K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

“Việt Bắc” của Tố Hữu có thể coi là một khúc tráng ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đã ghi lại cuộc kháng chiến trường kỳ bằng một giọng thơ đầy ân tình, khắc họa không chỉ sự anh hùng của dân tộc mà còn ánh lên vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc - ân tình, thủy chung. Và vẻ đẹp đó đã được thể hiện đầy đủ trong đoạn thơ:

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Thơ của Tố Hữu là thơ trữ tình, chính trị, bởi vậy cảm hứng chính trị cũng là cảm hứng chi phối toàn bộ tác phẩm. Nhưng chất chính trị ấy lại hòa điệu nhịp nhàng, nhuần nhuyễn trong chất trữ tình đậm nét, chính điều đó khiến cho tác phẩm của Tố Hữu không chỉ là những bản tuyên truyền khô cứng, giáo huấn đơn thuần mà đó còn là tâm tư, tình cảm rất đỗi chân thành được tác giả gửi gắm trong đó. Hai chất liệu này hòa quyện với nhau, đem đến sự thuyết phục trong lòng bạn đọc.

 

Cả bài thơ “Việt Bắc” thấm đượm trong nỗi nhớ nhung khắc khoải, đúng như chính bản thân Tố Hữu đã khẳng định trong bài thơ: “Nhớ gì như nhớ người yêu/Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”. Bởi vậy, bài thơ trở nên da diết, thiết tha hơn trong sự hòa quyện của mối quan hệ khăng khít giữa con người và khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc. Qua đó vừa làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, đầy sức sống của thiên nhiên, vừa khẳng định sự ân tình, thủy chung trong con người Việt Bắc.

Khổ thơ là bức tranh tứ bình đẹp đẽ, mang những đặc điểm riêng của bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa đông với sắc đỏ nổi bật:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng

Màu xanh thẫm của đại ngàn được tác giả khắc họa thật đẹp, nhưng nổi bật nhất trong bức tranh ấy không phải là màu xanh bạt ngàn của mà là màu đỏ rực của hoa chuối. Bằng bút pháp chấm phá, Tố Hữu đã khiến cả bức tranh bừng sáng. Dù bức tranh mùa đông, nhưng không hề u ám, lạnh lẽo mà trái lại với sắc đỏ bức tranh càng trở nên ấm nóng, ngập đầy sức sống hơn. Trong bức tranh ấy, con người xuất hiện thật chủ động và khỏe khoắn. Con dao - vật dụng lao động của người dân Việt Bắc, lại một lần nữa được ánh sáng của mặt trời làm cho bừng sáng. Con người ở trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên nhưng không hề bé nhỏ mà mang trong mình nét hiên ngang, hùng dũng giữa núi rừng.

Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống với sắc trắng tinh khôi của loài hoa mơ:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Hoa mơ - một loài hoa giản dị, mộc mạc nhưng đầy thanh cao, tinh khiết. Sắc trắng của hoa mơ khiến không gian rừng núi càng trở nên đẹp đẽ, tươi sáng hơn. Tương ứng vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân là hình ảnh “người đan nón” với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo. Họ hiện lên là những người lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo “chuốt từng sợi giang”.

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Vẻ đẹp của thiên nhiên được khắc họa rõ nét nhất trong bức tranh mùa hè, vừa có màu sắc vừa có âm thanh. Màu vàng đặc trưng của mùa hè và âm thanh ve kêu rộn rã khiến cho sức sống mùa hạ như bừng thức, trỗi dậy. Câu thơ đầu tiên là một câu thơ rất hay và giàu ý nghĩa, có thể hiểu tiếng ve kêu đã tác động, khiến cho rừng phách đổ vàng; nhưng cũng có thể hiểu là tiếng ve kêu trong rừng phách. Dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, giàu sức sống. Nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên là người con gái xuất hiện thật thân thương, ngọt ngào - “cô em gái”. Giữa con người và thiên nhiên có sự đồng điệu, hô ứng với nhau, cô em gái cũng đang ở độ tuổi đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nhất, cũng như thiên nhiên ngập đầy sức sống. Mặc dù cô em gái chỉ xuất hiện một mình nhưng không hề tạo cảm giác cô đơn mà vẫn vô cùng đẹp đẽ, khỏe khoắn.

Khổ thơ kết lại bằng bức tranh mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Ánh trăng vàng trải dài khắp rừng núi khiến cho bức tranh thêm phần lung linh, huyền hảo. Đồng thời bức tranh đó cũng tái tạo không khí yên bình, thanh tĩnh trong đêm khuya. Bởi vậy ánh trăng không đơn thuần là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng của hòa bình. Con người được khai thác qua hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người dân Việt Bắc, đó là những câu hát giao duyên, đầy ân tình, thủy chung.

Bằng lớp ngôn từ giản dị, giọng điệu tâm tình ngọt ngào, Tố Hữu đã đem đến cho bạn đọc một thiên nhiên Việt Bắc tràn đầy sức sống, một người dân Việt Bắc khỏe khoắn, cần cù, yêu lao động. Đoạn thơ đã cho thấy sự hòa điệp nhịp nhàng, giữa con người và thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh cho thiên nhiên và con người nơi đây.

CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA TNÚ VÀ VIỆT :

a. NHÂN VẬT TNÚ :

- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ.

- Tnú rất gắn bó với cách mạng :

+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng. 

+ Tnú bị giặc bắt khi làm liên lạc, bọn giặc đã khủng bố, tra khảo anh: "Cộng sản ở đâu". Tnú đã dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Cộng sản ở đây này". Sau câu trả lời ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.

+ Khi trưởng thành: thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng, bàn tay bị cụt đốt nhưng vẫn đi bộ đội, vẫn cầm súng đánh giặc...

+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. 

- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng,  gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con...

- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .

b. NHÂN VẬT VIỆT :

- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.

- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn,  nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :

+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.

+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.

+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.

+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.

- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.

3. VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ :

- Đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.

- Dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc nhưng ở họ luôn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thủy chung với cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam qua các thế hệ .

4. ĐÁNH GIÁ :

- Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mỗi nhà văn :

+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.

+  Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cách sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thời đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.

⟹ Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau .

    Chúc bn học tốt

Bài làm

Bạn vào đây để tham khảo nhé

Cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú SGK Ngữ văn 12

# Chúc bạn học tốt #

17 tháng 3 2017

* Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

* Cảnh và người Việt Bắc rải rác trong toàn bộ bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.

  - Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.

  - Tám câu còn lại là những nét ấn tượng nhất về cảnh và người.

   + Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)

   + Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)

* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

31 tháng 10 2021

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại nước nhà, một cây bút trữ tình chính trị nổi bật với những bài thơ lưu lại trong trái tim người đọc nhiều dấu ấn, cảm xúc. “Việt Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường thơ ông, góp phần khẳng định tên tuổi, tâm hồn và tài năng của hồn thơ này. Trong tác phẩm, đoạn thơ thứ năm đã thực sự để lại nhiều nghĩ suy trong tâm hồn mỗi bạn đọc, góp vào sự sâu sắc và độc đáo của bài thơ.

Nhà thơ Tố Hữu là người con đất Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, cái nôi của văn học dân gian Việt Nam. Có lẽ những nét đẹp của mảnh đất ấy đã bồi tụ nên một hồn thơ dạt dào cảm xúc, sáng tác nên những vần thơ, trang thơ đượm sâu tình cảm, cảm xúc. Nói đến Tố Hữu và sự nghiệp văn học của ông, nhiều người nói chặng đường thơ ông gần như song hành với những giai đoạn lịch sử quan trọng, đáng nhớ của dân tộc. Những tác phẩm ở mỗi thời kỳ của nhà thơ đều có những nét đẹp riêng lưu lại nhiều ấn tượng. Việt Bắc, cái nôi của Cách mạng Việt Nam, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền đất ấy, con người ấy đã chắp cánh cho hồn thơ người nghệ sĩ, người cán bộ cách mạng Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ thứ năm trong tác phẩm được đánh giá là một đoạn thơ đặc sắc với nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật ý nghĩa.

Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”

Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng, là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước.

Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:

"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”

Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh, vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”

Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau những giờ phút chiến đấu ác liệt. Văng vẳng trong không gian thanh bình ấy là tiếng “mõ rừng chiều” gọi trâu về của người lao động. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya, tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên.

Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.

31 tháng 10 2021

Dàn ý mà cậu

31 tháng 3 2020

Giúp mình viết bài này vs mn

21 tháng 4 2019

Phân tích đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:

- Lời đoạn thơ như khúc hát ân tình, tha thiết về Việt Bắc, quê hương cách mạng trong thời kháng chiến

- Bên cạnh bức tranh đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, tình cảm của người lính cách mạng là vẻ đẹp của tự nhiên

   + Bức tranh tứ bình về Việt Bắc được tái hiện đạt tới sự tinh tế

   + Bức tranh mùa xuân ấm áp, rực rỡ: hoa chuối đỏ tươi

   + Mùa xuân với gam màu trắng của hoa mơ, hoa mận gợi lên cảnh núi rừng tràn đầy sức xuân, sự tinh khiết

   + Bức tranh mùa hè với màu vàng rực rỡ của rừng cây vào thu, hòa quyện với âm thanh tiếng ve kêu nét đặc trưng mùa hè

   + Hình ảnh con người nổi bật giữa không gian núi rừng càng khiến câu thơ trẻ nên ngọt ngào, thi vị hơn

   + Với hình ảnh của những khung cảnh Việt Bắc xuất hiện trước mắt người đọc với tiếng hát của con người, sự hài hòa giữa cảnh và người tạo nên sự nổi bật cho nhau.

   + Bức tranh thứ tư rừng thu Việt Bắc trở nên mênh mông, nhưng không hề lạnh lẽo bởi có tiếng hát hòa quyện với hình ảnh ánh trăng êm đềm, thanh bình

- Việt Bắc được xem là sự tài hoa của Tố Hữu, nhà thơ thể hiện sự tinh tế của mình bởi sự dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa, bức tranh thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp, tâm hồn của con người.