K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2018

cảm nhận về nhân vật : vũ nương

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

"Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.

Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

11 tháng 12 2018

Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em chờ đợi một hình ảnh khác hình ảnh người cha giống hệt tấm hình chụp chung với má.

Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Từ chỗ em chỉ gọi trống không với cha: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi!”. “Con nói rồi mà người ta không nghe”, hoặc “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái” đến chỗ em không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm: “Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm” và cao hơn là nó đã bỏ đi: “Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dậy lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông, nó sang nhà ngoại”.

Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em hoàn toàn “có lí” và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có “Vết thẹo dài bên má phải”, “đỏ ửng”, “giần giật, trông rất dễ sợ” kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ ấy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.

Chi tiết vết sẹo là một chi tiết đắt giá. Nó có giá trị lớn trong việc xây dựng tình huống, bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo lớn. Chiến tranh đã làm con người bị biến dạng, chiến tranh đã làm cho con không nhận ra cha, chiến tranh len lỏi tàn phá từng gia đình, tàn phá, huỷ diệt mọi lĩnh vực để đến nỗi con không nhận ra cha.

Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra cha:

Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. “Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run” chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

Tính cách nhân vật bé Thu:

Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Cách miêu tả diễn biến tâm lí thành công: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.


 

11 tháng 12 2018

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” Có cảm giác bé Thu sợ anh Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ cô bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Trong khi “Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi, vừa tinh tế.

Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình, dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha, song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào, cao lớn nhường nào, có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao? Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lạ kia làm bố. Khi đến ngày anh Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở đấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó”. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên Ba..., vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng kêu Ba từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: Nhân vật bé Thu.

Con người Việt Nam với những sức mạnh nội lực phi thường đã đi qua những năm tháng vất vả và gian lao của đất nước luôn là một mảnh đất màu mỡ để văn học dày công khai phá. Qua những tác phẩm văn học, chân dung con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ từ những em bé ngây thơ, đáng yêu đến những bậc trung niên hay lão thành đều hiện lên thật sinh động. Điều đó được thể hiện qua nhóm nhân vật: ông Hai (Làng - Kim Lân), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).

       Những nhân vật, những tác phẩm trên ra đời trong những năm tháng cả dân tộc đang gắng sức lao động, chiến đấu để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ông Hai (Làng - Kim Lân) được xây dựng năm 1948, những năm đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp thiếu thốn, khó khăn. “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ra đời năm I960, miền Bắc đang ra sức lao động sản xuất “mỗi người làm việc bằng hai” để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” được Nguyễn Quang Sáng sáng tác trong lửa đạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt những năm 1966. Và ba cô gái Phương Định, Thao, Nho “Những ngôi sao xa xôi” được Lê Minh Khuê cho ra đời năm 1977. Có thể nói, ở mỗi nhân vật đều phảng phất mùi vị của thuốc súng chiến trường và mồ hôi lao động. Từng thế hệ con người đã sống đúng với chính mình để hòa mình vào những năm tháng khẩn trương, sôi động của đất nước.

         Trẻ em Việt Nam được hiện lên một phần cơ bản qua hình ảnh bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đó là những cô bé, cậu bé cá tính nhưng hồn nhiên, đáng yêu và có tình cảm yêu - ghét rất mãnh liệt. Bé Thu trong tác phẩm là cô bé sắc sảo, cá tính. Trong khi cả gia đình và họ hàng, làng xóm thừa nhận ông Sáu là chồng, là cha, là anh em họ hàng,... của họ thì bé Thu giữ vững suy nghĩ non nớt ngây thơ của mình kiên quyết không nhận cha. Trong suốt những ngày ông Sáu ở nhà, dù ông ra sức yêu thương vỗ về nhưng nó vẫn xa lánh ông, quyết liệt từ chối... Tính cách ấy cho phép ta liên tưỏng đến sự gan dạ, thông minh, không gì mua chuộc được của những em bé giao liên, dẫn đường cho cán bộ hay những em nhỏ trong đội thiếu niên Bát sắt đã được nhắc đến trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

