K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2017

Tác phẩm lấy bối cảnh là mùa lũ về trên làng X. giữa đêm đen nông dân cực nhọc chống chọi với mưa lũ để cứu đê: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tâm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thấm lâu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre" người nào người nấy lướt thướt nhu chuột lột . Là quan huyện của dân, đáng ra, quan phải sát cánh bên dân cùng dân chống đỡ. Hay chí ít ra là phải họp bàn với các chức sắc để bàn cách đối phó. Nhưng không, khi tất cả dân đen đang hối hả lo cho khúc đê thì quan đang chễm chệ trong đình. "Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì", trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp". Giữa cảnh vui vẻ, hoan lạc ấy, quan huyện trở thành trung tâm với phong thái đường bệ, kẻ cả: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi" “Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Quan như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Sự vô trách nhiệm ấy khiến người đọc bất bình và không hiếu tại sao lại có kẻ vô tình đến vậy. Là một người thường vô tâm với cảnh ngộ bi đát của dân chúng đã không đành, huống chi, đây lại là bậc quan dân!

Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã dần lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...

Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản.

Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ. Chính điều đó đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.THAM KHẢO NHÉhihi

7 tháng 4 2017

Gợi ý:

+) giới thiệu về giác giả + tác phẩm

+) Giới thiệu về câu mở đầu:

- tác giả đưa người đọc vào một bức tranh mà ở đó những mảng màu tối hiện lên rõ nét, sự tương phản được đẩy lên tới cùng cực, bản chất xấu xa vô lại được phơi bày trước mặt bàn dân thiên hạ trên từng trang giấy: “ gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã nước sông Nhị Hà lên to quá Khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng úng quá, hai ba đoạn để thẩm lậu rồi, không khéo vỡ mất”. Tính mạng con dân cả vùng bị “ đe dọa nghiêm trọng”. Quang cảnh cả hàng trăm con người lao động quần quật không ngại khó khăn vất vả để chống lại lũ thật cảm thương biết mấy, thật đáng để đặt ra câu hỏi trong khi dân đang oằn lưng thì quan phụ mẫu đang ở đâu và đang làm gì. “ Kẻ thì thuổng, người vác cuốc, kẻ đội đất người vác tre, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột............

+) Cảnh người dân thì ra sao?

+) Giai cấp quan lại và nhân dân có sự đối lập tương phản rõ nét như vậy quang cảnh ở ngoài đê và trong đình còn khác xa nhau mà thật khó lòng mà tưởng tượng ra và chấp nhận được. Trong đình thì “ đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bức tranh đối lập được đẩy lên cao trào, tính chất phê phán được bộc lộ một cách sâu sắc, có chút phẫn uất với sự thờ ơ vô trách nhiệm của bọn ăn trên ngồi trốc, có gì đó thương cảm ngậm ngùi với số kiếp của quần chúng lao khổ dưới sự bóc lột trị vì của cường hào ác bá của chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm............

+) Dựng hai cảnh đối lập đó tác giả vạch mặt bọn cường hào ác bá vô trách nhiệm bỏ mặc tính mạng của con dân. Làm quan mà vô trách nhiệm dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng là có tội là đáng bị trừng trị. Nếu vô tình không biết thì đó có thể là một lời bao biện, nhưng biết mười mươi mà vẫn vậy thì thật đáng bị trừng trị một cách nghiêm minh............

7 tháng 4 2017

1. Mở bài:

- Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.

- Truyện ngắn Sống chết mặc bay đăng trên báo Nam Phong số18, năm 1918; in lại trong tuyển tập Truyện ngắn Nam Phong năm 1989.

- Nội dung kể về sự kiện vỡđê, gây thảm hoạ cho dân chúng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lên án thái độ vô trách nhiệm đến mức tàn ác của bọn quan lại sâu dân mọt nước trong xã hội thực dân phong kiến dương thời.

2. Thân bài:

* Tình thế nguy hiểm:

- Mưa to gió lớn. Nước lũ dâng cao, đêsắp vỡ.

