Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn xương rồng, trừ nhánh Pereskioideae phân loại dưới-họ (xem ảnh bên), có lá tiêu biến rất đáng kể. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15-30cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc[1] đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.[2]
Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm (..??). Loài xương rồng Saguaro (Carnegiea gigantea) có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10cm. Cây xương rồng "Gối bông của mẹ chồng" nhỏ nhất ở quần đảo Canaria cao 2m50 và đường kính là 1m, cho bông mỗi 6 năm. Đường kính hoa xương rồng khoảng 5-30cm màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy.
Con người trồng xương rồng ở khắp nơi trên thế giới, nhắc đến nó ai cũng liên tưởng với một loài cây trồng chậu, một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng có khí hậu nhiệt đới. Nó còn hình thành cảnh quan khô cằn trong những hoang mạc, hay làm nên những hòn non bộ. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Australia, lượng nước sử dụng rất thiếu thốn, nên loài thực vật chịu-hạn chiếm ưu thế. Số lượng loài phát triển nhanh chóng, như các loài: Echinopsis, Mammillaria và Cereus, bên cạnh các loài khác. Nhêều loài còn đóng vai trò chủ yếu như: xương rồng Gối bông của mẹ chồng , xương rồng Golden Barrel dekha.
Người ta thường trồng xương rồng thành hàng rào, ở những vùng sâu vùng xa thiếu điều kiện kinh tế hoặc thiếu thốn nguồn nguyên liệu tự nhiên. Như khu bảo tồn Masai Mara, Kenya là một ví dụ. Xương rồng được dùng trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà và chống trộm, nhiều mục đích khác nữa. Gai nhọn của xương rồng gây đau buốt cho kẻ trộm, khiến chúng phải thoái lui và bỏ ý định ban đầu của mình. Tuỳ loại, mà sự kết hợp hình dạng xương rồng và hình dạng hàng rào sao cho thẩm mỹ nhất.[3]
Như các loại cây trồng khác, xương rồng cũng được sử dụng với mục đích thương mại, nhiều cây cho trái ăn được như giống: xương rồng lê gai thanh long. Opuntia còn là giống cây dụ loài rệp son (hay con gọi là bọ diệp chi, dùng cho công nghiệp nhuộm ở Trung Mỹ).
Loài eneyote, Lophophora williamsii, được biết đến như một vị thuốc an thần của thổ dân châu Mỹ. Nhiều loài của chi Echinopsis (trước đây là Trichocereus) có đặc tính an thần. Như loài xương rồng San Pedro, mẫu vật có thể tìm dễ dàng trong các vườn ươm, có chứa hoạt chất mescaline.
Hầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao. Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải sưởi sáu tiếng đồng hồ.
Thi thoảng nên tưới xương rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Để kiểm tra xem cây có đang thiếu nước không, chúng ta dùng một que tùng bách California đỏ cắm vào đất, nếu nó có phần sậm màu hơn màu của cả que thì đất vẫn ẩm.
Xương rồng đẹp, độc đáo, ấn tượng, hùng vĩ hơn bất cứ loài cây xanh tự nhiên nào chúng ta từng biết tới trong vẻ giản dị vạm vỡ đầy chất hàn lâm.
Trong cây hẳn chất chứa nguồn năng lượng tự thân cuộn trào, bền bỉ trước mọi phong vận. Rất nhiều trong số họ Xương rồng hữu ích cho con người và nhiều loài vật khác: Cây cho quả, cho hoa, Cây làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc chữa một số chứng bệnh, Cây điều hòa sinh thái trong những vùng khắc nghiệt. làm cảnh quan tại một số công viên lớn nhỏ, từng chậu nhỏ xinh còn có tác dụng hóa rã từ trường của những thiết bị điện, máy tính …Thật đa dụng vô chừng.
Cây xương rồng lầm lũi, trơ trụi luôn gợi cho chúng ta nhiều suy tư trong cuộc đời về sự can trường và vĩnh hằng.
Cái vẻ bề ngoài gai góc mà bên trong căng đầy năng lượng của Xương rồng còn được làm Câyphong thủy trong văn hóa phương đông. Phong thủy cây xanh hãy đơn giản hiểu là nơi nào ta thấy trống vắng, đem lại cảm giác kém yên ổn, khiến ta linh cảm về những điều kém tốt lành, thân thiện, hẳn nơi đó có thể đặt cây Xương rồng nhỏ xinh cho lan tỏa năng lượng sống.
