Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.
Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” là một mốc thời gian vô cùng đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Đó là năm 1938, khi thời gian nhà thơ được giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, khi ấy nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ, đó cũng chính là cảm xúc vui sướng tột độ đã bao trùm thế giới của nhà thơ trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản.
“Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất. Cách liên tưởng thật lạ lùng nhưng cũng thật đặc biệt, sự bừng sáng của ánh sáng cộng sản trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ cũng chói sáng, rạng rỡ như ánh nắng mùa hạ. Trong màn đêm đen tối của thời thế, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình, đó là ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của chân lí duy nhất:
“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”
Để khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng và tác động lớn lao của nó đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ, Tố Hữu đã có sự liên tưởng thật đặc biệt “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người. Từ hình ảnh của tự nhiên, nhà thơ đã khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.
Nhận thức được lí tưởng đúng đắn, tìm thấy được con đường cách mạng đúng đắn, nhà thơ không khỏi vui sướng mà bộc lộ lòng mình:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ được thể hiện thông qua sự so sánh với “vườn hoa lá” tươi tốt, đậm hương và rộn rã tiếng chim. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại bộc lộ trọn vẹn cảm xúc tươi mới, tràn ngập cảm xúc của nhà thơ. Đó là niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời, là cái ngất ngây, say mê trước ánh sáng rực rỡ của cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.
Qua khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, chúng ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc khi bắt gặp lí tưởng của cuộc đời. Niềm vui ấy, cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ấy còn giúp chúng ta cảm nhận được một tinh thần say mê, một cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, với đất nước của người chiến sĩ trẻ Tố Hữu.
TK:
Bài thơ Từ Ấy được in trong phần Máu Lửa của tập thơ " Từ Ấy ". Được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, bài thơ viết về một sự kiện có ý nghĩa làm nên bước ngoặt lớn trong đường đời và đường thơ của Tố Hữu - Giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng.
Đi vào giải thích câu nói : Nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị có nghĩa là những sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn với Đất Nước, với cá nhân, làm thay đổi cả một đời người đều trở thành nguồn cảm hứng trong thơ Tố Hữu. cái chất trữ tình cùng cảm xúc chân thành của nhà thơ quyện vào nhau, làm nên những vần thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Cách Mạng.
Bài thơ " Từ Ấy" là bài thơ đánh dấu mốc son quan trọng, có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời của nhà thơ, chính giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng ấy đã làm nên sự thay đổi kì diệu về nhận thức, lí tưởng của một hồn thơ thuộc về cách mạng, thuộc về nhân dân..
Đến với khổ thơ mở đầu, ta bắt gặp cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, say mê của hồn thơ Tố Hữu khi lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng. Một nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành xuất phát từ chính trái tim của nhà thơ. Đây cũng là xúc cảm tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."
Ngay từ câu thơ mở đầu đã bắt gặp hình ảnh " Từ Ấy " đã đem lại sự ấn tượng và khẳng định một lần nữa khoảng time mà nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng. Nói lên cảm xúc của mình trước những giây phút thiêng liêng như thế, nhà thơ sử dụng các thử pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ và nhân hoá.. hình ảnh " nắng hạ " cho ta thấy được một cái ánh nắng chói chang gay gắt của buổi trưa hè. Khác với nhiều nhà thơ khác luôn tìm đến ánh trăng, tới cái ánh nắng của buồi chiều sa thì Tố Hữu tìm đến cái nắng của mùa hạ. Đúng vậy, cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế.Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý.
"Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng "
Và dường như như thế chưa đủ để nói lên sự toả sáng của " lí tưởng cách mạng " nhà thơ lại tìm đến hình ảnh " Mặt trời chân lí ", đó chính là biểu tượng cho lí tưởng mà nhà thơ theo đuổi. Hình ảnh mặt trời biểu hiện cho sự ấm nóng, rực rỡ và là nguồn sáng bất diệt. Đúng vậy, lí tưởng ấy đâu phải chí toả sáng trong phút chốc mà sẽ toả sáng bất diệt, là nguồn sáng vĩnh cửu, không gì có thể dập tắt nổi. Tố Hữu gọi lí tưởng cách mạng là mặt trời chân lí bởi đó chính là nguồn sáng dẫn đường cho cuộc đời đã từng tối tăm, mù mịt của nhà thơ khi " băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời "... Mặt trời chân lý ấy " chói " qua tim người nghệ sĩ . hình ảnh trái tim là nơi chứa đựng biết bao tình cảm , cảm xúc, là nơi kết hợp giữa tâm lí và ý thức trí tuệ " mặt trời chân lí chói qua tim giống như xuyên rọi qua tất cả những tình cảm, lí tưởng của nhà thơ và cũng chỉ khi được ánh sáng ấy chiếu rọi nhà thơ mới thực sự hành động đúng, mới cảm thấy được ý nghĩa của cuộc sống mình.