      Không chỉ vậy, các em còn là những đứa trẻ sống rất tình cảm, yêu gia đình yêu quê hương tha thiết. Bé Thu trong câu chuyện trên phản ứng quyết liệt với ông Sáu lúc ban đầu cũng chỉ bởi vết sẹo tai hại. Nhưng khi hiểu ra mọi điều, nó lao vào ông mà ôm, mà hôn, mà níu kéo “con không cho ba đi”. Thu cũng yêu ba một tình yêu cháy bỏng và cảm động. Thiếu nhi Việt Nam cũng vậy, các em luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho cha mẹ, người thân và những gì thân thuộc nhất của mình.

        Những tính cách đáng quý của tuổi nhỏ đã phát triển thành đức tính quý báu ở những chàng trai, cô gái Việt Nam tuổi mười tám đôi mươi. Họ có tấm lòng yêu nước kiên định, có lí tưỏng sống cao đẹp, gan dạ, dũng cảm và một tâm hồn trong trẻo ăm ắp tình yêu thương. Bản thân bé Thu lớn lên đã trở thành một cô giao liên dũng cảm xinh đẹp nổi tiếng nhiều chiến trường bởi sự gan dạ, mưu lược. Ba cô gái trong “Những ngôi sao xa xôi” cũng không kém phần. Các cô làm nhiệm vụ san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn đạn lửa. Hàng ngày, hàng giờ các cô ở dưới sự oanh tạc bom đạn cửa kẻ thù, có những khoảnh khắc nghẹt thở trực tiếp tháo gỡ bom mìn... Dẫu vậy, họ luôn hoàn thành nhiệm vụ, trở thành điểm tựa, niềm tin cho những chuyến hàng, những cuộc hành quân vào miền Nam ruột thịt. Sông giữa nơi sự sống và cái chết tranh giành nhau quyền ngự trị nhưng họ không để tâm hồn mình tàn lụi mà luôn dạt dào niềm lạc quan yêu đời, yêu sống. Họ hiểu và yêu thương những người đồng đội. Tâm hồn họ nhạy cảm, tinh tế, sông mãi những mộng mơ của thiếu nữ tuổi mười tám đôi mươi. Trong cơn mưa rào chốn oai linh rừng đại ngàn những cô gái chẳng khác nào con trẻ. Không đối mặt với bom đạn chiến trường nhưng anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” lại có những cách riêng để cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đình Yên Sơn heo hút của Sa Pa vời vợi. Đó là công việc đất nước trao cho anh và dù gặp nhiều gian nan vất vả anh vẫn hoàn thành nó bằng tình yêu công việc, bằng lí tưởng sống vô cùng cao đẹp. Anh làm việc ở đó một mình - trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Từng giây từng phút đối mặt với nỗi cô đơn, sự khắc nghiệt của thời tiết, sự vất vả của công việc. Nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời yêu sống,...

      Tuổi trẻ Việt Nam, nhắc đến họ là nhắc đến sức mạnh của ý chí, của lòng tin, sự quả cảm phi thường và cả những mộng mơ, những nụ cười tiếng hát. Tâm hồn họ như một dòng sông, vốn chảy êm đềm dịu mát nhưng những lúc cần có thể cuộn lên thành triều cường giông tố cuốn trôi đi mọi rác rưởi cuộc đời.

