa. Với gò má luôn ửng hồng và bờ môi trái tim căng mọng càng tăng thêm vẻ đẹp đằm thắm của mẹ. Hàng ngày, mẹ dậy từ rất sớm để nấu bữa sáng cho anh em con rồi chở hai anh em đi học. Cuối mỗi buổi chiều, mẹ đợi đón con ở cổng trường. Con sà vào lòng mẹ, nũng nịu, tíu tít kể cho mẹ nghe mọi chuyện về bạn bè, thầy cô sau một ngày xa mẹ. Mẹ trong tâm trí con là một người phụ nữ dịu hiền, luôn quan tâm đến hàng xóm, láng giềng và bà con khu phố. Tuần trước, nhà bác A bên cạnh có đám cưới, mẹ đã nhiệt tình giúp bác mọi công việc. Hôm qua bà cụ B gần nhà ốm, mẹ đã sang động viên, thăm hỏi. Và hôm nay nữa, mẹ đã đón bé Linh giúp cô C nhà bên cạnh. Mẹ trong tâm trí con là một công nhân luôn hòa đồng, cởi mở, sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp. Có lần, mẹ làm hết ca nhưng mẹ ở lại công ty làm tiếp ca sau giúp cô D vì cô bị ốm. Đồng nghiệp của mẹ ai cũng yêu quý mẹ. Mẹ trong tâm trí con là người mẹ luôn quan tâm đến việc học tập của hai anh em con. Mặc dù bận mọi công việc nhưng mỗi tối, mẹ đều giúp hai anh em giải những bài toán khó. Gợi ý cho con những câu văn hay. Mẹ trong tâm trí con là… Vâng! tất cả những điều đó đều rất bình thường đối với các bạn trong lớp con. Nhưng đối với con lại chỉ là: “Mẹ trong tâm trí con”.

Con mong ước lắm tất cả những điều giản đơn ấy là hiện thực chứ không phải là trong tâm trí con. Mẹ ơi! Mẹ có biết không? Vừa qua, con viết bài văn tả về mẹ và được cô giáo khen là có cảm xúc nhất. Đó chỉ là trong tưởng tưởng thôi, giá như hàng ngày được ngắm mẹ thì có lẽ bài văn của con sẽ hay hơn rất nhiều. Mẹ ơi! Ngày Tết Nguyên đán đang đến gần, con ước lắm một mái ấm sum họp. Mong lắm bàn tay ấm áp của mẹ nắm lấy tay con, dắt con đi dạo phố, đi chúc Tết. Con không cần một bộ quần áo đẹp, một đôi dép sành điệu như các bạn để diện trong ngày Tết đâu. Con chỉ cần gục vào lòng mẹ, nũng nịu thật nhiều, ước được nghe lời dạy bảo của mẹ. Chỉ ước được ăn những món ngon do chính tay mẹ nấu. Chỉ ước người mẹ trong bài văn miêu tả của con là có thật. Mẹ ơi!!!

Con yêu mẹ!

29 tháng 7 2018

Sinh ra và lớn lên tại một làng quê thuộc huyện Nam Sách, năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Nhiều bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời được tác giả viết khi còn học tiểu học. Bài thơ Mưa được chàng thi sĩ tí hon này viết năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Từ lúc sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mưa, từ cây cỏ đến những con vật như chó, gà con, lũ kiến,... đều được cảm nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh.

Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.

Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được, nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi... được chú bé nói tới, nhắc tới. Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn  Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai  nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người hiền đang đu đưa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa. Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động... được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời... Sấm như một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.

Cảnh trời mưa được diễn tả bằng 14 câu thơ. Mưa rơi trong tiếng gió ù ù như xay lúa. Giọt mưa lộp bộp  Lộp bộp rơi! Trong màn mưa, đất trời trở nên mù trắng nước. Và mưa chéo mặt sân  sủi bọt. Bé Khoa đã dàn dựng một hoạt cảnh mưa có cóc, chó và cây lá thật hóm hỉnh:

Cóc nhảy lồm chồm

 Chó sủa

Cây lá hả hê.

Mưa làm mát dịu trời đất mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. Cây lá hả hê vui sướng đón cơn mưa nhân hoá thoát sáo và rất gợi cảm. Ở đây mưa là nguồn gốc sự sống, mưa là niềm vui đợi chờ.

Cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xưa nay:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Mọi thứ của vũ trụ như sấm chớp, mưa đều đội trên đầu bố em. Chữ đội được điệp lại 3 lần, không chỉ cực tả sự vất vả dãi nắng dầm mưa của bố em, của người dân cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sau vần thơ là lòng biết ơn, kính yêu của Khoa.

Mưa là một bài thơ hay. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê được cảm nhận và miêu tả tinh tế. Các câu thơ ngắn 1, 2, 3... chữ đan cài vào nhau, kết hợp với vần chân đã tạo nên nhạc điệu thơ, gợi tả tiếng mưa rơi, nghe rất vui. Phép nhân hoá và nghệ thuật sử dụng các từ láy (rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê) đã tạo nên những vần thơ, những hình ảnh hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thi vị. Mưa là một bài thơ đặc sắc của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.

29 tháng 7 2018

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau:

"Ông trời

Mặc áo giáp đen 

Ra trận

Muôn nghìn cây mía 

Múa gươm

kiến 

Hành quân

Đầy đường"

               Bài làm :

Ông trời 

Mặc áo giáp đen

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

 

Múa gươm

Kiến

 

Hành quân đầy đường

 

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

 

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

 

Múa gươm

Kiến

 

Hành quân đầy đường

 

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.