Chính ánh sáng chói chang rực rỡ ấy đã làm thay đổi cuộc đời, thay đổi cả tình cảm của nhà thơ:
" Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.."
Khác hẳn với hồn thơ khi nhà thơ còn chưa bắt gặp ánh sáng lí tưởng, hồn thơ của Tố Hữu bây giờ rạo rực, vui sướng đến nỗi được so sánh với hình ảnh " vườn hoa " -> vườn hoa đầy đủ sắc màu, tràn ngập những âm thanh của tiếng chim, mùi hương của hoa lá... Đúng vậy, tâm trạng của nhà thơ đang tràn ngập rất nhiều cảm xúc ; có cái ngất ngây, say mê trước "hương thơm" của lí tưởng cách mạng, có cái rộn ràng, rạo rực vui sướng như tiếng chim kia.... Nhà thơ sử dụng các động từ mạnh , cũng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ so sánh và đặc biệt là lối vắt dòng từ câu thứ ba xuống câu thứ tư đã góp phần lớn trong việc biểu hiện cảm xúc của mình.
“Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.
1. Tiểu sử - Con người
- Tố Hữu (1920 - 2002)
- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.
- Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” (1937 – 1946).
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.
c. Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thân sinh của Tố Hữu là một nhà nho nghèo nhưng rất ham thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ Tố Hữu cúng là con một nhà nho. Bà thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương yêu con. Quê hương và gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến hồn thơ Tố Hữu sau này.
Các chặng đường thơ Tố Hữu luôn gắn bó song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng, đồng thời cũng thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất sự nghiệp thơ Tố Hữu và cũng chi phối mọi đặc điểm khác của thơ ông.
2. Tác phẩm
Bài thơ Từ ấy nằm trong phần Máu lửa của tập Từ ấy. Bài thơ này có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.
Năm 1937, Tố Hữu được giác ngộ và bắt đầu hoạt động cách mạng. Táng 7/1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ ấy chính là cái mốc đánh dấu thời điểm ấy.
II. Trả lời câu hỏi
1. Tố Hữu mở đầu bài thơ bằng những câu thơ đầy háo hức say mê:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu, đó là khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm: bừng (nắng hạ), chói (qua tim)… Đây đều là những từ ngữ có khả năng tô đậm, nhấn mạnh cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Nó vừa đột ngột, mạnh mẽ vừa sôi nổi và sâu sắc.
Ở hai câu thơ tiếp theo, bút pháp trữ tình lãnh mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả nổi bật niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Hai câu thơ thực sự là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hát. Đối với vường hoa lá ấy còn gì đáng quý hơn mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn khi có môt lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?
2. Khi có ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống. Trong quan nhiệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã khẳng định lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải vơi trăm nơi
Tình thương yêu con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp:
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
3. Giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ đã có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tinh thân yêu ruột thịt:
Tôi đã là con của vạn nhà
Nhà em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Những điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quân chúng lao khổ, đó là những kiếp phôi pha, những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ” Qua những lời thơ ấy, người đọc có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ.
4. Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của anh (chị) về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài Từ ấy.
Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc
- Trước khi được giác ngộ Tố Hữu vẫn là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ có được lẽ sống mới, vượt ra ngoài sự ích kỉ, hẹp hỏi của bản thân để có được tình hữu ái giai cấp. Tác giả tự nguyện gắn bó và biết liên hệ mình với mọi người bằng mối quan hệ của tình thân, ruột thịt. Đó chính là mối quan hệ tình cảm ruột thịt giữa những người cùng trong một đất nước, những người lao động thống khổ cùng đoàn kết đứng lên đấu tranh.
Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ còn thể hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha, những em nhỏ “cù bất cù bơ”. Qua lời thơ ấy thấy được niềm hăng say hoạt động cách mạng của tác giả