K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Tham khảo internet, sách báo

Lời giải chi tiết:

a. Tác phẩm

- Ngày phát hành: 1957

- Đất rừng phương Nam là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng

- Nội dunh chính: viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

b. Tác giả

- Tiểu sử:

+ Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang. 

+ Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

+ Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.

- Cuộc đời:

+ Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940

+ Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)

+ Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam

+ Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam

+ Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. 

+ Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư

+ 07/04/2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.

21 tháng 8 2023
 

a. Tác phẩm

- Ngày phát hành: 1957

- Đất rừng phương Nam là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng

- Nội dunh chính: viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

b. Tác giả

- Tiểu sử:

+ Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang. 

+ Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

+ Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.

- Cuộc đời:

+ Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940

+ Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)

+ Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam

+ Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam

+ Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. 

+ Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng được nhà văn Đoàn Giỏi xây dựng với đầy đủ đặc điểm về ngoại hình, tính cách.

Một lần, tía nuôi của An đã đưa cậu và thằng Cò đến thăm Võ Tòng. Qua con mặt của An, nhân vật này hiện lên là người đàn ông hiền lành, chất phác. Người dân trong vùng không biết tên thật của Võ Tòng. Họ chỉ biết rằng nhiều năm trước, Võ Tòng đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Một mình chú đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Kể từ đó, người ta gọi chú là Võ Tòng.

Sống trong rừng sâu, cách ăn mặc của chú cũng rất đơn giản. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Khác với vẻ ngoài là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của chú đã trải qua nhiều cay đắng. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Hành động này thể hiện được bản chất thật thà, dũng cảm của Võ Tòng.

Ở tù về, Võ Tòng nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết. Chú liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống một mình. Dù vậy, chú vẫn hay giúp đỡ mọi người. Võ Tòng còn là một con người giàu lòng yêu nước. Chú đã chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc để đánh giặc Pháp. Chú đã kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chú chia những mũi tên cho tía nuôi của An - một con người mà chú hết sức yêu mến và tin tưởng để ông sử dụng khi gặp kẻ thù.

Có thể khẳng định, nhân vật Võ Tòng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người Nam Bộ: phóng khoáng, gan dạ, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước nồng nàn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Xin chào các bạn, tôi là... học sinh lớp ...Hôm nay tôi ở đây để trình bày ý kiến của mình về nhận định sau. Có người cho rằng: Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác.

Thứ nhất chúng ta cần hiểu thế nào là kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. Kể lại câu chuyện về nhân vật là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đó, không cần nêu nhận xét về nhân vật, kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm,…và nêu nhận xét của người viết về nhân vật đó, phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận

Như vậy khi kể lại câu chuyện về nhân vật Võ Tòng, chúng ta chỉ cần kể lại diễn biến câu chuyện đó từ việc ông Hai đến thăm Võ Tòng, câu chuyện về quá khứ đáng thương của anh và cuộc sống cô độc hiện tại của anh ở căn lều giữa rừng U Minh. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng chúng ta cần chỉ ra lai lịch, xuất thân, hoàn cảnh số phận, tính cách và phẩm chất của Võ Tòng. Để từ đó trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật này.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định ý kiến trên chưa thật sự đầy đủ. Mặc dù khi kể lại nhân vật hay phân tích nhân vật chúng ta đều cần dựa vào những sự việc và chi tiết cụ thể về nhân vật Võ Tòng ở trong văn bản. Tuy nhiên khi kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.

Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của tôi về vấn đề đầu bài đặt ra. Rất mong sẽ nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.

