K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11

tham khảo:

 Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.
 

13 tháng 11

Nhân vật Võ Tòng hiện lên như một hình ảnh người anh hùng quả cảm và mạnh mẽ giữa chốn rừng thiêng đầy nguy hiểm. Một mình sống giữa rừng, Võ Tòng vẫn không chút do dự (phó từ) đối mặt với mọi thử thách. Anh là người cô độc, nhưng chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi, trái lại, sự cô độc ấy càng khiến anh trở nên kiên cường và bản lĩnh hơn. Qua hình ảnh Võ Tòng, ta thấy rõ tinh thần kiên trì, ý chí bất khuất và sức mạnh phi thường của một con người sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa. Võ Tòng tuy sống trong cảnh thiếu thốn, nhưng anh vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp của mình, không bị cuốn vào cuộc sống tăm tối của những người xung quanh. Anh như ngọn đuốc sáng giữa rừng đêm, đem lại niềm hy vọng và niềm tin vào công lý và chính nghĩa.

Trong đoạn văn, từ “quả cảm,” “mạnh mẽ,” “cô độc,” là một số từ mô tả đặc điểm của Võ Tòng, và từ “do dự” là phó từ

25 tháng 12 2022

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai?

Thân bài:

- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:

+Lai lịch:"chú tên gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu"

+Ngoại hình:"Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao,...Giản dị, mộc mạc, dữ dằn, kì dị khác thường"

+Lời truyền tụng:" Ra tù, không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời 1 tiếng, cười nhạt rồi bỏ vào rừng.."

+Hành động, việc làm:" Đánh nhau với hổ; đánh tên địa chủ; bỏ vào rừng U Minh sống 1 mình; giúp đỡ mọi người;..."

+Nhận xét của em về nhân vật Võ Tòng:  Trình bày cảm xúc, suy nghĩ,...

Kết bài:

+Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là con người như thế nào?)

9 tháng 11 2021

ui mk chưa học lớp 7 nha

9 tháng 11 2021

Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh.

Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay.

Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo.

Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt “chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện”. Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương.

Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu.

Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng được nhà văn Đoàn Giỏi xây dựng với đầy đủ đặc điểm về ngoại hình, tính cách.

Một lần, tía nuôi của An đã đưa cậu và thằng Cò đến thăm Võ Tòng. Qua con mặt của An, nhân vật này hiện lên là người đàn ông hiền lành, chất phác. Người dân trong vùng không biết tên thật của Võ Tòng. Họ chỉ biết rằng nhiều năm trước, Võ Tòng đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Một mình chú đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Kể từ đó, người ta gọi chú là Võ Tòng.

Sống trong rừng sâu, cách ăn mặc của chú cũng rất đơn giản. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Khác với vẻ ngoài là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của chú đã trải qua nhiều cay đắng. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Hành động này thể hiện được bản chất thật thà, dũng cảm của Võ Tòng.

Ở tù về, Võ Tòng nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết. Chú liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống một mình. Dù vậy, chú vẫn hay giúp đỡ mọi người. Võ Tòng còn là một con người giàu lòng yêu nước. Chú đã chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc để đánh giặc Pháp. Chú đã kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chú chia những mũi tên cho tía nuôi của An - một con người mà chú hết sức yêu mến và tin tưởng để ông sử dụng khi gặp kẻ thù.

Có thể khẳng định, nhân vật Võ Tòng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người Nam Bộ: phóng khoáng, gan dạ, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước nồng nàn.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em (tg) là tình cảm thiêng liêng (tl). Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

10 tháng 10 2021

có copy ở đâu ko vậy 

 

 

26 tháng 4 2022

Bạn có thể kham khảo dàn ý của cô mình :

 

Xây dựng đoạn văn cảm nhận về:

+ Nhân vật quan phụ mẫu.

-Sống sang trọng xa hoa: Đồ sinh hoạt xa xỉ khi đi hộ đê (theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm…). Ăn của ngon vật lạ (yến hấp đường phèn).

- Sống nhàn nhã vương giả: uy nghi, chễm chệ ngồi (Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm như thần như thánh…)

- Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung: (Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc…)

- Sống chết mặc bay: Đuổi cổ người nhà quê, xòe bài, cười lớn… trong khi đê vỡ.

- Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

"Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình(Từ ghép). Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả(Từ láy) nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ. 

14 tháng 12 2021

Mn ơi mn ghi xong () chú thích sang bên cạnh giúp mình cũng đc ko cần gạch đâu , camon mn !

7 tháng 12 2021

giúp mình với,mình đang cần gấpkhocroi

7 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Trong số những tác phẩm văn học ,bài thơ "Tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình thương mến bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ. 

Từ đồng nghĩa ko hoàn toàn: In đậm nghiêng