- Dân chúng lo sợ, hốihả tìm cách giữ đê. Hàng trăm nghìn con người làm việc trong không khí căng thẳng, hài hùng. Tình cảnh thật thêthảm. Sức người khó địch lại với sức trời. Thế đê không cự nổi với thế nước.

- Đau thương tang tóc đang đến ngay trước mắt..

* Thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại:

- Qua phủ và đám tay sai dưới quyền đang mải mê chơi tổ tôm, sát phạt nhau ăn tiền, không quan tâm đến tình cảnh thảm thương của dân chúng trên đê.

- Chúng điềm nhiên vui chơi hưởng lạc trước tai hoạ đang đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của dân lành.

* Nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay:

+ Bao trùm toàn bộ tác phẩm là sự kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện:

- Cảnh hàng trăm ngàn người hối hả, tất bật, lo lắng, sợ hãi, tìm mọi cách giữ đê tương phản hoàn toàn với cảnh trong đình đèn đuốc sáng choang, không khí vui vẻ, rộn ràng, lũ quan lo chơi cờ bạc...

- Cảnh tên quan phủ ngồi khểnh rung đùi, vuốt râu, hả hê vì thắng bạc đối lập với cảnh đê vỡ, “nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn... tình cảnh thảm sầu, kểsao cho xiết”...

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình xuất sắc mang ý nghĩa khái quát cao:

- Hành động, ngôn ngữ của tên quan phủ hoàn toàn đối lập với tình cảnh khốn khổ của dân chúng trong cảnh vỡ đê. Nhiệm vụ của hắn là đốc thúc việc hộ đê nhưng hắn lại ngồi trong đình, đèn đuốc sáng choang, ăn yến (một thứ cao lương mĩ vị) chơi tổtôm... và bắt bọn quan lại tay sai phục dịch.

- Nghe người dân bẩm báo tình hình nguy cấp, hấn quay mặt quát: “Đê vỡ rồi... thời ông cách cổ chúng mày”!

- Hình ảnh tên quan phủ bất nhân tiêu biểu cho không ít quan lại sâu mọi thời bấy giờ.

3. Kết bài:

- Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là bức tranh hiện thực sinh động về đời sống khổ cực của nông dân Việt Nam dưới thời thực dân phong kiến.

- Là lời tốcáo đanh thép thái độ tàn ác, vô nhân dạo của lũ quan lại sâu dân mọt nước; đồng thời bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn trước tình cảnh thê thảm của đồng bào.

7 tháng 4 2017

Hình ảnh bọn quan phủ ham mê cờ bạc đến mức cực độ, không quan tâm đến thảm cảnh của người dân đang bị chôn vùi dưới dòng nước xiết.

12 tháng 3 2019

Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến… đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong các tác phẩm văn học đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc hay của Phạm Duy Tốn. Đó là một tên quan đi hộ đê nhưng vì mãi mê cờ bạc, vô lương tâm, không có tinh thần trách nhiệm nên đã để xảy ra thảm cảnh – đê vỡ – một tai họa khủng khiếp cho dân lành.

Khúc đê vang động âm thanh trống đánh liên hồi dể động viên dân làng hàng trăm nghìn người từ chiều đến gần một giờ đêm ra sức giữ gìn bằng cách bồi đắp con đê. Trên trời, mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông, nước cứ cuồn cuộn dâng lên. Sức người chông lại với sức nước. Thế mà trong đình đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu ngồi chễm chệ, uy nghi trên sạp, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy, tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm (châm thuốc). Quan thật thảnh thơi, an nhàn làm sao ấy!

Chưa hết, bên cạnh ngoài, mé tay trái, bát yến đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút… Chung quanh sạp, có đủ các mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, ông chánh tổng sổ tại. Tất cả đang tụ họp lại để chơi bài tổ tôm. Cảnh tượng trên khiến cho người đọc xót xa vừa căm giận. Thật là hai thế giới cách biệt. Gần một giờ đêm, người nào người mấy lướt thướt như chuột lột sức người khó lòng địch nổi với sức trời, vậy mà quan không hề mảy may để ý đến cái công việc hộ đê ấy, trong khi quan có nhiệm vụ giữ cho con đê an toàn, bảo vệ tài sản, tính mạng cho dân làng. Rõ ràng, đây là một tên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của người dân, hắn chì biết hưởng thụ, sống sung sướng cho bản thân.

