Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bazơ: NaOH, Ca(OH)2
- Axit: HCl, H2SO3
- Oxit bazơ: CaO, Na2O
- Oxit axit: SO2, P2O5
- Muối: Không có.
Oxit axit: \(SO_2;P_2O_5\)
Oxit bazo: \(CaO;Na_2O\)
Bazo: \(NaOH;Ca\left(OH\right)_2\)
Axit: \(HCl;H_2SO_3\)
C1: Một số oxit bazo td H2O ra bazo tương ứng( Li, K, Ba, Ca, Na)
\(Na + H_2O \rightarrow NaOH + \dfrac{1}{2} H_2\)
Tác dụng dd axit tạo ra muối + H2O
\(MgO + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2O\)
Tác dụng với oxit axit tạo ra muối
\(CaO + CO_2 \rightarrow CaCO_3\)( có to)
C2)
Hầu hết oxit axit tác dụng với nước tạo ra axit( trừ SiO2)
\(SO_3 + H_2O \rightarrow H_2SO_4\)
Tác dụng với bazo ( dư) tạo ra muối và nước
\(2NaOH + CO_2 \rightarrow Na_2CO_3 + H_2O\)
Tác dụng với 1 số oxit bazo tạo muối
\(CaO + CO_2 \rightarrow^{t^o} CaCO_3\)
C3)
Làm đổi màu chất chỉ thị ( làm quỳ tím chuyển đỏ)
Tác dụng kim loại ( trước H) tạo ra muối và khí H2
\(Mg + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2\)
Tác dụng với oxit bazo tạo ra muối và nước
\(MgO + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2O\)
Tác dụng với bazo tạo ra muối và nước
\(Mg(OH)_2 + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + 2H_2O\)
Tác dụng muối tạo muối mới cộng axit mới( điều kiện: 2 chất pư phải tan, sản phẩm ít nhất 1 chất rắn, nếu muối tham gia là chất rắn của gốc axit yếu là các gốc SO3, CO3 và S tan trong axit mạnh là axit có gốc SO4, Cl, NO3, sản phẩm có khí khác H2 hoặc rắn) rắn là muối không tan trong nước nhé
\(Na_2CO_3 + 2HCl \rightarrow 2NaCl + CO_2 + H_2O\)
\(BaCl_2 + H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4 + 2HCl\)
C4)
PTN: Cho kim loại tác dụng H2SO4 đặc, nóng
\(Mg + 2H_2SO_4 đặc, nóng \rightarrow MgSO_4 + SO_2 + 2H_2O\)
Công nghiệp:
Đốt cháy quặng firit sắt (\(FeS_2\))
\(2FeS_2 + \dfrac{11}{2}O_2 \rightarrow^{t^o} Fe_2O_3 + 4SO_2\)
Tham khảo nhé :
Tính chất hoá học của Oxit (Oxit bazo, Oxit axit)
1. Tính chất hoá học của Oxit bazơ
a) Oxit bazo tác dụng với nước
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2
• Oxit bazơ + H2O → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
b) Oxit bazo tác dụng với axit
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
• Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit
- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
• Oxit bazơ + Oxit axit → muối
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3↓
BaO + CO2 → BaCO3↓
* Lưu ý: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit
2. Tính chất hoá học của Oxit axit
- Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.
Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)
a) Oxit axit tác dụng với nước
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, N2O5, CO2, CrO3,.. tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7,...
• Oxit axit + H2O → Axit
Ví dụ:
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
CO2 + H2O → H2CO3
CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
* Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
b) Oxit axit tác dụng với bazơ
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O
SO3 + NaOH → NaHSO4 (muối axit)
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (muối trung hòa)
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ
- Oxit axit tác dụng với một số Oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tạo thành muối.
Ví dụ:
Na2O + SO2 → Na2SO3
CO2 (k) + CaO → CaCO3
Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
Điều chế so2
Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
Câu 1:Cho các bazơ NaOH; KOH; Ba(OH)2; Al(OH)3. Bazơ không tan trong nước là NaOH. B. KOH. C. Ba(OH)2 . D. Al(OH)3
Câu 2: Cho các chất NaOH; Fe(OH)3; SO2; K2O. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học là
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 100 kg CaCO3, thu được 44 kg CO2 và
A. 56 kg Ca. B. 56 kg CaO. C. 65 kg Ca. D. 65 kg CaO.
\(CaCO_3\xrightarrow[]{t^0}CaO+CO_2\\ BTKL:m_{CaCO_3}=m_{CaO}+m_{CO_2}\\ \Rightarrow m_{CaO}=m_{CaCO_3}-m_{CO_2}=100-44=56kg\)
Câu 4: Magie đihiđrophotphat là tên gọi của
A. MgH2SO4 . B. Mg(H2PO4)2. C. Mg(HPO4)2. D. Mg(HSO4)2
Câu 5:Cho các oxit CO2; CO; SO2; N2O5. Oxit không tác dụng với dung dịch KOH là A. CO2 . B. CO. C. SO2. D. N2O5.
Câu 6: Nhôm oxit tác dụng được cặp chất nào sau đây?
A. HCl, KOH. B. HCl, NaOH. C. HCl, H2SO4 . D. HNO3, Ca(OH)2.
Đề sai nhé
Câu 7: Cho các dung dịch Ba(OH)2; NaOH; HCl; H2SO4; K2SO4. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch?
