Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. MỞ BÀI
- Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.
- Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.
2. THÂN BÀI
a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.
- Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.
- Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.
- Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
- Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.
- Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.
- Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:
- giọt sương treo đầu ngọn cỏ;
- giọt mưa xuân
- giọt âm thanh tiếng chim
- Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Sơ kết:
- Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.
- Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!
b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
- Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
- Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.
- Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.
- Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.
- Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.
- Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.
- Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.
- Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.
- Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.
Sơ kết:
- Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
- Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.
c). Đánh giá chung:
c.1) Điểm chung:
- Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.
- Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.
c.2) Điểm riêng:
- Mùa xuân nho nhỏ:
- Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;
- Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.
- Sang thu:
- Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;
- Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;
- Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.
3. KẾT BÀI
- Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.
- Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
Tham khảo:
Bài thơ “Ngắm trăng” được trích trong tập “Nhật kí trong tù”, vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vừa chứng minh cho tinh thần lạc quan yêu đời của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
tham khảo
Trăng từ lâu đã trở thành một thứ ánh sáng vô cùng linh lung huyền ảo mà quen thuộc trong thi ca. Dường thi thi sĩ nào cũng yêu thích người bạn trăng của mình mà “phát lời” ra ngôn ngữ những bóng trăng đổ tràn trên trang giấy. Có lẽ cũng xuất phát từ một tâm hồn yêu trăng như thế mà ngay trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn có những vần thơ về trăng thật sinh động, dạt dào.
Chân dung của Bác hiện lên với một hoàn cảnh không hề thơ mộng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ mở đầu là sự diễn tả hoàn cảnh mà Bác đang mang, đó là trong ngục, mà trong ngục tối thì “không rượu, không hoa”. Câu thơ hiển nhiên được nói với một ngữ điệu thản nhiên như không. Trong tù, điều kiện không có, đến nước cũng phải thay phiên để uống hay rửa mặt thì làm sao lại có thể có rượu, có hoa. Thế nhưng khi “đối” diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Có lẽ rằng những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù không làm cho tâm trạng trước cảnh đẹp thiên nhiên của người tù giảm đi hay cảnh thiên nhiên đêm ấy đẹp tới mức những thiếu thốn kia bị lu mờ cả? Thiên nhiên tươi sáng mời gọi con người cùng chung vui khiến cho không một tâm hồn nào có thể “hững hờ” với nó đặc biệt, Bác có một tâm hồn thi sĩ vô cùng nhạy cảm lại càng không thể cảm thấy rạo rực hứng cảm trước một cảnh đêm đẹp. Và ta có chút tò mò rằng vì đâu mà đêm ấy có vẻ đẹp mê hồn đến vậy, thì ra là do có sự xuất hiện của vầng trăng:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Khi xưa, các tao nhân mặc khách có thú vui tao nhã là uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Bác lúc này với hoàn cảnh không có rượu nhưng vẫn thưởng nguyệt, làm thơ hết sức say sưa. Hai câu thơ cuối tạo sự đăng đối cho ý thơ. Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ tuy có khoảng cách về địa lí nhưng tâm hồn họ lại có thể tìm đến với nhau dễ dàng. Song sắt nhà tù kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ, tách biệt thân thể Người với thế giới bên ngoài bằng hình thức chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống, có lẽ chính vì niềm tin yêu ấy mà đến ánh trăng cũng muốn tìm đến soi rọi vào góc tối tăm của nhà tù để ở đó, sáng ngời lên hình ảnh của một thi nhân chân chính. Khi này, Người không phải là một tù nhân nữa mà trở thành “thi gia”. Bài thơ chính là vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu trăng, một tâm hồn thi gia vô cùng tinh tế, nhạy cảm.
Thơ điệu hồn của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn, bài thơ là sự phản ánh rõ nét tâm hồn Bác với sự lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đặc biệt là với trăng.
tham khảo
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước.
Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn.
Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.
Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Bạn tham khảo nha:
I.MB: Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi ngày kia khi tìm đến nhận định của Xuân Diệu :" Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài " tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là vẻ đẹp của cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật mà tác phẩm chứa đựng
II.TB
1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm
-- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ
-Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.
- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật . Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.
2. Chứng minh qua bài Quê hương: Phân tích theo nội dug và nghệ thuật
a) Nội dung
b) Nghệ thuật
3. Đánh giá chung
- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú t hêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật
- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.
III.KB: Như vây, với nhận định của mình, Xuân Diệu đã nêu ra một chân lí sống còn của văn học, của nghệ thuật. Đó là phải có nội dung đặc sắc cùng một hình thức thể hiện hợp lí “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop). Đồng thời đây cũng là kim chỉ nam cho mỗi người nghệ sĩ muốn tác phẩm của mình bất tử cùng thời gian.
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác BóTham khảo bài văn mẫu hay nhất phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó.