Hãy đừng vội quan niệm về vẻ ngoài của Cây bởi duyên ngầm hòa trong vẻ gai góc thô kệch làm nên đẹp đậm đà khác biệt. Những cái lý về sự cân bằng sau mà ai ai cũng tường: Trong âm có dương - Trong dương có âm hoặc Trong phúc có họa - Trong họa có phúc; Trong nguy có cơ - Trong cơ có nguy … Thiện ác luôn kề cận nhau. Cái gai góc và sự căng tròn nà nuột - Chúng luôn song hành và cuộc sống của vạn vật được khải hoàn, thẩm thấu những triết lý đó chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn sâu lắng đầy năng lượng của mỗi chậu cây Xương rồng khi chúng hiện diện tại mỗi không gian sống.
Hãy sống với cây xanh miễn là nó xinh xắn hữu ích. Ta cùng vô tư với chúng và một cuộc cộng sinh thiện mỹ sẽ bắt đầu. Ta yêu chúng, chúng yêu ta khởi nguồn cho bao điều kỳ diệu sắp tới như vẻ đẹp khó so sánh, lay động trong mỗi sắc hoa Xương rồngkhiêm nhường.
Nhìn cho kĩ đi, xem ai trả lời trước. Mình trả lời câu hỏi này lúc 19: 27, mai phương anh trả lời câu hỏi này lúc 19:58!!!!! Đúng là đồ " Nhìn mặt mà bắt hình dong" !!!!!
Xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ, hay tinh khiết như một đóa sen mộc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và một thân hình thô kệch. Nhưng núp trong cái dáng vẻ xấu xí đó; là một sức sống mãnh liệt mà không có một loại cây hoa nào có thể so sánh được.
Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’
Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Bên cửa sổ, em đặt những chậu cây cảnh nhỏ rất đáng yêu, trong số đó em thích nhất là chậu cây xương rồng.
Xương rồng vốn nổi tiếng trên vùng sa mạc đầy cát và nắng gió. Còn cây xương rồng trong chậu cảnh của em bé nhỏ và mềm mại hơn. Nó không lớn mà nho nhỏ, mọc sát mặt đất, cao chừng 10 centimét. Nhìn nó ngộ như một chú bé lùn, lũn cũn đội cái nón là bông hoa trên đầu. Để phù hợp với khí hậu khô nóng, thân cây xương rồng mập mạp tích trữ đầy những nước. Hình dạng của nó xem ra cũng gai góc với những cái gai đâm ra như muốn đe doạ. Nhưng cánh hoa của chúng rất quyến rũ với màu sắc rực rỡ, cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm. Đài hoa khá lớn và có nhị hoa bên trong. Cây xương rồng có vị đắng như là kết quả của quá trình hình thành, phát triển trên sa mạc, bên trong cây thỉnh thoảng còn có nhựa đục nữa. Xương rồng dễ sống và thích nghi, vì thế việc chăm sóc nó cũng khá đơn giản. Thỉnh thoảng, em pha chút nước ấm tưới cho cây nhưng chỉ cần tưới một chút nước thôi nếu không cây xương rồng sẽ bị sặc nước.
Có những chậu cảnh nhỏ khiến cho ngôi nhà thêm ấm cúng hơn, nhất là chậu xương rồng vừa đẹp vừa dễ chăm sóc. Vì thế, nó được cả nhà em rất yêu quý
Tham khảo:
Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa… Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi? Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy! Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến. Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng. Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất. Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt. Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng. Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải… Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng. Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!
Ở Quảng Ngãi mùa này đến bất kì vùng quê nào cũng thấy thấp thoáng những hàng cau trổ hoa. Khắp các làng quê từ huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh … đều thấy những hàng cau đang vi vu đẩy hương thơm bay vởn luồn sâu vào trong gió tạo nên một không gian rất riêng của hoa cau khi đi vào làng.
Hạ về là thời gian những hàng cau xanh mướt trước hiên nhà trổ hoa trắng muốt mang theo hương thơm dìu dịu nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế. Thật không gì bằng được đứng dưới cây cau đẫm mình trong hương cau và nghĩ về cuộc sống ở quê nhà.
Cây cau là hình ảnh gắn liền với làng quê. Nó cho mỗi người sinh ra và lớn lên từ làng cảm nhận đầy đủ nét đẹp bình dị nơi thôn dã.
