Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.
Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.
Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.
Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.
Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.
- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Tết đã đến rồi nhỉ, một năm mới cũng đã đến và chào tạm biệt năm cũ, chia tay với những nỗi buồn và đón chào những niềm vui mới. Ngày Tết quả thật rất tuyệt vời.Người người về bên gia đình cùng đón Tết đến, có những người vì công việc mà ko về đc chắc họ buồn lắm. Riêng em , những ngày Tết ấy rất ấm cúng và hạnh phúc biết bao. Được người lớn lì xì , đc xúng xính trong những bọ áo váy mới, được đi chơi, đi chúc Tết, đi thăm họ hàng, ông bà, hay đi chùa....Ôi thật là vui!Tết đến nên mọi người ai ai cũng đều tất bật chuẩn bị.Mọi thứ như bận rộn cả lên. Ấy thế thôi nhưng thật là rất vui và hạnh phúc, đón giao thừa cùng mọi người hay cùng nấu bánh chưng thật là ý nghĩa biết bao.Cái Tết quê em là thế, thật sự truyền thống thế thôi nhưng chứa biết bao nhiêu tình thương tình yêu và cả những niềm vui và hạnh phúc.Có lẽ dù có đi đâu xa nhưng trong em cái Tết ở quê nhà vẫn thật sự tuyệt nhất!
TICK CHO MIK NHA!!
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.
Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới.
Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.
Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.
“Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…Tết đến từ ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về Trời tâu việc trần gian thì không khí Tết bắt đầu rõ nét.
Tết cổ truyền Việt Nam là thế đơn sơ nhưng ấm áp và tràn đầy tình thương. Lòng tôi lâng lâng nhìn cây Đào đang ra hoa trước nhà lòng hân hoan mong chờ tết đến. Mong xuân về đẻ xóa tan cái giá lạnh của mùa đông và mang tia nắng ấm áp về với mọi người mọi nhà. Chúc mừng năm mới.
òng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
”Khi trong phương đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em tới trường”. Lời bài hát cứ vang mãi trong tâm trí của em. Và mỗi ngày tới trường được ngắm nhìn các anh chị lớp trên đeo những chiếc khăn quàng đỏ thắm sao mà đẹp mà đẹp tự hào đến thế. Ước mong một ngày nào đó em cũng sẽ được đeo lên mình chiếc khăn quàng đỏ thắm ấy.Vì sự thích thú và sự quyết tâm để được kết nạp vào đội em đã đi tìm hiểu về đội qua sự chỉ dẫn của thầy cô và các anh chị em được biết : đội được thành lập ngày 15-05-1941 tại Pác Pó, Cao Bằng một tỉnh giáp biên giới nước ta với nước Trung Quốc. Lúc đầu đội hoạt động với tên gọi là Đội Nhi đồng cứu quốc với năm thành viên : anh Nông Văn Dền bí danh Kim Đồng là đội trưởng cùng các đội viên là anh Nông Văn Thàn bí danh Cao Sơn , Lý Văn Tịnh bí danh Thanh Minh , chị lý Thị Mì bí danh Thủy Tiên và chị Lý Thị Xậu Bí danh Thanh Thủy. Huy hiệu của đội là chiếc búp măng màu xanh khỏe khoắn tràn đầy nhiệt huyết nổi bật trên nền cờ Tổ Quốc. Huy hiệu của đội cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm luôn được các đội viên đeo trên vai một cách trân trọng và nâng niu. Nhạc sĩ Phong Nhã cũng sáng tác cho đội bài hát Đội Ca, bài hát luôn được vang lên với giai điệu tràn đầy năng lượng cùng niềm tự hào trong mỗi buổi chào cờ và các dịp lễ của các bạn học sinh tiểu học chúng em. Đến nay tiếp nối phong trào của các chiến sĩ đi trước nhà trường cũng như các bạn học sinh luôn có các cuộc thi kể chuyện, các cuộc thi đua cùng các phong trào để hưởng ứng tinh thần rèn luyện, học tập noi gương thế hệ chiến sĩ đi trước. Chính vì vậy luôn khuyến khích và khích lệ được tinh thần phấn đấu, sự tự tin và giúp các bạn đội viên trở nên sôi nổi và năng động hơn trong các công tác của đội.Là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện tinh thần, đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi và để được giống các anh chị đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm, được trở thành một đội viên ưu tú. Em sẽ hoạt động và cống hiến sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của đội, của quê hương, đất nước.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật,… đã tạo nên yếu tô" hoang đường, yếu tô" kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúi đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyện cổ "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để lễ Tiên Vương. Nói rằng: "Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua" tuy đứng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng "chỉ chăm lo việc đồng úng trồng lúa, trồng khoai…". Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sông gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, cố nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: "Thần bảo như nhân bảo".
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao – Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẩn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành 2 thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nôi chí vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.
Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta
Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Tham khảo
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.
Nguồn : Hocmai