TÓM TẮT BÀI VIẾT:
- 1. Hướng dẫn tìm ý
- 2. Bài văn mẫu tham khảo
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó là một dạng đề tổng hợp mở rộng rất thú vị. Các em cần vận dụng kiến thức đã học từ ba tác phẩm trên để chắt lọc các chi tiết, ý thơ thì mới có thể phân tích đầy đủ, sâu sắc nhất vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó.
HƯỚNG DẪN TÌM Ý
Những nét đẹp trong tâm hồn của Bác thể hiện qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường và Tức cảnh Pác Bó:
- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ:
+ Trong Tức cảnh Pác Bó, dù hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng "Cuộc đời cách mạng thật là sang".
+ Ở Tẩu lộ (Đi đường), dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan / Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
=> Tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại khó khăn, vất vả, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
- Tình yêu gắn bó với thiên nhiên tha thiết:
+ Bài thơ Ngắm trăng với hình ảnh nhân - nguyệt, nguyệt - nhân:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song thích khán thi gia"
- Cái chấn song cửa sổ kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết.
- Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.
=> Tâm hồn của một người thi sĩ với tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó.
- Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.
+ Trong bài Đi đường, hình ảnh núi trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi:
"Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu"
- Khi vượt qua bao núi non ấy, trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
- Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần, ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng, đặc biệt là vươn lên để chiến thắng bản thân mình.
-> Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, Bác đã đúc kết được một chân lí sống sâu sắc, đó cũng chính là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại, có tầm nhìn sâu rộng về cuộc đời.
=> Qua 3 bài thơ, ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
Xem thêm:
- Tinh thần lạc quan của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó
- Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP TÂM HỒN BÁC QUA 3 BÀI THƠ NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG, TỨC CẢNH PÁC BÓ
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
+ Trong Tức cảnh Pác Bó, dù hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng "Cuộc đời cách mạng thật là sang".
+ Ở Tẩu lộ (Đi đường), dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan / Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
=> Tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại khó khăn, vất vả, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
- Tình yêu gắn bó với thiên nhiên tha thiết:
+ Bài thơ Ngắm trăng với hình ảnh nhân - nguyệt, nguyệt - nhân:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song thích khán thi gia"
- Cái chấn song cửa sổ kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết.
- Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.
=> Tâm hồn của một người thi sĩ với tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó.
- Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.
+ Trong bài Đi đường, hình ảnh núi trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi:
"Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu"
- Khi vượt qua bao núi non ấy, trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
- Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần, ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng, đặc biệt là vươn lên để chiến thắng bản thân mình.
-> Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, Bác đã đúc kết được một chân lí sống sâu sắc, đó cũng chính là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại, có tầm nhìn sâu rộng về cuộc đời.
=> Qua 3 bài thơ, ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
Xem thêm:
- Tinh thần lạc quan của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó
- Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
Bài văn mẫu tham khảo phân tích vẻ đẹp tâm hồn Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó
Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.
Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.
Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.
Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.
Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.
Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.
-/-
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ve-dep-tam-hon-cua-bac-qua-3-bai-tho-ngam-trang-di-duong-tuc-canh-pac-bo
Tham khảo nha !!
Qua bài thơ, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.
Qua bài thơ, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù. Nếu hay bn tick nha
Em cần đoạn văn hay bài văn?
Tham khảo đoạn văn nha em:
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Khi làn gió thu se lạnh ùa về báo hiệu khoảnh khắc giao mùa cũng là lúc tâm hồn thi nhân bỗng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết để đón nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu: "Thu vịnh", "Thu điếu", "Thu ẩm" để bắt lấy trọn vẹn bức tranh thu, Lưu Trọng Lư lắng nghe "Tiếng thu về", thì Xuân Diệu - "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" lại đón thu trong sự xôn xao, đợi chờ qua "Đây mùa thu tới". Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên trong thời điểm giao mùa, từ hạ sang thu.
Cảm nhận tinh tế của "ông hoàng thơ tình" được thể hiện ngay ở nhan đề của bài thơ. "Đây mùa thu tới" gợi ra trước mắt người đọc bước đi một đi không trở lại của thời gian, mùa thu như hiện hữu ngay trước mắt người đọc với sự chuyển động hữu hình. Tâm hồn tinh tế của nhà thơ nắm lấy từng khoảnh khắc để rồi hồn thơ bắt gặp hồn thu, cho thấy một trái tim vô cùng nhạy cảm với những đổi thay của đất trời. Bức tranh chuyển mùa cứ thể hiện lên qua hồn thơ tinh tế đó.
