K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (10 điểm):

Bài 1: Hãy xác định so sánh đồng loại, so sánh khác loại trong các ví dụ sau đây:

a.      Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh (Đồng Xuân Lan)  

b.      Tuổi trẻ như làn mây

Bồng bềnh trong trí nhớ. (Trịnh Hoài Giang)           

c.      Thời gian như cỏ vượt lên

Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua. (Thanh Thảo) 

d.      Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn, lọc trăm dòng máu nhỏ. (Tố Hữu)

Bài 2: Chỉ rõ cấu tạo của các phép so sánh có trong những khổ thơ dưới dây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng của những phép so sánh đó.

a.      Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

           Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh… (Trần Đăng Khoa)

b.      Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An)

Bài 3: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt?

                        Mẹ già như chuối và hương

            Như xôi nếp một, như đường mía lau. (Ca dao)

Bài 4: a. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong thành ngữ và nhận xét về cấu tạo của những phép so sánh ấy.

            b. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong ca dao và thơ trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh. Việc lược bớt từ ngữ chỉ phương diện so sánh ấy có tác dụng gì?

Bài 5: Dựa vào những quan sát và cảm nhận của riêng mình về Hà Nội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) miêu tả vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của mảnh đất Hà thành theo chủ đề: “Ô cửa tháng ba”. Trong đoạn có sử dụng hợp lý phép tu từ so sánh (gạch chân dưới phép tu từ so sánh).

Bài 6: Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về các y sĩ, bác sĩ – những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch SARS-CoV-2 hiện nay. Trong đoạn có sử dụng hợp lý 2 kiểu so sánh đã học (gạch chân, chú thích).Câu 1 (10 điểm):

Bài 1: Hãy xác định so sánh đồng loại, so sánh khác loại trong các ví dụ sau đây:

a.      Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh (Đồng Xuân Lan)  

b.      Tuổi trẻ như làn mây

Bồng bềnh trong trí nhớ. (Trịnh Hoài Giang)           

c.      Thời gian như cỏ vượt lên

Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua. (Thanh Thảo) 

d.      Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn, lọc trăm dòng máu nhỏ. (Tố Hữu)

Bài 2: Chỉ rõ cấu tạo của các phép so sánh có trong những khổ thơ dưới dây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng của những phép so sánh đó.

a.      Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

           Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh… (Trần Đăng Khoa)

b.      Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An)

Bài 3: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt?

                        Mẹ già như chuối và hương

            Như xôi nếp một, như đường mía lau. (Ca dao)

Bài 4: a. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong thành ngữ và nhận xét về cấu tạo của những phép so sánh ấy.

            b. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong ca dao và thơ trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh. Việc lược bớt từ ngữ chỉ phương diện so sánh ấy có tác dụng gì?

Bài 5: Dựa vào những quan sát và cảm nhận của riêng mình về Hà Nội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) miêu tả vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của mảnh đất Hà thành theo chủ đề: “Ô cửa tháng ba”. Trong đoạn có sử dụng hợp lý phép tu từ so sánh (gạch chân dưới phép tu từ so sánh).

Bài 6: Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về các y sĩ, bác sĩ – những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch SARS-CoV-2 hiện nay. Trong đoạn có sử dụng hợp lý 2 kiểu so sánh đã học (gạch chân, chú thích).

1
6 tháng 4 2020

Bài 1)

a.So sánh khác loại :vật vs người

b.Khác loại:trừu tượng vs cụ thể

c.Khác loại:trừu tượng vs cụ thể

d.Cùng lại: người vs người

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏiCÂY DỪA    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng   Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.    Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,    Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi

CÂY DỪA
    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
   Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
    Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
    Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
    Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
    Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)


1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.

* Gợi ý:

- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?

- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.

* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.

4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:
                  Đứng canh trời đất bao la,
           Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...

1
17 tháng 8 2020

1. Miêu tả ; biểu cảm.

2.

-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

3.

+)Biện pháp nghệ thuật :

*Nhân hóa:

-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.

-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.

*So sánh:

 - Quả dừa - đàn lợn con

TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.

-Tàu dừa - chiếc lược 

TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.

4 .

Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?

27 tháng 3 2020
từ đc so sánhtừ dùng để so sánhtừ so sánh
Quê hươngchùm khế ngọt
Quê hươngđường đi học
Trong veonhưnước mắt
Qủa dừa-đàn lợn con nằm trên cao
Tàu dừa -chiếc lược chải vào chân mây
Anh emnhưthể chân tay
Mắt hiền sángtựa vì sao
   
   
26 tháng 4 2020

Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh (so sánh ngang bằng: "Như" ; so sánh không ngang bằng: "hơn" ). Sử dụng từ láy "lồng lộng".
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ :
+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh "như" và " hơn ", từ láy " lồng lộng " cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên ''như trong giấc mộng'' . Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác - vị lãnh tụ vĩ đại qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại (cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.

-Cac kieu so sanh duoc su dung co o trong kho tho tren la:1.So sanh ngang bang:"Anh doi vien mo mang-Nhu nam trong giac mong.

2.So sanh khong ngang bang:Bong Bac cao long long-Am hon ngon lua hong.

*Goi hinh anh Bac:cao lon nhu bao trum khong gian va thoi gian,hinh anh lon lao va vi dai.

*Tinh cam Bac am ap hon ngon lua ma Bac dang dot.

-Cho chung ta thay su kinh yeu,nguong mo cua anh doi vien danh cho Bac.

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1
2 tháng 4 2020

1.  

a,+ núi cao bởi có đất bồi 

núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu

   + trâu ơi ta bảo trâu này

trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

   + muôn dòng sông đổ biển sâu

biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn

   + núi cao chi lắm núi ơi 

núi che mặt trời chẳng thấy người thương

   + sáng đi bóng hãy còn dài

trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1

1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

3. Núi cao bởi có đất bồi, 

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?

4. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.

5.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt...

2 tháng 4 2020

Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh (so sánh ngang bằng: "Như"; so sánh không ngang bằng: "hơn"). Sử dụng từ láy "lồng lộng".
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ:
+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.

chúc bạn học tốt