Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo dàn ý nhé:
I. Mở bài
- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- Nêu khái quát về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện: Đây là hai bi kịch nổi bật trong truyện và có ý nghĩa biểu hiện lớn.
II. Thân bài
1. Bi kịch mất nước
- Quá trình xảy ra bi kịch:
+ Ban đầu, An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây thành, chế nỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
+ Sau đó, ngủ quên trong chiến thắng, An Dương Vương đã mắc phải một loạt sai lầm:
* Nhận lời cầu hòa của giặc mà không mảy may nghi ngờ
* Chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội để giặc ươm mần tai họa.
* Để con gái tự ý dẫn con trai kẻ thù thăm thú thành, lộ báu vật quốc gia.
* Cậy vào thành cao, hào sâu, không xây dựng lực lượng, đến khi địch tấn công vẫn ung dung đánh cờ.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước
+ Lơ là, mất cảnh giác, không đề phòng trước những âm mưu gian hiểm của địch
+ Chủ quan có thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên không không dựng lực lượng
+ Không nắm được hết nội bộ của mình, không hiểu hết tính cách con gái, nhẹ dạ cả tin.- Bài học về bi kịch mất nước
+ Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình, quốc gia, dân tộc
+ Luôn củng cố sức mạnh quân sự, không ỷ thế vào tiềm lực sẵn có mà chủ quan, lơ là.
- Thái độ của nhân dân trước bi kịch mất nước
+ Luôn tin tưởng vào bản chất ái quốc của vị vua thực tài có công lao to lớn với đất nước. Dù đã mắc những sai lầm to lớn cuối cùng đã sửa sai bằng cách chém chết Mị Châu sau khi nghe lời kết tội của Rùa Vàng, hành động vì lẽ phải, vì dân tộc
+ Cái nhìn bao dung và biết ơn của nhân dân: Bất tử hóa cái chết của An Dương Vương
2. Bi kịch tình yêu.
- Quá trình diễn ra bi kịch:
* Mị Châu:
+ Mị Châu vốn là một nàng công chúa hồn nhiên, trong sáng, hết mình vì tình yêu đến mức mù quáng.
+ Không đề phòng Trọng Thủy, nàng đã hồn nhiên tiết lộ những bí mật quốc gia, để kẻ thù đánh cắp nỏ thần, rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo.
+ Cuối cùng, phát hiện bị lừa dối, phản bội nàng đau đớn, xót xa ân hận vô cùng
* Trọng Thủy:
+ Trọng Thủy cũng yêu Mị Châu nhưng lại nuôi tham vọng lớn là vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được hạnh phúc bên người đẹp.
+ Trọng Thủy phải gánh trọng trách chữ hiếu, chữ trung với phụ vương, với quốc gia, nên đã lựa chọn hi sinh chữ tình.
+ Cuối cùng trước cái chết của Mị Châu đã vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận
→ Cả Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con người chịu đau đớn trong mối tình này.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:
+ Do lơ là, mất cảnh giác chủ quan, khinh địch của An Dương Vương
+ Bởi sự mù quáng, nhẹ dạ cả tin của Mị Châu
+ Do tham vọng to lớn đến thâm hiểm của cha con Triệu Đà.
- Bài học, ý nghĩa rút ra sau bi kịch
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
+ Không yêu một cách mù quáng
+ Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.
- Thái độ của nhân dân trước bi kịch tình yêu
Bao dung, đồng cảm, xót thương: Chi tiết ngọc trai-giếng nước cuối truyện không chỉ mang ý nghĩa minh oan cho Mị Châu mà còn thể hiện mối tình thủy chung, gắn bó của Mị Châu – Trọng Thủy ở một kiếp khác.
3. Mối quan hệ giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu.
- Bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước:
+ Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy là một âm mưu chính trị thâm hiểm. Trọng Thủy đến với Mị Châu chủ yếu làm gián điệp, cướp nỏ thần và đuổi cùng giết tận nước Âu Lạc.
+ Mị Châu vì tình yêu cũng đã vô tình tiếp tay cho giặc
→ Tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp dẫn đến bi kịch mất nước.
- Bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu:
+ Vì sự lơ là, mất cảnh giác, chủ quan An Dương Vương vô tình đẩy con gái vào bi kịch tình yêu.
+ Vì chiến tranh, thâm thù và tham vọng cả Mị Châu và Trọng Thủy đều phải chịu đau khổ.
→ Bi kịch tình yêu của Mị Châu-Trọng Thủy cũng là hệ quả, nạn nhân của bi kịch mất nước
III. Kết bài
- Khái quát lại nội dung và giá trị thể hiện của bi kịch mất mất nước và bi kịch tình yêu.
- Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận trước hai bi kịch đó: Xót thương, đồng cảm và có những nhận thức sâu sắc về các bài học quý giá từ hai bi kịch đó
I. Mở bài
- Giới thiệu "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy".
