K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2021

các bạn giúp mình với

9 tháng 11 2021

Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.

Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:

Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào

Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:

Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.

21 tháng 12 2023

Em không biết

 

11 tháng 12 2024

Bài của thầy 

9 tháng 11 2021

Bài thơ của Trần Đăng Khoa khiến em có một cảm giác lâng lâng khó tả. Bài thơ nói lên cả cuộc đời mẹ vất vả vì con. Những nắng mai cháy sạm làn da của mẹ. Rồi những lúc bệnh tật chỉ trông chờ vào con. Những trò hề những lúc mẹ ốm của con thật cảm động. Nó mang nhiều màu sắc về tình mẫu tử của người con đối với mẹ và người mẹ đối với con.

nhớ tíck

9 tháng 11 2021

CỦA  TRẦN ĐĂNG KHOA NHA

13 tháng 3 2022

tham khảo

Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.

      Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.

     Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!

     Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.

          Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!

13 tháng 3 2022

TK

 

Mẹ tôi vốn vui tính, thích nói thích cười, dẫu cho công việc nhà nông hằng ngày vất vả. Vậy mà mấy hôm nay, mẹ ốm phải nằm một chỗ.

      Mẹ nằm thiêm thiếp sau cánh màn buông lỏng. Ruộng vườn vắng bóng dáng cặm cụi cuốc cày của mẹ. Chắc là nắng mưa bao năm lặn trong đời mẹ giờ đây đã làm cho mẹ ốm. Khắp người mẹ nóng ran, đau nhức, khiến mẹ khó chịu vô cùng.

     Cô bác trong làng kéo đến hỏi thăm. Người cho trứng, người cho cam. Anh y sĩ ở trạm y tế cũng vào khám bệnh và phát thuốc. Mẹ cố gượng cười cảm ơn. Nhìn vẻ tiều tuỵ của mẹ, em thương đứt ruột!

     Sáng nay, bất chợt trời đổ mưa rào. Cơn mưa ập đến rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Mặt trời lại toả nắng giữa không trung bao la. Trong vườn, ríu rít tiếng chim và thơm ngát mùi trái chín đầu mùa. Chừng như cảm thấy cơn bệnh đã lui, mẹ bước xuống, lần giường tập đi từng bước. Đôi chân cả đời đi gió đi sương, giờ run rẩy đỡ tấm thân gầy của mẹ.

          Tự đáy lòng, em cầu mong mẹ mau hết bệnh, ngày ăn ngon miệng, tối ngủ ngon giấc, để rồi mẹ lại tiếp tục những công việc đồng áng quen thuộc, lại đọc Kiều, ngâm Kiều và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Mẹ ơi! Mẹ là những gì quý giá nhất! Mẹ là quê hương, đất nước, tháng ngày của con!

16 tháng 3 2022

Tham khảo

Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.

Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:

Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào

Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:

Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.

16 tháng 3 2022

lười

23 tháng 12 2021

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.

Những câu thơ mở đầu, người con đã bộc lộ tâm trạng cảm xúc khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Khung cảnh thời tiết càng làm cho nỗi nhớ trở nên sâu nặng hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh này trong bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhắc người cháu nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà. Đồng thời còn thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, đất nước:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Nhà thơ đã tái hiện những hình ảnh vô cùng quen thuộc có thể bắt gặp ở mỗi làng quê xưa:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ trong nhà đều có đôi bàn tay của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Khi đọc đến hai câu thơ cuối cùng, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người con dành cho mẹ:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc.

Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Từ đó, mỗi người đọc thêm yêu hơn, trân trọng hơn những người mẹ của mình.

1 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Tuổi thơ chúng ta luôn được sống trong tình yêu thương của mẹ. Với tôi mẹ là người tôi yêu quý và kính trọng nhất. Mẹ nuôi dạy chăm sóc chị em tôi vì bố tôi luôn đi làm xa.

Hôm ấy ở lớp tôi cảm thấy nhức đầu, người hơi lạnh nôn nao. Tôi cố gắng đi về đến nhà. Mọi ngày bước chân đến cửa tôi đã gọi: "Mẹ ơi" và chạy vào tìm mẹ. Hôm nay bước chân đến cửa tôi đứng không vững mặt tái đi.

Mẹ nhìn thấy tôi như vậy liền chạy vội đến bên tôi dù rất mệt nhưng tôi vẫn nhận thấy khuôn mặt mẹ nhợt nhạt môi run run: "Con ơi con làm sao thế này?" Mẹ dìu tôi vào giường.

Mẹ đắp chăn cho tôi xoa dầu cho nóng khắp người tôi. Đôi bàn tay mềm mại ấm áp như truyền hơi ấm cho tôi làm tôi bớt đi cảm giác ớn lạnh. Vừa xoa đầu mẹ vừa nói giọng xót xa: "Khổ thân con, đã ốm lại phải đi bộ về". Uống xong bát nước gừng nóng pha đường thấy người nhẹ hẳn thế rồi tôi thiếp đi. Bỗng tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi: "Con ơi dậy ăn bát cháo nóng đi". Lúc này tôi mới ngắm kĩ mẹ. Gương mặt mẹ tròn phúc hậu đã có những vết nám mờ mờ nhưng không làm mất đi vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ đã đứng tuổi. Đôi mắt mẹ mới âu yếm làm sao, trong đôi mắt ấy đầy nỗi lo âu và chan chứa tình yêu thương. Mẹ ngọt ngào dỗ dành tôi như tôi còn bé lắm. Cái miệng xinh xắn của mẹ thổi nhẹ từng thìa cháo. Tôi bỗng thấy người mẹ của tôi là người mẹ đẹp nhất trong tâm hồn tôi. Cả vết nám, cả đôi mắt thâm quầng…Tất cả đều đẹp.

 

Ơi! mẹ của con, người mẹ đã chịu bao vất vả nhọc nhằn lo toan chăm chút các con. Mẹ là người mẹ tuyệt vời, con rất cần có mẹ ở bên. Khi vui và cả những lúc buồn đau ốm yếu như thế này. Con yêu mẹ nhất trên đời mẹ ạ!

Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. "Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà." Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày... 

9 tháng 12 2021

Tham Khảo:
Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.

 

9 tháng 12 2021

cảm ơn bn nhiều nhé ^^