Hắn còn vô nhân hơn khi mọi người dân đang ra sức giành giật từng giờ từng phút giữa cái sống và cái chết của con đê thì hắn cũng đang giành giựt từng giờ từng phút với những ván bài tổ tôm cùng với bọn nha lại. ơ ngoài, con đê thì nhộn nhịp, ầm ĩ với những lời trao đổi Bát sách! An; Thất văn… Phỗng lúc mau, lúc khoan thật là nhịp nhàng, thoải mái. Ngoài kia đê vỡ mặt đê, nước sông dù cao đến đâu cũng khống hằng nước bài cao thấp. Phải chăng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ kia có một ma lực rất lớn khiến cho quan mê mẩn mà quên đi biết bao sinh mạng, tài sản của nhân dân… đang chờ đợi quan! Mà phải, hắn đâu cần biết gì nữa vì quanh hắn còn có bọn tay chân lúc nào cũng tỏ ra nịnh nọi, kẻ hầu người hạ, vâng dạ… Thậm chí chúng nó nói thẳng với quan Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng mình có đồi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm mồi cho quan ù thông (thắng hai ván liên tiếp nhau). Như vậy thì thích quá, sướng quá làm sao quan còn nhớ đến việc gì nữa. Vả lại trong đình cao, đèn sáng chứ nếu quan xuống dưới kia quan sẽ ướt như chuột lột sao? Và rồi bọn nha lại đâu có dịp hầu quan, làm cho quan vui lòng? Trách nhiệm của quan và bọn nha lại là như thế đấy?

Ván bài khác lại tiếp. Quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu, rung đùi. Hắn nhìn đĩa nọc (đĩa đựng bài) để chờ đến phiên vuốt bài. Hắn đang trầm ngâm chờ có người bốc trúng quân bài để hắn hạ – hắn sẽ ù to. Bỗng có người khẽ bảo Bẩm dễ có khi đê vỡ! Quan gắt Mặc kệ và ra lệnh tiếp tục…

Bên ngoài có tiếng kêu lên ầm ĩ, tiếng gà, chó, trâu, hò, kêu vang tứ phía. Một người nhà quê quần áo ướt đẫm, tất tả chạy xông vào: Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!. Quan lớn hét:.. Đê vỡ rồi thì ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày… Lính đâu sao hây dám để nó chạy sồng sộc vào đây, không có phép tắc gì nữa à?… Đuổi cổ nó ra. Sau lần ồn ào đỏ mặt ấy, quan xuống giọng Thầy bốc quân gì thế?. Dạ, hẩm con chưa bốc. Thì cứ hốc đi chứ!… Chi… chi. Tiếng quan vang to lên sung sướng, ngài vỗ tay thật mạnh xuống sập: Đây rồi, thế chứ lại!. Quan xòe bài ra, cười vui vẻ: Thông tòm, chi chi nẩy! Điếu mày. Thì ra ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đè vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ. Đến đây lòng chúng ta se lại, bộ mặt thật của chúng là thế đấy! Quan có biết đâu khi quan ù ván bài to thì khắp mọi nơi nước tràn lèn láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúc má ngập hết… Kè sống không chỗ ở, kể chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước… một tai họa khủng khiếp đối với dân lành – phải chăng đây là thành tích của quan phụ mẫu đi hộ đê thời bấy giờ?

Sống chết mặc bay là tên truyện ngắn nhưng nó đã phản ánh rõ nét bộ mặt thật xấu xa, vô nhân của một tên quan phụ mẫu dưới thời Pháp thuộc. Hắn sống phè phỡn, chỉ biết bài bạc đỏ đen – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của hắn. Giữ một chức to – quan phụ mẫu, nhưng không cần biết trách nhiệm, không cần lo cho dân, hắn chỉ biết thỏa mãn, sở thích của hắn mặc cho dân lành chịu bao cảnh tang thương khổ sở vì đê vỡ là mất tất cả. Hắn thì chỉ biết sống chết mặc bay. Cái thái độ ấy phải là một lúc, một thoáng chốc mà là bản chất, là lòng lang dạ thú của bọn quan lại vô nhân.

