Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng, em rút ra dc bài học là phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình, không nên kiêu ngạo.
Qua câu chuyện thầy bói xem voi, em rút ra dc bài học là phải nhìn mọi chuyện một cách toàn diện, không nên chưa hiểu chuyện mà đã nói linh tinh.
VD: mình ko biết
khó mới phải đăng lên ,mà mày nói cái câu " Bảo dỗi rồi " làm tao sởn cả da gà Cô bé bánh bèo
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị Tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.
Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.
câu 1:Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.( tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng. Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).
Câu 2:Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.
Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.