A. 5 B. 2 C. 3 D.1
\(Ba\left(OH\right)_2\) | \(NaOH\) | \(HCl\) | \(H_2SO_4\) | \(K_2SO_4\) | |
Quỳ tím | Xanh | Xanh | Đỏ | Đỏ | _ |
\(K_2SO_4\) | ↓Trắng | _ | _ | _ | |
\(Ba\left(OH\right)_2\) | _ | _ | ↓Trắng |
\(K_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4+2KOH\\ Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
Câu 8: Những oxit tác dụng được với dung dịch H2SO4 là:
A. Fe2O3, SO2 . B. SO2, CO2 . C. Fe2O3, MgO. D. CuO, CO2 .
Câu 9: Có phương trình hóa học sau: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 . Nếu có 5,6 gam sắt tham gia phản ứng, thì khối lượng của axit sunfuric cần dùng là
A. 35,6 g. B. 7,8 g. C. 24,5 g. D. 9,8 g. .
\(n_{Fe}=\dfrac{5,6}{56}=0,1mol\\ n_{Fe}=n_{H_2SO_4}=0,1mol\\ m_{H_2SO_4}=0,1.98=9,8g\)
Câu 11: Sục khí SO2 vào một cốc nước cất, sau đó nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím
A. chuyển sang màu xanh. B. mất màu. C. không đổi màu. D. chuyển sang màu đỏ.
\(SO_2+H_2O⇌H_2SO_3\left(axit\right)\)
Câu 12: Cho một mẩu CaO vào một ống nghiệm đựng nước cất, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch thu được, dung dịch chuyển sang màu gì ?
A. Chuyển sang màu xanh. B. Chuyển sang màu đỏ. C. Không đổi màu. D. Mất màu.
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\left(bazơ\right)\)
Câu 13:Cho các bazơ NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Ba(OH)2. Số bazơ tác dụng với dung dịch HCl là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14: Để phân biệt hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. NaNO3. D. HCl.
Câu 15:Khí có khả năng làm đục nước vôi trong là
A. CO2. B. O2 . C. N2 . D. Cl2.
Câu 16: Những oxit tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. Fe2O3, SO2 . B. SO2, CO2 . C. Fe2O3, MgO. D. CuO, CO2 .
Câu 17: Biết rằng 1,12 lít khí cacbonddioxxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Vậy nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là:
A. 2M B. 3M C. 4M D. 1M
\(n_{CO_2}=\dfrac{1,12}{22,4}=0,05mol\\ 2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\\ n_{NaOH}=0,05.2=0,1mol\\ C_{M_{NaOH}}=\dfrac{0,1}{0,1}=1M\)
Câu 18: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là
A. Cu(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.
B. Fe(OH)3, KOH, Mg(OH)2.
C. Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2
D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2.
Câu 19: Chất tác dụng với H2O tạo ra dung dịch bazơ là
A. MgO. B. Na2O. C. SO2. D. Fe2O3.
Câu 20: Màng trắng trên bề mặt dung dịch nước vôi trong là sản phẩm của phản ứng giữa cặp chất nào sau đây?
A. CO2 và H2O B. CaO và H2O C. CO2 và Ca(OH)2 D. CaO và CO2
Câu 21: Khí nào được tạo thành khi cho axit sunfuric tác dụng với kẽm?
A. H2 . B. CO2 . C.Cl2 . D. SO2 .
Câu 22: Nguyên liệu để sản xuất NaOH trong công nghiệp là
A. Na B. Na2O C. NaCl D. Na2CO3
Câu 23. Khí nào được tạo thành khi cho axit clohidric tác dụng với sắt?
A. H2 . B. CO2 . C.Cl2 . D. SO2 .
Câu 24. Để phân biệt hai dung dịch K2SO4 và K2CO3 người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Ba(NO3)2. B. BaCl2. C. KNO3. D. HCl.
Câu 25. Chất tác dụng với H2O tạo ra dung dịch bazơ (kiềm) là
A. ZnO. B. BaO. C. PbO. D. Al2O3.
CaO mang tính chất oxit base (tác dụng oxit axit, tác dụng dung dịch axit, tác dụng với nước tạo dung dịch base)
Còn SO2 mang tính chất oxit axit (tác dụng oxit base, tác dụng với dung dịch base, tác dụng với nước tạo dung dịch axit kém bền)
Câu 1:
Làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch Bazo làm quỳ tím đổi thành màu xanh
Tác dụng với Axit: -> Tạo ra muối + nước
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2H_2O\)
Tác dụng với Oxit Axit: Tạo nước muối + nước
\(2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
Tác dụng với muối: -> Muối mới + Bazo mới
\(2NaOH+FeCl_2\rightarrow2NaCl+Fe\left(OH\right)_2\)
Bazo không tan bị nhiệt phân huỷ thành Oxit và nước
\(Cu\left(OH\right)_2\rightarrow^{t^o}CuO+H_2O\)
Câu 2:
Các chất Oxit Bazo là \(CaO;Na_2O\)
Các chất Oxit Axit là \(SO_2;P_2O_5\)
Các chất Bazo là \(NaOH;Ca(OH)_2\)
Các chất Axit là \(HCl;H_2S\)
Các chất muối là (không có)