Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tính mật độ dân số:
Châu lục | Mật độ dân số (người/km2) |
Châu Phi | 29,9 |
Châu Mĩ | 21,1 |
Châu Á (trừ LB Nga) | 123,3 |
Châu Âu (kể cả LB Nga) | 31,7 |
Châu Đại Dương | 3,9 |
Toàn thế giới | 47,8 |
- Vẽ biểu đồ:
Nhận xét: Châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới; Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
a) mật độ dân số thế giới và các châu lục
Châu lục |
Mật độ dân số (người/ km2) |
Châu Phi |
29,9 |
Châu Mĩ |
21,1 |
Châu Á (trừ LB Nga) |
123,3 |
Châu Âu (kể cả LB Nga) |
31,7 |
Châu Đại Dương |
3,9 |
Toàn thế giới |
47,8 |
b) vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ MẬT ĐỘ DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005
Nhận xét: Châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới; Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
-Quần cư nông thôn:
+ Xuất hiện sớm, phân tán trong không gian, gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp.
+ Nông nghiệp là hoạt động chính của quần CƯ nông thôn, ngoài ra còn có thêm chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp), thủ công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thể thao,...
- Quần cư thành thị: gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ), quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:
Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.
Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.
Kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.
Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.
+ Di cư.
Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.
1 số nước có MĐ DS >200 người/1 km2: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Đức, Anh, Hà Lan, Ni-giê-ri-a,...
1 số nước có MĐ DS < 10 người/1km2: Mông Cổ, Úc, Li-bi, Ca-na-da,...
Các nhân tố hình thành đất
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...
3. Địa hình
- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
- Ví dụ:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
Tham khảo:
* Dân số phân bố không đều theo không gian:
- Khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất là Tây Âu (169 người/km2), Ca-ri-bê (166 người/km2), tiếp đến là Trung Á – Nam Á (143 người/km2), Đông Á (131 người/km2), Đông Nam Á (124 người/km2), Nam Âu ( 115 người/km2), Bắc Âu ( 55 người /km2).
- Khu vực có dân cư tập trung khá đông đúc là Đông Âu (93 người/km2), Trung Mĩ (60 người/km2).
- Các khu vực dân cư thưa thớt (mật độ dân số thấp hơn mức trung bình thế giới) là: Bắc Mĩ (17 người/km2), khu vực Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi (mật độ dân số từ 17 – 45 người/km2) và ở châu Đại Dương (4 người/km2), Nam Mĩ là 21 người/km2).
* Phân bố dân cư theo thời gian ở các châu lục có sự thay đổi.
- Sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì: Giảm tỉ trọng dân cư Châu Á và châu Âu. Tăng tỉ trọng dân cư châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.- Nhân tố tự nhiên: Địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi, nguồn nước, khoáng sản...
- Nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư...
refer
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư
* Xử lí số liệu:
Bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển, năm 2020 (%)
* Vẽ biểu đồ
Biểu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển, năm 2020 (%)
* Nhận xét và giải thích
=> Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2020 có sự khác nhau:
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 15 – 64 tuổi ở cả 2 nhóm nước tương đối gần như nhau: ở nhóm nước phát triển là 64,3% và nhóm nước đang phát triển là 65,4%, chỉ chênh nhau 1,1%.
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi ở nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển, cao hơn 10,8%.
- Tỉ trọng nhóm tuổi trên 65 tuổi ở nhóm nước đang phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển, thấp hơn 11,9%.
=> Giải thích:
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi ở nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển do nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh cao.
- Tỉ trọng nhóm tuổi trên 65 tuổi ở nhóm nước đang phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển do nhóm nước phát triển có nền kinh tế phát triển, chế độ chăm sóc người cao tuổi tốt, tuổi thọ trung bình cao.
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
+ Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngấn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.
+ Về thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn, từ 300 năm đến 123 năm và 47 năm.
- Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.
Câu 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
2. Frông
Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)
4. Dòng biển
Tại vùng ven biển
- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).
- Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Câu 2: Hậu quả của việc gia tăng dân số:
Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...
- Xã hội: gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...
- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm suy thoái (đất, nước, không khí).
Liên hệ với Việt Nam: thất nghiệp nặng nề, quá tải trường học, bệnh viện, sông ngòi ô nhiễm...