Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Kim Lân
+ Kim Lân là gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và mảng đề tài về nông thôn Vin gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống thôn quê nên hầu như Kim Lân chi viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
- Giới thiệu tác phẩm: Làng
+ “Làng” là một truyện ngắn tiêu biểu. Kim Lân sáng tác truyện ngắn này vào năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Trong thiên truyện xuất sắc này, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật ông Hai.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, đó là một người nông dân có tình yêu làng quê sâu sắc, nhưng vì hoàn cảnh, ông buộc phải rời làng đi tản cư.
- Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về làng Chợ Dầu quê ông và tự hào khoe làng ông là làng kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai đã được nhà văn đặt vào một tình huống đầy thử thách. Đó là tin đồn làng chợ Dầu mà ông vẫn tự hào đã làm Việt gian theo Tây. Người nông dân ấy đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải tự đấu tranh với chính mình để lựa chọn con đường đúng đắn. Từ tình huống có ý nghĩa thử thách ở nội tâm nhân vật nhà văn đã mở ra biết bao cung bậc cảm xúc của một tấm lòng yêu làng, yêu nước và những chuyển biến mới trong tâm hồn , tình cảm của người nông dân này.
2. Phân tích đoạn trích
a. Lúc mới nghe tin làng theo giặc
- "Cổ ông lão nghẹn ng hắn lại, da mặt tê rần rần, ông lão lặng đi đến không thở được. Một lúc lâu, ông mới rặn è è như nuốt một cái gì vướng trong cô, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi". Trạng thái bàng hoàng, hụt hẫng này là phản ác tâm lý hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng. Nếu không yêu thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai.
- Song, ông Hai vẫn còn nghi ngờ chưa thể tin ngay lời đồn đại, ông lắp bắp hỏi lại: "Liệu có thật không hở bác, hay là chi lại ...". Ông hỏi lại để khẳng định cũng là để cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng đó chỉ là sự nhầm lẫn là một lời đồn đại vô căn cứ. Nhưng khi cái tin được khẳng định từ những người tản cư thì ông Hai không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt bởi mặc cảm là người làng Việt gian. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian bán nước "ông cúi gằm mặt xuống mà đi" ta nhận thấy trong cái cúi mặt này biết bao xấu hổ, nhục nhã, đau đớn. Nỗi nhục khiến ông không thể ngẩng đầu lên được.
b. Về đến nhà
- Về đến nhà, ông Hai càng tủi thân, thương con thương mình và thương cả nhữn người nông dân làng chợ Dầu vì mang tiếng là làng Việt gian: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lại cứ giàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?". Nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người, ông Hai càng căm giận những kẻ Việt gian bán nước. Ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này".
=> Nhà văn Kim Lân đã sử dụng thật tài tình độc thoại để bộc lộ nỗi lòng nhân vật.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho nhân vật ông Hai, tác phẩm
Ông Hai,đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sinh trưởng và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy.- Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu trước kia, ông hãnh diện vì làng chợ Dầu giàu có, tươi đẹp, thì sau cách mạng tháng Tám, nhờ giác ngộ chính trị, ông lại tự hào về không khí cách mạng sôi nổi ở làng ông, ông đã bộc lộ niềm sung sướng của mình truớc những sự thay đổi đó.-Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông đã tin tức về kháng chiến.-Nhưng không có gì đâu đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”.-Ông Hai căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông.- Từ đau đớn nhục nhã như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc.- Từ một người yêu mến đắm say làng mạc của mình, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ ***** nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tham khảo:
Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc (dẫn gián tiếp). Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
nè bn tham khảo :3
Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam.
Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đổi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.
Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm..
Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông.
Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất.
Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…”
Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đau đớn vô cùng.
Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc.
Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước.
Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn đối với những người nông dân. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “múa tay lên để khoe”, đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng đến tột độ. Ông Hai vui sướng vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà, ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước.
Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, thống nhất, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Từ tình yêu làng thiết tha, chuyển biến lên thành tình yêu nước sâu đậm. Tình yêu nước được đặt cao hơn tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oan hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng.
Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông hai, một lão nông thật thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tham khảo:
Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung.
Bạn có thể gạch chân hộ mình cái câu trực tiếp gián tiếp đc ko ạ !