Vào mỗi dịp trăng rằm tròn vành vạnh dưới bầu trời trong vắt khi thiên nhiên được nhuốm một màu sáng bạc của ánh trăng thì cùng lúc từng chùm hoa cau cũng đung đưa theo gió phảng phất hương thơm. Cái mùi thơm lạ lạ chỉ có ở vùng quê. Hoa cau không nồng nàn nhả hương như hoa sữa hay hoa nhài. Sắc của hoa cau cũng không rực rỡ như hoa hồng, hoa cúc mà dưới từng sợi nắng tinh khôi của buổi bình minh ánh lên nhành cau xanh mướt điểm tô bằng những hoa cau chúm chím trắng tinh càng làm hoa cau thêm đẹp và xính phần tinh tế. Hoa cau có điểm đặc biệt là lâu héo tàn. Có lẻ vì thế mà hoa cau được mọi người ưa thích bên cạnh màu sắc và hương thơm.
Hoa cau là nét đẹp riêng của quê với mùi hương thoang thoảng đượm khắp thôn xóm, nó nương vào gió vào nắng làm nên vẻ lung linh diệu kỳ.
Hoa cau nở quanh năm nhưng rộ nhất vào mỗi độ đầu hạ. Khi ấy hoa bung trắng và chỉ cần một cơn gió nhẹ bay ngang cũng làm cho khoảng sân trước nhà rải trắng màu hoa để rồi lũ trẻ nông thôn bất chấp cái nắng oi ả của vùng đất khắc nghiệt thỏa thê nhặt hoa cau.
Để rồi mỗi dạo phải xa nhà thì hương cau đã trở thành hồn quê vương vấn bước chân người đi xa trở về. Bởi với mỗi ai đã từng lớn lên cùng hương cau sẽ không sao quên được mùi hương thoang thoảng pha vào đất quê nuôi lớn tâm hồn những trẻ thơ và cho từng người sự cảm nhận đầy đủ tình yêu với quê nhà.
Ấn tượng của bạn ở trường về cây cối là gì vậy? Còn tôi, mỗi khi nhớ đến câu hỏi này, tôi lại nghĩ về cái cây xà cừ giữa sân trường tôi. Không biết cây được trồng từ bao giờ, tôi chỉ biết khi tôi bước vào lớp 1, bóng mát của cây xà cừ đã che chở cho tôi. Nó đã gắn bó với tôi như một người bạn theo cùng năm tháng.
Bây giờ, cây xà cừ đã bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Có lẽ, cây gần trăm tuổi. Nhìn từ xa, cây xà cừ như một người khổng lồ đội chiếc mũ màu xanh thẫm. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây to cao, sần sùi với những tán lá dày đặc. ở dưới gốc, mấy chiếc rễ lớn chồi lên như mời gọi chúng tôi ngồi trên đó để tránh nắng. Trên cao, cành cây chĩa ra thành nhiều nhánh, không đếm xuể.
Khi mùa hạ đến, xà cừ cũng ra hoa. Hoa xà cừ nhỏ li ti như những đốm sáng lạ lùng, phải tinh mắt lắm mới nhận ra được. Nụ hoa xanh mướt như chồi non mới nhú, tròn vo giống những hạt tấm lớn màu vàng nhạt. Qủa xà cừ xù xì, màu nâu xám to như vốc tay, tròn như quả bóng bàn đung đưa. Qủa già rụng xuống thường vỡ làm ba, bốn mảnh. Tôi luôn tự hỏi: “Chẳng hiểu sao từ những bông hoa nhỏ xíu, mỏng manh ấy lại kết thành những quả rắn chắc, lạ lùng đến thế
Xà cừ trút lá vào mùa xuân, lúc vạn vật đang đâm chồi, nảy lộc. Chỉ một hai tuần, xà cừ đã thay hết lá, khi chiếc lá vàng cuối cùng rụng xuống thì trên những cành cây khẳng khiu kia vô số chồi non đã giăng đầy.
Xà cừ đã sống trong tôi với bao kỷ niệm: Giờ giải lao, chúng tôi thường ngồi dưới gốc cây hóng mát, nói chuyện thật vui vẻ. Bóng mát của xà cừ đã theo tôi trong mỗi bước đến trường. Dù mai đây, dẫu phải rời xa mái trường thân yêu, nhưng trong tim tôi vẫn mãi mãi khắc ghi hình ảnh đẹp đẽ về cây xà cừ và những kỷ niệm thân yêu của một thời cắp sách.
Bn tham khảo nha !!!
Văn Biểu Cảm
Nêu cảm nhận riêng của em về cây phượng
Bài làm
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò."
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.
Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò."
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.
Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
Thế giới xung quanh chúng ta trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa biết bao khi ta biết yêu quý, trân trọng và cảm nhận vẻ đẹp của chúng. Và trong thế giới ấy, em yêu quý nhất là cây phượng vĩ.
