Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Vai trò của máu đối với cơ thể: Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn; gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do đó, máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải; vận chuyển oxygen và carbon dioxide; bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của các bạch cầu và làm đông máu của tiểu cầu.
- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong quá trình đó, tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.
Tham khảo!
- Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hoạt động của tế bào: Nếu thành phần của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Ngược lại, khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào, thậm chí gây chết tế bào.
- Vai trò của môi trường trong cơ thể: Môi trường trong có vai trò giúp cho tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất, qua đó, giúp tế bào và cơ thể hoạt động bình thường.
Tham khảo!
- Vai trò của việc duy trì thân nhiệt ổn định: Nhiệt độ cơ thể ổn định có vai trò giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường.
- Các yếu tố tham gia duy trì sự ổn định nhiệt độ cơ thể gồm: cơ chế thần kinh (sự tăng, giảm quá trình dị hóa; phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông dưới sự điều khiển của hệ thần kinh), cơ chế thể dịch (lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm quá trình chuyển hóa tăng hoặc giảm góp phần duy trì ổn định thân nhiệt).
Tham khảo!
Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,…
Cân bằng tự nhiên đảm bảo duy trì sự ổn định tương đối của các cấp độ tổ chức sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, nhờ đó bảo vệ được sự đa dạng sinh học.
Một số ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người:
- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều,… để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong trường hợp này. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- Khi bị tổn thương vùng vận động ở não hoặc tổn thương dây thần kinh vận động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất đi khả năng vận động của cơ thể. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động có ý thức của cơ thể.
- Khi ánh sáng quá mạnh đi vào mắt, đồng tử của mắt sẽ được điều chỉnh co lại để hạn chế ánh sáng vào mắt; ngược lại, khi cường độ ánh sáng yếu, đồng tử của mắt sẽ được điều chỉnh dãn rộng ra để nhìn vật được rõ hơn. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động không có ý thức của cơ thể.
Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8
( I -Khái niệm quần thể sinh vật sgk/173 + II - Các đặc trưng của quần thể sgk/174 )
- Quần thể sinh vật là : Tập hợp các cá thể cùng loài , sinh sống trong một khoảng thời gian xác định , ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể đó là : Kích thước quần thể , mật độ cá thể trong quần thể , tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể
Tham khảo!
Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện nhờ hệ hô hấp:
- Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới họng, thanh quản, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu để đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, còn CO2 được tế bào thải ra từ máu sẽ khuếch tán vào phổi.
- Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, thanh quản, họng rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.
Sự thay đổi của cơ thể khi thay đổi nhiệt độ môi trường:
Bộ phận | Khi nhiệt độ môi trường thấp | Khi nhiệt độ môi trường cao |
Mạch máu dưới da | co | dãn |
Tuyến mồ hôi | ngưng tiết | tăng tiết |
Cơ dựng lông | co | dãn |
Cơ vân | co | dãn |
Tham khảo!
Cân bằng môi trường trong cơ thể là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.