Thiên nhiên nói chung và mùa thu nói riêng vốn là đề tài quen thuộc trên mảnh đất văn học phong phú và đa dạng. Khi miêu tả nàng thu, các thi nhân xưa thường sử dụng những thi liệu mang phong vị cổ điển như "Ngô đồng nhất diệp lạc - Thiên hạ cộng trì thu", còn Xuân Diệu- "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (theo cách nói của Hoài Thanh) lại tạo ấn tượng bởi hình ảnh rặng liễu:
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"
Trong không gian buồn "đìu hiu", vắng vẻ của khoảnh khắc giao mùa, rặng liễu xuất hiện trầm mặc trong tư thế "đứng chịu tang" cho thấy cảm quan nghệ thuật mới mẻ của nhà thơ: Lấy con người là vẻ đẹp chuẩn mực cho thiên nhiên. Nỗi buồn của thi nhân thấm vào cảnh vật, khiến rặng liễu cũng trĩu nặng "lệ ngàn hàng" tạo nên cách cảm nhận vô cùng tinh tế về một dáng liễu, một nét liễu. Những rặng liễu giăng mắc cả một khoảng trời rủ xuống như "rơi lệ" trong cảnh "đứng chịu tang" làm cho nỗi buồn càng thêm thấm thía hơn. Hồn thu còn hiện lên gắn với nét hao gầy và rơi rụng qua hình ảnh: "Với áo mơ phai dệt lá vàng" đầy thi vị, gợi lên sự tàn phai trong vẻ đẹp rực rỡ. "Áo mơ phai" còn là hình ảnh cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sắc màu. Như vậy, qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ, bước đi vô hình và hết sức nhẹ nhàng của thời gian cùng những đổi thay linh diệu của đất trời khi thu sang hiển hiện qua từng sắc lá, dáng cây.
Thi sĩ còn mở rộng biên độ của tâm hồn và vận dụng mọi giác quan để nắm bắt lấy những ý niệm vô hình, biến chúng thành sự hữu hình:
"Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"
Với tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, tác giả đã bắt trọn từng khoảnh khắc để bắt lấy sự đổi khác và cái cựa mình của thiên nhiên. Khi những con gió thu se se lạnh chợt ùa về, những cành cây khẳng khiu như run rẩy, khẽ rùng mình trong luồng gió lạnh đầu mùa. Sự chuyển động của thời gian được miêu tả thành công thông qua việc sử dụng phụ âm "r" qua các từ ngữ rụng, rũa, run rẩy, rung rinh đem đến giá trị thẩm mĩ và ẩn chứa những ý niệm về sự tinh tế. Và thậm chí, tâm hồn nhà thơ còn lắng nghe được cái lạnh trong làn gió: "Đã nghe rét mướt luồn trong gió". Động từ "luồn" kết hợp cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được tác giả vận dụng một cách tài tình để cụ thể hóa cái "rét", gợi lên cái lành lạnh của chiều thu, cho thấy người thi nhân không chỉ cảm nhận hồn thu, gió thu bằng các giác quan mà còn bằng tâm hồn hết sức nhạy cảm.
Cảm nhận tinh tế của tác giả còn thể hiện qua việc tô điểm cho mùa thu một nỗi buồn từ bên trong qua các hình ảnh đầy thi vị như "nàng trăng tự ngẩn ngơ", "u uất hận chia ly", "thiếu nữ buồn không nói". Mùa thu với hai nét vẽ: thu trên bầu trời như "nàng trăng tự ngẩn ngơ" và thu dưới mặt đất như "người thiếu nữ buồn không nói" đem đến phong vị buồn man mác và mang đậm màu sắc chia ly, tiễn biệt.
Như vậy, với tâm hồn nhạy cảm và sự cảm nhận vô cùng tinh tế, bước đi của thời gian, bước thu đi đã được tác giả miêu tả thành công qua từng nét thu, từng dáng thu đẹp đẽ nhưng thấm đượm nỗi buồn. Chính điều này đã làm nên cái "tôi" riêng của Xuân Diệu trong làng thơ mới. Đó là cái "buồn không nói", hoàn toàn khác với nỗi sầu thiên cổ, nỗi buồn "điệp điệp" của Huy Cận, và càng không giống với sự "buồn thiu" của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được một hồn thơ khao khát giao cảm với thiên nhiên, đất trời cùng tình yêu thiên nhiên của Xuân Diệu.
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-cam-nhan-tinh-te-cua-xuan-dieu-truoc-thien-nhien-the-hien-trong-bai-day-mua-thu-toi-42219n.aspx
Đây mùa thu tới là bài thơ thu đầy cảm xúc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, sau khi tìm hiểu bài Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới, các em có thể khám phá những đặc sắc của bài thơ qua bài: Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Chứng minh thiên nhiên đẹp và gợi cảm qua những bài thơ Tràng giang, Đây mùa thu tới, Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Phân tích khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới: "Hơn một loài hoa... xương mỏng manh."
ĐÂY NHA