Đó là cây phượng đứng sừng sững ở góc sân trường- khoảng sân đã gắn bó với em hai năm học cấp hai. Tình yêu dành cho cây phượng giống như sự nâng niu, gìn giữ những kỉ niệm dưới mái trường yêu dấu, nơi thanh xuân đẹp đẽ của mỗi con người. Không biết cây phượng có tự bao giờ nhưng em nghe bác bảo vệ kể lại rằng từ ngày thành lập trường, cây phượng đã trồng nơi đây. Đến nay cây cũng đã hơn hai mươi tuổi, trở thành một trong những cây nhiều tuổi nhất trên sân trường. Nhìn từ xa cây như một chiếc ô khổng lồ che mát cả một khoảng sân rộng.
Rễ cây to, tròn và đâm sâu xuống lòng đất mẹ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Có những chiếc rễ ngoằn nghèo mọc chồi lên mặt đất như những con trăn khổng lồ và đó cũng là chỗ ngồi lí tưởng để trò chuyện, học bài của chúng em vào mỗi giờ giải lao. Thân cây mọc thẳng đứng lên phía trời xanh, cao khoảng hơn 10 mét. Thân cây to đến mức phải hai bạn học sinh ôm mới xuể. Nó khoác lên mình tấm áo màu nâu sẫm, xù xì và thô ráp nhưng bên trong là những mạch gỗ đang ngày ngày vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây.
Từ phía ngọn cây mọc ra biết bao là cành lá, đâm ra tứ phía như những cánh tay đón nắng đón gió của đất trời khoáng đạt. Mùa xuân cây phượng đâm chồi nảy lộc để rồi hè đây, lá cây lại xanh ngát một màu mát mẻ. Lá phượng không to như lá của các loài cây khác mà nhỏ li ti như lá me. Mỗi khi có một cơn gió nhẹ thoảng qua, hàng trăm chiếc lá lại thi nhau lìa cành, chao liệng giữa không trung rồi đáp xuống đất một cách nhẹ nhàng và thanh thản.
Khi những tiếng ve râm ran trong vòm lá, khi những bạn học sinh cuối cấp đang gấp rút chuẩn bị cho mùa thi căng thẳng thì cũng là lúc phượng ra hoa như để xoa dịu đi cái nắng gay gắt và chói chang của ngày hè oi bức. Những bông hoa phượng mới đẹp làm sao, một vẻ đẹp rất riêng, rất đặc trưng như chính thời học sinh vậy. Hoa phượng không mọc riêng lẻ mà kết thành từng chùm trông rất đẹp. Mỗi bông hoa có năm cánh hoa, nhỏ nhỏ xinh xinh hình tròn. Mỗi cánh hoa khoác lên mình màu đỏ thắm rực rỡ, mềm mại và khẽ đung đưa trước gió như những cánh bướm non. Màu đỏ ấy của mỗi bông hoa cùng nhau kết lại thành một vùng trời màu đỏ, như một ngọn đuốc rực cháy cả một góc sân trường. Điều đặc biệt là ngoài năm cánh nàu đỏ, mỗi bông goa còn có một cách lốm đốm vàng như tô điểm cho mày đỏ vốn rực rỡ kia. Hương hoa phượng không ngào ngạt như hoa ly mà chỉ thoang thoảng trong không khí. Chỉ thế thôi cũng để để thu hút các anh ong chị bướm đến hút những giọt mật tinh túy.
Cây phượng không chỉ là cây che bóng râm, che nắng, che mưa mà đó còn là loại cây gắn bó nhất với tuổi học trò.
Cây phượng nơi góc sân cứ lặng lẽ theo năm tháng đã chứng kiến sự khôn lớn, trưởng thành của bao thế hệ học sinh, là chứng nhân của bao cuộc chia tay bịn rịn của thầy cô và bè bạn. Nơi đây, dưới tán cây này còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi học trò- quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người.
Em rất yêu quý cây phượng, một tình yêu hồn nhiên và trong sáng đến lạ thường như yêu
Hok tốt
Trong cây hẳn chất chứa nguồn năng lượng tự thân cuộn trào, bền bỉ trước mọi phong vận. Rất nhiều trong số họ Xương rồng hữu ích cho con người và nhiều loài vật khác: Cây cho quả, cho hoa, Cây làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc chữa một số chứng bệnh, Cây điều hòa sinh thái trong những vùng khắc nghiệt. làm cảnh quan tại một số công viên lớn nhỏ, từng chậu nhỏ xinh còn có tác dụng hóa rã từ trường của những thiết bị điện, máy tính …Thật đa dụng vô chừng. Cây xương rồng lầm lũi, trơ trụi luôn gợi cho chúng ta nhiều suy tư trong cuộc đời về sự can trường và vĩnh hằng. Cái vẻ bề ngoài gai góc mà bên trong căng đầy năng lượng của Xương rồng còn được làm Cây phong thủy trong văn hóa phương đông. Phong thủy cây xanh hãy đơn giản hiểu là nơi nào ta thấy trống vắng, đem lại cảm giác kém yên ổn, khiến ta linh cảm về những điều kém tốt lành, thân thiện, hẳn nơi đó có thể đặt cây Xương rồng nhỏ xinh cho lan tỏa năng lượng sống.
