K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

Em tham khảo:

a,

- Biện pháp tu từ được sử dụng là nói quá: vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi, phương tiện (voi) nhiều uống cạn cả nước sông . Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
=> Biểu đạt tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt (Khởi nghĩa Lam Sơn).

b,

Nói quá “Rắn như thép, vững như đồng''

-> Tác dụng: làm cho câu thơ gợi hình gợi cảm hơn đồng thời làm nổi bật sức mạnh, ý chí quyết tâm của người Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

30 tháng 10 2021

ơ nhưng mà chỉ ra tác dụng nói quá mà

 

Xác định luận điểm của các ngữ liệu dưới đây.Đoạn 1.       Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.(1) Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.(2) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng...
Đọc tiếp

Xác định luận điểm của các ngữ liệu dưới đây.

Đoạn 1.

       Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.(1) Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.(2) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.(3) Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.(4) Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.(5) Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (6)

Đoạn 2.

         Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha.(1) Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau,…(2) Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”.(3) Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ.(4) Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.(5)

0
Xác định luận điểm của các ngữ liệu dưới đây.Đoạn 1.       Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.(1) Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.(2) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng...
Đọc tiếp

Xác định luận điểm của các ngữ liệu dưới đây.

Đoạn 1.

       Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.(1) Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.(2) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.(3) Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.(4) Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.(5) Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (6)

Đoạn 2.

         Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha.(1) Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau,…(2) Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”.(3) Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ.(4) Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.(5)

0
Đọc đoạn văn:Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn:
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Trích Lá rụng – Khái Hưng)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4. Qua hình ảnh chiếc lá, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

1
1 tháng 1 2022

he he

Đọc đoạn văn:Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn:
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Trích Lá rụng – Khái Hưng)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4. Qua hình ảnh chiếc lá, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 10Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên,...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 10

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mìh muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khái Hưng, theo Ngữ văn 6, tập 2)

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Tổng phân hợp

2
2 tháng 8 2018

Chọn đáp án: C

20 tháng 4 2022

chọn đáp án: C

15 tháng 8 2019

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực... thì còn mãi với thời gian. Có lẽ mãi mãi về sau, chúng ta vần gặp cảnh hoàng hôn và tâm sự u hoài trong hồn thơ nữ sĩ Thanh Quan qua áng văn trác tuyệt:

Bước tới Đeo Ngang bóng xế tà

 Cỏ cây chen đá, lá che hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước. Một mảnh tình riêng, ta với ta

Cha của nữ sĩ Thanh Quan là một nhà nho ở phường Nghi Tàm (Hà Nội). Dưới triều vua Minh Mạng, vốn hay chữ, giỏi thơ văn nên bà được vua triệu vào cung dạy các cung nữ, cung phi. Rời bỏ gia đình, chồng con, xa chốn kinh kỳ náo nhiệt, lòng nữ sĩ không khỏi u buồn.

Bà Huyện Thanh Quan được sống và được chứng kiến sự huy hoàng của triều đại nhà Lê. Hẳn trong lòng nữ sĩ không khỏi nuối tiếc cái vàng son ấy. Lời thơ của bà mang tâm sự hoài cổ. Ngay trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ ta thấy

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Lối xưa xe ngựa, nền cũ lâu đài, hơi hương ngự, nếp áo chầu... phảng phất u hoài trong hồn thơ trang nhã đài các.

Hầu hết trong các thi phẩm của bà đều mở đầu bằng hình ảnh hoàng hôn. Trong bài thơ Qua đèo ngang cũng không nằm ngoài mô tip đó — một tứ thơ quen thuộc:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá che hoa

Ở đây cảnh chiều tà được nữ sĩ chọn để xây dựng tứ thơ, không ồn ào, náo nhiệt mà lặng lẽ âm thầm như bức tranh thuỷ mặc cổ điển. Cũng nói về Đèo Ngang nhưng với Cao Bá Quát thì Hoành sơn vang vọng hải ca với những hình ảnh hùng tráng sóng bể trắng xoá bạc đầu, sấm ran chớp giật rợn người, gió táp xô vỡ thuyền... còn với Vũ Quần Phương thì Đèo Ngang hiện ra rất ấn tượng:

Đèo Ngang gánh hai đầu đất nước...