- Nêu khái quát về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện: Đây là hai bi kịch nổi bật trong truyện và có ý nghĩa biểu hiện lớn.
II. Thân bài
1. Bi kịch mất nước
- Quá trình xảy ra bi kịch:
- Ban đầu, An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây thành, chế nỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Sau đó, ngủ quên trong chiến thắng, An Dương Vương đã mắc phải một loạt sai lầm.
- Nhận lời cầu hòa của giặc mà không mảy may nghi ngờ.
- Chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội để giặc ươm mầm tai họa.
- Để con gái tự ý dẫn con trai kẻ thù thăm thú thành, lộ báu vật quốc gia.
- Cậy vào thành cao, hào sâu, không xây dựng lực lượng, đến khi địch tấn công vẫn ung dung đánh cờ.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước:
- Lơ là, mất cảnh giác, không đề phòng trước những âm mưu gian hiểm của địch.
- Chủ quan có thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên không không dựng lực lượng.
- Không nắm được hết nội bộ của mình, không hiểu hết tính cách con gái, nhẹ dạ cả tin.
- Bài học về bi kịch mất nước:
- Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình, quốc gia, dân tộc.
- Luôn củng cố sức mạnh quân sự, không ỷ thế vào tiềm lực sẵn có mà chủ quan, lơ là.
- Thái độ của nhân dân trước bi kịch mất nước:
- Luôn tin tưởng vào bản chất ái quốc của vị vua thực tài có công lao to lớn với đất nước. Dù đã mắc những sai lầm to lớn cuối cùng đã sửa sai bằng cách chém chết Mị Châu sau khi nghe lời kết tội của Rùa Vàng, hành động vì lẽ phải, vì dân tộc.
- Cái nhìn bao dung và biết ơn của nhân dân: Bất tử hóa cái chết của An Dương Vương.
2. Bi kịch tình yêu
* Quá trình diễn ra bi kịch:
- Mị Châu:
- Mị Châu vốn là một nàng công chúa hồn nhiên, trong sáng, hết mình vì tình yêu đến mức mù quáng.
- Không đề phòng Trọng Thủy, nàng đã hồn nhiên tiết lộ những bí mật quốc gia, để kẻ thù đánh cắp nỏ thần, rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo.
- Cuối cùng, phát hiện bị lừa dối, phản bội nàng đau đớn, xót xa ân hận vô cùng.
- Trọng Thủy:
- Trọng Thủy cũng yêu Mị Châu nhưng lại nuôi tham vọng lớn là vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được hạnh phúc bên người đẹp.
- Trọng Thủy phải gánh trọng trách chữ hiếu, chữ trung với phụ vương, với quốc gia, nên đã lựa chọn hi sinh chữ tình.
- Cuối cùng trước cái chết của Mị Châu đã vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận.
=> Cả Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con người chịu đau đớn trong mối tình này.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:
- Do lơ là, mất cảnh giác chủ quan, khinh địch của An Dương Vương.
- Bởi sự mù quáng, nhẹ dạ cả tin của Mị Châu.
- Do tham vọng to lớn đến thâm hiểm của cha con Triệu Đà.
- Bài học, ý nghĩa rút ra sau bi kịch:
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Không yêu một cách mù quáng.
- Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.
- Thái độ của nhân dân trước bi kịch tình yêu: Bao dung, đồng cảm, xót thương: Chi tiết ngọc trai - giếng nước cuối truyện không chỉ mang ý nghĩa minh oan cho Mị Châu mà còn thể hiện mối tình thủy chung, gắn bó của Mị Châu - Trọng Thủy ở một kiếp khác.
3. Mối quan hệ giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu
- Bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước:
- Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu Trọng Thủy là một âm mưu chính trị thâm hiểm. Trọng Thủy đến với Mị Châu chủ yếu làm gián điệp, cướp nỏ thần và đuổi cùng giết tận nước Âu Lạc.
- Mị Châu vì tình yêu cũng đã vô tình tiếp tay cho giặc.
=> Tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp dẫn đến bi kịch mất nước.
- Bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu:
- Vì sự lơ là, mất cảnh giác, chủ quan An Dương Vương vô tình đẩy con gái vào bi kịch tình yêu.
- Vì chiến tranh, thâm thù và tham vọng cả Mị Châu và Trọng Thủy đều phải chịu đau khổ.
=> Bi kịch tình yêu của Mị Châu-Trọng Thủy cũng là hệ quả, nạn nhân của bi kịch mất nước.
III. Kết bài
- Khái quát lại nội dung và giá trị thể hiện của bi kịch mất mất nước và bi kịch tình yêu.
- Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận trước hai bi kịch đó: Xót thương, đồng cảm và có những nhận thức sâu sắc về các bài học quý giá từ hai bi kịch đó.
Tham khảo: Đóng vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ - Văn 10