Hãy đừng vội quan niệm về vẻ ngoài của Cây bởi duyên ngầm hòa trong vẻ gai góc thô kệch làm nên vẻ đẹp đậm đà khác biệt. Những cái lý về sự cân bằng sau mà ai ai cũng tường: Trong âm có dương - Trong dương có âm hoặc Trong phúc có họa - Trong họa có phúc; Trong nguy có cơ - Trong cơ có nguy … Thiện ác luôn kề cận nhau. Cái gai góc và sự căng tròn nà nuột - Chúng luôn song hành và cuộc sống của vạn vật được khải hoàn, thẩm thấu những triết lý đó chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn sâu lắng đầy năng lượng của mỗi chậu cây Xương rồng khi chúng hiện diện tại mỗi không gian sốngHãy sống với cây xanh miễn là nó xinh xắn hữu ích. Ta cùng vô tư với chúng và một cuộc cộng sinh thiện mỹ sẽ bắt đầu. Ta yêu chúng, chúng yêu ta khởi nguồn cho bao điều kỳ diệu sắp tới như vẻ đẹp khó so sánh, lay động trong mỗi sắc hoa Xương rồng khiêm nhường.
Đã bao giờ bạn dành thời gian để ngắm một cây xương rồng rồi tự hỏi: “Tại sao cây xương rồng lại có thể sống trong bất kỳ thời tiết nào cũng được?”
Vâng, cây xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ, hay tinh khiết như một đóa sen mộc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và một thân hình thô kệch.Nhưng núp trong cái dáng vẻ xấu xí đó là một sức sống mãnh liệt mà không có một loại cây hoa nào có thể so sánh được
Ngày xưa nhà tôi cũng có một mảnh vườn nhỏ, ở đó được trồng rất nhiều loại hoa. Nào hồng bạch, cúc trắng, lưu ly và dĩ nhiên là có cả một cây xương rồng nữa. Cứ mỗi buổi chiều về, tôi vẫn thường ra đấy dạo mát. Tôi hay nhìn thấy tất cả những bông hoa trong vườn đều héo queo, vì thời tiết quá nóng bức.Duy nhất chỉ có một mình xương rồng là vẫn tươi tốt. Kể từ đó tôi bắt đầu yêu cây xương rồng, bởi nó đã làm cho tôi hiểu ra một điều rằng: “Tuy tôi không được may mắn như những người khác nhưng tôi vẫn phải sống, sống một cuộc sống thật có ích!”
Hoa xương rồng có vẻ bề ngoài cứng rắn và mạnh mẽ bởi những chiếc gai bên ngoài nhưng ẩn sâu bên trong là đóa hoa rất đẹp với nhiều màu sắc. Đó là sự kiên cường, phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Dẫu cho bạn sinh ra không gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, nhưng bạn hãy thử nhìn cây xương rồng kia đi. Nó vẫn tươi xanh, mặc cho mình được trồng trên mảnh đất khô cằn, hay trên một bãi cát đầy nắng và gió. Vì một lẽ xương rồng đã biết vượt qua mọi thách thức của thời tiết, tiềm ẩn trong nó một sức sống mảnh liệt để vươn lên và mang lại một màu xanh cho đời.
Cây xương rồng cũng là biểu tượng cho một tình yêu mãnh liệt. Cũng như cây hoa xương rồng, tình yêu cần được sự chăm sóc, yêu thương và vun đắp tình cảm giữa hai người. Tình yêu luôn có lúc sóng gió, thử thách nhau nhưng có sự thông cảm, hiểu và yêu thương nhau thì đều sẽ vượt qua tất cả để rồi kết quả là đóa hoa đẹp, ngọt ngào chứa đựng những tình cảm chân thành.
Trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc sống, tưởng chừng như đã bế tắc nhưng bạn đừng bao giờ từ bỏ ước mơ và hy vọng bởi không có gì là không thể xảy ra. Niềm tin và sức mạnh sẽ giúp ta tìm được, Điều Kỳ Diệu là những gì nhỏ nhoi mà gần gũi trong cuộc sống.!