Đèo Ngang quay cuồng trong gió bão...

Đèo Ngang thật kỳ vĩ, hoành tráng biết bao. Ngược lại với Bà Huyện Thanh Quan, Đèo Ngang hiện ra hoang sơ vắng vẻ buồn bã. Cây lá chen chúc nhau vươn ra ánh sáng mặt trời, rậm rạp hoang sơ... Gợi nỗi buồn man mác trong cảnh chiều tàn sắp tắt. Hình ảnh trong bài thơ vừa mang tính ước lệ vừa chọn lọc gây ấn tượng cho người đọc. Nếu như chỉ dừng lại ở hai câu khai ta chỉ thấy không gian và cảnh vật mà chưa thấy hết cái hay của những câu sau. Đọc toàn bài, cảnh vật đan cài vào nhau, lẫn vào nhau như màu mực đậm, nhạt trong một bức tranh cổ điển. Và đằng sau những hình ảnh ấy là tình cảm bâng khuâng, nao nao của thi nhân.

Người xưa thường nói: thơ là cô đặc của ngôn từ hay ý tại ngôn ngoại. Cả bài thơ vẻn vẹn có năm mươi sáu chữ mà ý thì sâu sắc biết bao. Bài thơ mở ra bát ngát một vùng trời mênh mông sông nước và lồng vào đó là tâm hồn nữ sĩ chất chứa riêng tư.

Ta hãy chú ý hai câu cuối:

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Cảnh vật được mở ra với trời, non, nước rồi bỗng se sắt lại lòng ta với ta. Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang ta có cảm giác nhà thơ không tốn công sức để đẽo gọt gia công từ ngữ, câu văn giản dị trong sáng giàu sức biểu cảm, các thủ pháp tu từ sử dụng điêu luyện, nhuần nhuyễn. Ta không bàn đến niêm luật của bài thơ bởi đây là mẫu mực cho một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Mà chỉ cảm nhận cái nghệ thuật đặc sắc tả cảnh bốn câu thực và luận

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Cái hay của bốn câu này là giản dị, không phức hợp các mệnh đề. Đắt giá nhất phải kể đến nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, lom khom, lác đác được sử dụng như những động từ mà lại đặt ở đầu câu, còn các chủ từ đặt cuối câu. Điều này nhăm nhấn mạnh sự vắng vẻ, tiêu điều của cuộc sống và con người chốn đèo Ngang. Ta hãy so sánh với cách viết thông thường:

Vài chú tiều lom khom dưới núi

Mấy nhà chợ lác đác bèn sông

Câu thơ trở nên thật tầm thường, mất hẳn cái hay, nét đặc sắc. Do vậy hai câu sau từ nhờ và thương được đặt lên đầu câu. Việc đưa hai từ đó lên đầu câu giúp cho người đọc đồng cảm ngay với cái tình của tác giả.

Ta nghe trong hai câu thơ đó có tiếng của thiên nhiên, của cuộc sông hay chính là tiếng lòng của thi nhân. Tiếng lòng ấy lại gặp chính nó ta với ta.

Gấp trang sách lại mà tâm hồn ta còn đang bâng khuâng cùng nữ sĩ. Thời gian cứ trôi đi vô tận, nhưng bài thơ Qua Đèo Ngang vẫn sẽ mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn chúng ta.



 

15 tháng 8 2019

Bạn kia đã,

Copy mạng à

tại thấy mới 2 phút mà gõ sao nhanh như thánh z ?


 

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0
10 tháng 7 2023

Có rất nhiều những vần thơ hay viết về mẹ nhưng bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng vẫn là bài thơ khiến em rất xúc động. Thông qua hình ảnh chiếc quạt nan bài thơ đã khẳng định sâu sắc tình mẹ, sự cần thiết của đôi bàn tay mẹ với cuộc sống của mỗi con người.

Với cảm hứng quen thuộc bài thơ Gió từ tay mẹ đã khắc hoạ hình ảnh rất đẹp về người mẹ. Đó là người phụ nữ tần tảo, yêu thương con hết mực, luôn tay quạt mát mang gió mát lành về cho con.

Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan mỏng dính

Quạt gió rất dày

Khổ thơ đầu là hình ảnh ẩn dụ về chiếc quạt nan. Chiếc quạt nan mỏng manh như lá, chớp chớp, lay lay, rồi lại mỏng dính nhưng mang đến làn gió rất dày. Phép điệp ngữ quạt nan nhấn mạnh hình ảnh chiếc quạt mỏng manh, yếu đuối nhưng mang đến làn gió mát lành. Hình ảnh chiếc quạt nan chính là ẩn dụ cho người mẹ tần tảo, luôn tay quạt mát để giúp con có giấc ngủ ngon lành.

 

Gió từ ngọn cây

Có khi còn nghỉ

Gió từ tay mẹ

Thổi suốt đêm ngày.

Gió của ông trời

Có khi rét buốt

Gió mẹ, mẹ ơi

Lúc nào cũng mát.

Hai khổ thơ là hình ảnh tương phản giữa gió trời, gió của ngọn cây và gió từ đôi tay của mẹ. Nếu gió từ ngọn cây có khi còn nghỉ thì gió từ tay mẹ lại thổi suốt đêm ngày. Nếu gió từ ông trời có khi còn rét buốt thì gió từ tay mẹ lúc nào cũng mát lành, dịu nhẹ. Hình ảnh tương phản đã gián tiếp khắc họa người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo, bền bỉ. Luôn tay mẹ quạt không nghỉ để con không bị nóng, con có thể say sưa với giấc ngủ ngon. Mẹ yêu thương, chiều chuộng và luôn hy sinh vì con mà không nhận lại bất kỳ điều gì. Phép điệp ngữ gió nhiều lần trong bài thơ nhấn mạnh hình ảnh những ngọn gió mát lành từ đôi tay của mẹ, qua đó khắc họa đôi bàn tay không nghỉ ngơi của mẹ, tất cả đều vì tình yêu thương tha thiết của mẹ gửi đến cho con.

 

Quạt nan như cánh

Chớp chớp lay lay

Mẹ đưa con bay

Êm vào giấc ngủ.

Hai câu thơ quạt nan như cánh/ Chớp chớp lay lay từ khổ thơ thứ nhất được lặp lại ở khổ thơ cuối cùng. Câu thơ đầu mở ra hình ảnh chiếc quạt nan và rồi cũng khép lại bằng hình ảnh tương tự. Từ sự yêu thương, chăm chút không nghỉ ngơi của mẹ con đã bay vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, êm ái.

Ngày nay khi những thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến, hình ảnh những người mẹ quạt nan cho con đã không còn nhiều. Thế nhưng không vì thế hình ảnh người mẹ quạt mát cho con trong bài thơ giảm sức hấp dẫn với người đọc. Mẹ vẫn yêu thương con tha thiết, vẫn dành cho con tình cảm thật ấm áp, thiêng liêng trong bất kỳ hoàn cảnh và trường hợp nào. Không cần phải quạt mát cho con, mẹ vẫn làm mọi việc vì con bất kể đêm ngày, nắng mưa. Hình ảnh đó làm người đọc liên tưởng đến câu thơ trong bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh:

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Bài thơ có 4 chữ, 4 khổ, số chữ ngắn gọn nên rất gần gũi với thể loại đồng dao, vè trong văn học dân gian. Vì thế cũng dễ dàng tiếp nhận với trẻ nhỏ. Cách ngắt nhịp linh hoạt ⅓, 2/2 góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. Việc sử dụng những hình ảnh giản dị, ngôn từ gần gũi, trong sáng, phép so sánh, phép đối, ẩn dụ linh hoạt giúp nhà thơ truyền tải chủ đề, nội dung tư tưởng một cách sâu sắc.

Tóm lại bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng đã diễn tả thật thấm thía tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và bao giờ cũng rất xúc động. Em tin rằng qua bài thơ này mỗi người đều thấy người mẹ có vai trò quan trọng thế nào với cuộc đời của mỗi người. Vì thế càng phải trân trọng và biết ơn mẹ nhiều hơn.

29 tháng 1 2022

Cảnh sắc mùa xuân , mùa thu hoạch

cảm nhận mà cj:vv?