Truyện giúp ta hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Càng hiểu ta càng ghê tởm bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia. Chúng chỉ là những tên sâu dân mọt nước gây đau khổ cho dân lành. Và ta mong sao trong xã hội mới này, những người đang giữ vị trí cao, sẽ sống đúng đắn là đầy tớ cua nhân dân, biết lấy hạnh phúc của dân làm hạnh phúc của mình. Có lẽ đó cũng chính là mơ ước chung của mọi người dân hiện nay vậy.

16 tháng 4 2022

Theo mình bạn tự nên làm nó mới hay và ý nghĩa hơn ạ , bạn có thể xem dàn ý để cho đỡ "bí" : 

a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài:
Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án

16 tháng 4 2022

dàn ý của bn à?

Viên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay là một viên quan xấu xa và độc ác. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân dân nhưng lại hành xử không xứng đáng với danh hiệu đó dù chỉ một chút. Trong khi nhân dân phải ngụp lặn trong màn mưa, nước lũ thì hắn lại thích chí ngồi trên đình cao mà hút thuốc phiện, uống chè yến, đánh tổ tôm. Trong khi người dân đau khổ, tuyệt vọng vì phải chịu mất trắng tất cả khi đê vỡ, thì hắn lại tập trung vui vẻ tận hưởng ván tổ tôm sắp ù. Tột đỉnh của sự căm phẫn, là tiếng gào thét đau đớn của người dân khi cơn lũ cuốn trôi tất cả cũng bị tiếng hét ù sung sướng của viên quan phụ mẫu. Biện pháp tương phản rõ rệt đã làm bật lên được lòng dạ độc ác, bạc bẽo đến đáng sợ của tên quan phụ mẫu kia. Qua đó, tác giả lên án và tố cáo mạnh mẽ những kẻ làm quan lại chỉ biết hưởng lạc mà không biết lo cho dân. Hình mẫu tên quan phụ mẫu độc ác trong truyện Sống chết mặc bay chính là tiêu biểu cho hằng hà những tên quan xấu xa như vậy trong xã hội hiện thực. Thật đáng buồn thay!

18 tháng 4 2022

Dẫn dắt vào tác phẩm " Sống chết mặc bay"

Cảm nhận :

Người dân có cuộc sống lầm than, cơ cực.

Họ phải vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ.

Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân.

Phân tích và bàn luận:

+ Tình cảnh khốn khổ ấy cũng âu là do sự vô trách nhiệm , thói ăn chơi " khốn " của quan lớn , không lo nghĩ cho cuộc sống của dân.

+ Những người như này đâu đâu cũng có , thờ nào cũng có những con người chức lớn sống nhàn hạ và những con người lao động khốn sở.

Tổng kết : khẳng định lại vấn đề.

6 tháng 1 2022

Bạn tự lm nha, chúc bạn lm tốt!! =))

tk

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

 

 

 

 

 

 Giúp em vớiNhận xét về truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ sói và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng một đoạn văn từ 8 - 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú...
Đọc tiếp

 

Giúp em với
Nhận xét về truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ sói và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng một đoạn văn từ 8 - 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích).

@font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:3 0 0 0 1 0;}@font-face {font-family:Calibri; panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-469750017 -1073732485 9 0 511 0;}p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; margin-top:0in; margin-right:0in; margin-bottom:8.0pt; margin-left:0in; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri",sans-serif; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}p {mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";}.MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; font-family:"Calibri",sans-serif; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}.MsoPapDefault {mso-style-type:export-only; margin-bottom:8.0pt; line-height:107%;}div.WordSection1 {page:WordSection1;}

0
27 tháng 9

Gjjgh