11 tháng 8 2023
Trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" thuộc tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi, nhân vật Võ Tòng được xây dựng với nhiều đặc điểm đáng chú ý. Võ Tòng là một người đàn ông sống cô độc giữa rừng, không có gia đình và không có bạn bè. Ông được miêu tả là một người cao lớn, có mái tóc bạc phơ, gương mặt sắc sảo và ánh mắt sâu thẳm. Với cuộc sống đơn độc và cô độc, Võ Tòng trở thành một nhân vật bí ẩn và đầy huyền thoại trong khu rừng. Võ Tòng là một người rừng thực thụ, ông có khả năng điều khiển và sử dụng rừng một cách thành thạo. Ông biết cách săn bắn, trồng cây và sử dụng các loại cây cỏ để chế biến thành thuốc men và thức ăn. Với khả năng này, Võ Tòng không chỉ tự cung cấp cho bản thân mà còn giúp đỡ những người khác trong khu rừng. Tuy nhiên, Võ Tòng cũng là một người sống trong quá khứ và không chấp nhận sự thay đổi. Ông không muốn rời khỏi rừng và không quan tâm đến cuộc sống hiện tại và tương lai. Với ông, rừng là nơi an lành và tự do, nơi mà ông có thể sống theo ý muốn mà không bị ràng buộc bởi xã hội hay những quy tắc của nó. Vì vậy, ông không muốn tham gia vào cuộc sống xã hội và không quan tâm đến những thay đổi xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, dù sống cô độc và không quan tâm đến xã hội, Võ Tòng lại có một tấm lòng nhân hậu và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Ông đã giúp đỡ những người đi lạc trong rừng, cung cấp thức ăn và chăm sóc cho họ. Với tấm lòng này, Võ Tòng trở thành một người hùng trong lòng những người dân sống xung quanh khu rừng. Tóm lại, nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" là một người đàn ông sống cô độc giữa rừng, có khả năng sử dụng và điều khiển rừng một cách thành thạo. Ông không quan tâm đến cuộc sống xã hội và không chấp nhận sự thay đổi, nhưng lại có tấm lòng nhân hậu và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Võ Tòng trở thành một nhân vật bí ẩn và đầy huyền thoại trong khu rừng, mang đến sự an lành và tự do cho những người sống xung quanh.Trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trong tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi, nhân vật võ tòng được miêu tả là một người đàn ông cô độc, sống trong một môi trường hoang dã và khắc nghiệt. Võ Tòng là một nhân vật bí ẩn và lạnh lùng. Anh ta sống một cuộc sống cô đơn giữa rừng, không có sự giao tiếp với những người khác. Với vẻ ngoài cao lớn, cơ bắp vạm vỡ và khuôn mặt lạnh lùng, Võ Tòng tạo nên một hình ảnh đáng sợ và mạnh mẽ. Anh ta có khả năng võ thuật tuyệt vời và sự kiên nhẫn, kiên trì trong việc sống sót và chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt của rừng. Tuy nhiên, dưới vẻ ngoài lạnh lùng và tàn nhẫn, Võ Tòng cũng mang trong mình một tâm hồn nhạy cảm và bi thương. Anh ta đã trải qua nhiều khó khăn và tổn thương trong cuộc sống, khiến anh trở nên cô đơn và xa lạ với thế giới bên ngoài. Võ Tòng không tin vào tình yêu và sự tin tưởng của con người, và thay vào đó, anh ta tìm thấy sự an ủi và sự tự do trong cuộc sống hoang dã của rừng. Võ Tòng cũng là một người có lòng trung thành và tận tụy. Anh ta đã sống một cuộc sống đơn độc và khắc nghiệt trong rừng suốt nhiều năm, không bao giờ từ bỏ hay phản bội nguyên tắc và giá trị của mình. Anh ta luôn sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ những gì anh tin tưởng và yêu quý. Võ Tòng là một người đàn ông kiên cường và không sợ đối mặt với những khó khăn và nguy hiểm. Từ đó, nhân vật võ tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi được phân tích là một người đàn ông cô độc, lạnh lùng nhưng cũng mang trong mình một tâm hồn nhạy cảm và bi thương. Anh ta có khả năng võ thuật tuyệt vời và lòng trung thành, tận tụy. Võ Tòng là một nhân vật đáng nể và đáng quan tâm trong câu chuyện.

cảm ơn nhiều ạ :))

14 tháng 5 2021

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vìsự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý. Ôi ! Vị lãnh tụ vĩ đại của tổ quốc thân yêu !

14 tháng 5 2021

Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác giả Phạm Văn Đồng đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đẹp của đức tính giản dị của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Giản dị thể hiện trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng hết thảy kết quả sản xuất của con người, quý trọng từ những người phục vụ. Giản dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Và cũng đúng như tác giả nói: ”không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống hết mức giản dị và tiết chế như vậy”. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Từ địa phương

Vùng miền

Tía

Nam Bộ

Nam Bộ

 

Giùm

Nam Bộ

bả

Nam Bộ

 -Tác dụng:

+ Làm rõ hoàn cảnh, không gian diễn ra sự việc.

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật.

28 tháng 4 2017

- Trong trích đoạn, Thị Kính kêu oan năm lần. Trong đó, bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng.

* Lần thứ nhất, với mẹ chồng:

Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi!

* Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng:

Oan cho con lắm mẹ ơi!

* Lần thứ ba, với chồng:

Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

Những lần kêu oan trên hoàn toàn vô ích. Thiện Sĩ thật nhu nhược, bỏ mặc vợ trước sự sỉ mắng, hành hạ của mẹ. Còn những lời van xin của Thị Kính đối với Sùng bà chỉ như đổ dầu vào lửa. Sau mỗi câu van xin của Thị Kính, bà lại đay nghiến bằng những lời mắng chửi, buộc tội thậm tệ hơn.

* Lần cuối cùng là lần thứ năm, kêu oan với cha ruột là Mãng ông:

Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!

Lần này Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, tuy nhiên, đó cũng là lời thở than đau khổ và bất lực:

Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan

Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!

30 tháng 4 2017

Trong trích đoạn, năm lần Thị Kính kêu oan. Trong đó có bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng:

- Giời ơi Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ

- Oan cho con lắm mẹ ơi!

- Oan cho thiếp lắm chàng ơi!

- Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

Bốn lần kêu oan trôn đều vô ích. Chồng nhu nhược, mẹ chồng cay nghiệt nên càng kêu, nỗi oan của nàng càng đầy.

Lần kêu oan thứ năm, lần cuối là kêu với Mãng ông (cha đẻ). Thị Kính mới nhận được sự thông cảm. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Cuối cùng nỗi oan không được giải và Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.

6 tháng 5 2016

Cuổi mình là thương người như thể thương thân

6 tháng 5 2016

khó z bn