K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 2 :

a)

1. Khẳng định nhận định trên là đúng.
2. Pt, cm:
Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quả trình phát triển rất lôgic mang giá trị nhân văn
Ngay từ tên đoạn trích là "Tức nước vỡ bờ" đã cho ta thấy tính đúng đắn của nhận định trên. Việc cãi lí mà không có kết quả, thậm chí tên cai lệ còn thêm hành hạ anh Dậu khiến chị Dậu "tức không chịu được". Ngô Tất Tố dường như đã đặt cả tình cảm của mình vào diễn biến tâm trạng của Chị Dâu, ông đã để chị mềm mỏng với bọn cai lệ mong chồng khỏi bị đòn; để chị uất ức đánh nhau với chúng khi chúng nhất nhất đòi trói chồng [phân tích] ... Đó là một quá trình phát triển rất hợp lí, đúng với logic "Có áp bức thì có đấu tranh", mang đầy tính nhân đạo.
Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất logic có sức tố cáo cao. Không chỉ thế, "Tức nước vỡ bờ" còn có giá trị tố cáo cao. Tố cáo bọn lính lệ vô nhân tính, bọn cường hào áp bức những kẻ cùng đinh như anh chị Dậu, mà rộng hơn là tố cáo cái xã hội điêu tàn, nơi những người nông dân phải sống cực khổ vì sưu thuế, vì đói nghèo. Sưu đánh vào cả người sống và người chết... [Phân tích]
3. Khẳng định lại lần nữa tính đúng của nhận định.

Câu 1 :

b) Các chi tiết trong truyện có sử dụng nghệ thuật so sánh và đối chiếu là :

- Về nghệ thuật so sánh:

+ Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Câu: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

+ Câu: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

* Tác dụng của các biện pháp so sánh trên: để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của cậu bé, thể hiện được những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Làm cho văn bản mang theo một nét thú vị, bâng khuâng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng, cảm súc và ý nghĩa của nhân vật ''tôi'' trong bài.

-Về nghệ thuật đối chiếu:

+ '' Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.''

+ '' Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trg những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra đứng lo sợ vẩn vơ.''

+ '' Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thày trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước của lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng thấy làm lạ.

Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bn ở đồng làng Lê Xá, tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết.''

* Tác dụng của nghệ thuật đối chiếu: Làm bộc lộ lên những cảm nhận và tâm trạng lạ lẫm, sự thay đổi của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học. Làm sáng tỏ được những nét khác nhau. Giúp người đọc có cảm nhận sâu hơn về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

=> Hai nghệ thuật đối chiếu và so sánh cũng cho thấy, tác giả là một nhà văn tài gỏi, biết sử dụng những câu từ, đoàn văn tinh tế, mạch lạc, cuốn hút người đọc người nghe. Là một nhà văn rất yêu quý kỉ niệm về tuổi học trò của mình.

11 tháng 8 2019

Câu 1:

  • Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
  • Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Câu 2:

Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích “ Mẹ Suốt” phát huy tác dụng nhằm khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Xin lỗi b, phần sau mk k biết nên mk chỉ giúp b đc đến đây thôi

11 tháng 8 2019

Tham khảo:

Câu 1:

Truyện ngắn Tôi đi học được kể theo ngôi thứ nhất

Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là ngư­ời kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 10 2018

Từ hình thức đấu trí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên cai lệ là quá trình phát triển logic. Ý kiến trên khá hợp lí vì: ban đầu chị Dậu mới chỉ van lơn và dùng những lời lẽ hết sức nhún nhường để cầu xin được khất sưu cho mấy hôm. Nhưng khi thấy chúng vẫn không hề quan tâm đến lời chị mà vẫn sấn tới trực bắt trói anh Dậu trong hoàn cảnh đau ốm thì chị liền kháng cự bằng những lời lẽ ngang hàng: chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ. Rồi cuối cùng là: "Mày đánh chồng đi bà cho chúng mày xem!" và dùng những hành động mạnh mẽ. Sức của anh chàng con mọn không lại được sức mạnh của chị nông dân lực điền nên chị đã đẩy mấy tên cai lệ ngã chỏng. Lời lẽ và hành động của chị Dậu có quá trình phát triển lo-gic từ tự phát sang tự giác, là minh chứng cho "con giun xéo lắm cũng quằn". Đây là biểu hiện logic và tất yếu, làm tiền đề để tiến tới, những người nông dân đứng vào hàng ngũ và chiến đấu chống thực dân Pháp.

11 tháng 11 2016

giúp mk vs mk cần gấp lắm

11 tháng 11 2016

* Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” .
-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.
* Thân bài:
+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.
+ Đấu lực: Hình thức hành động.
=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người
1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng
2. Hoàn cảnh của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá
3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng
+ Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.
+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.
-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu.
=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”
4. Ý nghĩa:
* Giá trị hiện thực:
- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.
* Giá trị nhân đạo:
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.
* Giá trị tố cáo:
- Thực trạng cuộc sống của người nông dân Việt

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

Mong nó giúp ích :

-Trong văn tự sự, các sự việc có thể được kể theo thứ tự trước- sau một cách tự nhiên. Nhưng để tạo bất ngờ, gây hứng thú, thể hiện tình cảm nhân vật,...người ta có thể linh hoạt thay đổi thứ tự kể bằng cách kể đảo ngược, kết quả kể trước, diễn biến kể sau hoặc kể bổ sung các sự việc theo dòng hồi nhớ của nhân vật.

- Trong văn tự sự, ngôi kể cũng có một vai trò rất quan trọng. Có khi người kể giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên của chúng, kể theo ngôi thứ ba; khi đó, người kể có thể linh hoạt, tự do những gì xảy ra với nhân vật. Có khi người kể tự xưng là ''tôi'' để kể theo ngôi thứ nhất. Khi đó, người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy hoặc những điều mà chính mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, suy nghĩ của mình

8 tháng 12 2018

[góp ý] sao đề lại ghi là ngôn ngữ độc hại vậy? :v

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một...
Đọc tiếp

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?''

a) Phân tích trên là lời nói hay suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện:'' Lão Hạc'' ( Nam Cao )? Chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm ?

b) Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong tên văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Theo em, vì sao người hút thuốc lá biết thuốc lá có hại mà vẫn sử dụng ? Hãy dùng một câu ngắn gọn để tự nhắc  nhở mình về việc hút thuốc lá

0

Hiểu bài