      Trầm lắng hơn, điềm đạm hơn là tâm hồn của thế hệ những người cha, người ông trên mảnh đất chữ S diệu kì này. Nhưng dầu thế nào, ở họ vẫn toát lên vẻ chân thành giản dị nhất của tình cảm con người. Đó là tình cảm đối với con cái, với những người thân yêu. ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” có một tình yêu dành cho con gái thật cảm động. Tình yêu ấy ông nung nấu trong suốt gần chục năm đi kháng chiến. Khi trở về, tình cảm ấy bùng cháy thành những yêu thương, hụt hẫng, giận hờn... với đứa con ngây thơ, nhỏ dại. Khi được con nhận là ba, ông vui sướng biết bao và dồn tất cả tâm sức vào việc làm tặng con chiếc lược ngà quý giá. Ở nhân vật này, ta thấy toát lên tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng. Với ông Hai trong truyện ngắn “Làng” cũng vậy. Với ông, con cái là điểm tựa tinh thần vững chắc. Khi đau khổ nhất ông cũng thủ thỉ tâm sự với đứa con thơ để cởi mở hết lòng mình với nó.

      Tình yêu gia đình, người thân là cội nguồn cùa tình yêu quê hương đất nước. Điều này được thể hiện sinh động hơn cả ở nhân vật ông Hai. Ông yêu cái làng cùa mình như đứa con yêu mẹ. Đi đâu ông cũng khoe làng, khoe với tất cả sự say mê náo nức lạ kì. Khi nghe tin làng theo giặc, ông đau khổ, tủi hờn như chính mình là kẻ theo giặc, phản bội Tổ quốc. Phải có một tình cảm máu thịt với nơi chôn rau cắt rốn của mình mới có được những cảm xúc lạ lùng đến vậy. Dẫu yêu làng đến vậy, ông vẫn sẵn sàng “thù làng” nếu cái làng ấy phản bội nhân dân, phản bội Cụ Hồ. Đó là những cảm xúc đặc biệt nó khẳng định tình yêu làng xóm, quê hương đã gắn liền với tình yêu đất nước. Những tình cảm riêng đã gắn bó chặt chẽ với những tình cảm chung lớn lao hơn. Và nếu cần thiết, họ có thể gạt bỏ niềm riêng để sống trọn vẹn cho những tình cảm cao quý, thiêng liêng của cộng đồng.

        Bởi có được những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc như thế, thế hệ trung niên, lão thành là điểm tựa của cách mạng Việt Nam. Nó là thế hệ người đứng nơi đầu sóng ngọn gió để trực tiếp chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” là một người như vậy. Ông thấm thía hơn ai hết nhiệm vụ thiêng liêng của bản thân mình đối với đất nước và ông đã hiến dâng tất cả những gì mình có cho dân tộc. Bảy tám năm đi chiến đấu, dù nhớ nhà nhớ con khôn nguôi ông vẫn không rời chiến trường nửa bước. Ngày ông hết hạn nghỉ phép cũng là lúc con gái ông nhận cha. Ông đã muốn ở lại xiết bao dù chỉ là vài giây ngắn ngủi nhưng tiếng giục lên đường đã vang lên và ông đủ sức mạnh để cất bước.

        Có thể nói, những thế hệ người Việt chân chính đã được tái hiện sinh động trong một cảm hứng và quan điểm nhất quán, lôgic. Sợi dây xuyên suốt đời sống tinh thần con người Việt Nam là tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước và sự cống hiến hết mình cho những gì mình yêu quý, tôn thờ. Điều này lí giải vì sao trong bao lần cuộc chiến tranh chống xâm lược, lần nào chúng ta cũng chiến đấu và chiến thắng. Một chân lí thật đơn giản nhưng ít kẻ thù nào hiểu được: người Việt Nam đã ra trận với khí thế, với tinh thần được kết từ mấy ngàn năm trong lớp lớp các thê hệ người Việt anh hùng.

Ong Sau

Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha - con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.

Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia 2 cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 luổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ "nhận ra" ba mình và kêu thét lên: "Ba... ba!". Ông ôm con "rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải - vết thương chiến tranh - đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra gương mặt người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt "sao mình lại đánh con ” cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.

Sau năm 1954, ông Sáu không tâp kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam "nằm vùng" hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp. Gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ, đã tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng. Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng, tình cha con.

Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ - tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông "đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở... Ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối và gian khổ. Ngôi mộ ông là "ngôi mộ bằng phẳng như mặt rừng". Nhưng chỉ có "tình cha con là không thể chết được!".

Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện Chiếc lược ngà sâu nặng tình cha - con, chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.

Truyện Chiếc lược ngà và hình ảnh ông Sáu, bé Thu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩ về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Và bài học "uống nước nhớ nguồn "càng thêm thấm thía.

Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và ký. Ông thành công trong đề tài tìm kiếm, phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp con người trong lao động và chiến đấu. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất, hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng. Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.

“Lặng lẽ Sa–Pa” là truyện ngắn đặc sắc, được Nguyễn Thành Long viết trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Sa Pa năm 1970. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút đã để lại trong lòng các vị khách nhiều ấn tượng tốt đẹp về anh kĩ sư.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua“bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

Đây là nhân vật chính của truyện. Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe (rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian ngắn ngủi (ba mươi phút).

Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc kịp ghi một ấn tượng – kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để cô kỹ sư bàng hoàng và có những cái gì đó như hàm ơn về anh.Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.

Anh thanh niên, nhân vật trung tâm của tác phẩm, một trong những nhân vật “vô danh”, cao thượng, đáng quý của truyện ngắn này đang “âm thầm làm việc và lo nghĩ vì đất nước”.

Tình cảm yêu thương, trân trọng, cảm phục… của độc giả nói chung và của cá nhân em nói riêng dành cho anh thanh niên. Hình ảnh của nhân vật này cùng với những nét tính cách tốt đẹp sống mãi trong lòng bạn đọc. Sa Pa hoang sơ, lặng lẽ. Nhưng thật bất ngờ khi từng giây từng phút sự sống vẫn tuôn trào trong cái lặng lẽ ấy… 

Phân tích bài thơ sang thu

 

4 tháng 4 2020

b)

     Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.


a)

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

- Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng.

b) Thân bài

* Khái quát về công việc của anh thanh niên

- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.

- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".

Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.

- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:

+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"

+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".

-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

- Thái độ của anh với công việc:

+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.

+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...

- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:

+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;

+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình

+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình

+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.

-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.

=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.

* Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.

- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:

+ Biếu bác lái xe củ tam thất

+ Tặng bó hoa cho cô gái

+ Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ

- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm

=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.

* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.

- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy

- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

+ Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.

+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.

- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.

15 tháng 4 2020

Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.

Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!

Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, "thèm người" đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng "của nhà có được" anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!

Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.

Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ "ốp" - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.

13 tháng 8 2018

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn gữi hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

13 tháng 8 2018

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là  chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ  truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính  Vũ Nương.
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.  Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

                                          hk tốt~

28 tháng 10 2020

- Vũ Nương là người phụ nữ truyền thống với những phẩm chất tốt đẹp:

  • Nàng không chỉ xinh đẹp dịu dàng mà tư dung tốt đẹp.
  • Khi lấy chồng, luôn giữ gìn mực thước nên gia đình luôn giữ được hòa khí.

- Khi chồng đi lính:

  • Trước lúc chồng lên đường: Rót chén rượu đầy, dặn dò chống bằng lời lẽ ân cần, dịu dàng "Chàng đi chuyến này …đủ rồi"
  • Trong lúc chồng đi lính: Lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ đều chu đáo.

- Khi bị chồng ngờ vực:

  • Hết mực giải thích bằng những lời nói nhẹ nhàng: “Thiếp vốn con kẻ khó … nghi oan cho thiếp”.
  • Biết không thể giải thích được nữa, nàng chọn cái chết để chứng minh tấm lòng của mình.

=> Vũ Nương chính là người phụ nữ điển hình của xã hội xưa

   Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.

     Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

     Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.

     Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn. Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

     Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo

4 tháng 4 2020

rtyyytur67i