K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2017

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian

12 tháng 11 2017

​Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

17 tháng 12 2016

Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng. chợ thời xa

Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trang lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta

Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.

Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.

17 tháng 12 2016

Bài thơ " bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến - nhà thơ kiệt xuất của thể thơ trung đại Việt Nam đã viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng có sự sáng tạo rất độc đáo . Khi có ông bạn già tới chơi nhà , Nguyễn Khuyến đáng lẽ phải tiếp đãi bạn một bữa ăn thịnh soạn , chu đáo nhưng ông đã tạo ra một tình huống trớ trêu : mọi thứ tưởng chừng có tất cả nhưng lại ở hình thức tiềm ẩn . Qua đó thể hiện cuộc sống dân dã của ông cũng như sự hóm hỉnh , dí dỏm đến tột độ . Nhưng ở câu thơ cuối :" ta với ta " hay và ý nghĩa hơn cả thể hiện rằng , tình bạn chân thực của đôi bạn già sẽ vượt qua tất cả khó khăn , thiếu thốn vật chất . Qua bài thơ này , em thấy càng quí trọng tình bạn hơn .

31 tháng 10 2019

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.

Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình - nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: "ta với ta" là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ " ta với ta" trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:"Bác đến chơi đây, ta với ta" thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Sau khi đã tìm hiểu xong nội dung trên, các em có thể đi vào Cảm nghĩ về thầy, cô giáo nhằm củng cố kiến thức của mình về những nội dung văn học này. 

9 tháng 12 2019

Tình bạn là tình cảm thân thương của mỗi con người. Đời người nào mà chẳng có một tình bạn để chia sẻ những niềm vui nỗi buồn. Mỗi khi ta vấp ngã trên đường đời, bạn sẽ là người ở bên ta, an ủi để ta có niềm tin mà vực dậy. Một tình bạn chân chính đó chỉ là biết quan tâm không hề toan tính. Ông cha ta cũng từng có câu: " Giàu vì bạn, sang vì vợ" đó sao? Tình bạn rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Có ai đó đã từng nói rằng: " con người thiếu đi tình bạn chẳng khác nào thế giới thiếu ánh sáng của mặt trời; một khu vườn hoa đầy hương sắc mà thiếu tiếng chim kêu. Vì vậy mỗi chúng ta phải trân trọng tình cảm cao đẹp này.

Đây là bài cô đã dạy mình, không có chép mạng đâu!!

19 tháng 12 2021

Nguyễn Khuyến là 1 nhà thơ đc độc giả bt đến bằng những lời thơ giản dị mà lại in đậm vào lòng.Mở đầu bài là 1 lời tâm tình của tác giả,cx như 1 lời nói thân mật của 1 người bn tri kỉ ở trong câu đầu ta cảm nhận đc sự thân ái khi gặp lại bn.Cả 6 câu tiếp theo tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê ra hàng loạt khó khăn hiệ tại của mk,ta đều thấy 6 câu đó có 1 chút sự phóng đại nhưng ta cx phải hiểu ở hoàn cảnh đó thì k có j để có thể đãi khách.Lúc người bn đến chs thì trong ngôi nhà đó lại chẳng có ai ngoài ông chả thể nhờ ai đi mua đồ mà nếu có người đi thì khu chợ lại rất xa nếu thế thì khách sẽ phải đợi rất lâu.Nhà thơ đã nghĩ tới vc xem trong nhà mk có j để đem ra đãi khách,nhưng thất vọng thay khi nhà chả có thứ j có thể ăn đc.Đến câu thơ cuối thì tác giả có dùng cụm từ ta vs ta để nói lên k cần có vật chất đầy đủ,như ý mà chỉ cần có tình nghĩa cx lm nên tình bạn thêm thắm thiết

18 tháng 12 2016

bn bik ko nếu cha mẹ cho ta hình hài thì bạn bè cho ta thêm nghị lực để bước vào cuộc sống.Tình bạn ko đến từ 1 ng mà nó đến từ 2 phía.Nó bắt đầu tự sự cảm thông,thấu hiểu,chân thành và trong sáng.Để hai con người khác nhau trở thành một đôi bạn thân thì cần một sự thấu hiểu rất lớn nhưng ko phải ngày 1 ngày 2 ta có thể hiểu được bạn mà cần sự kiên trì, thời gian để vun đắp.Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng sự khác nhau là rất ít.Tình bạn giống như thanh chocolate có lúc ngọt có lúc đắng, tình bạn cũng giống như vậy có lúc ta sẽ có những điều không hiểu ý nhau nhưng sau đắng sẽ ngọt và sau khi giận hờn thì ta sẽ gần nhau hơn.Ta phải thầm cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho ta một người bạn tri kỉ cùng ta đi qua những nỗi thăng trầm của cuộc sống.Hãy giữ chặt người bạn đó bạn nhé...

18 tháng 12 2016

qua bài thơ cho ta thấy trong cuộc sống này ko thể thiếu được tinh bạn.nó gắn kết mọi người lại với nhau để tạo nên 1 mối quan hệ tốt đẹp .họ luôn ở bên khi bạn buồn bạn vui .luôn giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn .nhưng trên đời này k phải tình bạn nào cũng tốt mà nó phụ thuộc vào sự lựa chọn người bạn sẽ đi cùng bạn suốt cuộc đời của bạn .và cuối cùng em muốn nói với mọi người rằng :phải biết trân trọng ,giữ gìn những thứ xung quanh mình và nhất là tình bạn.

Lập dàn ý chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới cho đề bài sau:     Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.1. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?2. Tình cảm suy nghĩ chung về tác phẩm đó?3. Em đã đọc tác phẩm trong hoàn cảnh nào?4. Điều gì từ cuộc sống đã khiến em quan tâm đến tác phẩm?5.Tình cảm, cảm xúc đó có gì đồng điệu với tình cảm, cảm...
Đọc tiếp

Lập dàn ý chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới cho đề bài sau:   

  Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.

1. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?

2. Tình cảm suy nghĩ chung về tác phẩm đó?

3. Em đã đọc tác phẩm trong hoàn cảnh nào?

4. Điều gì từ cuộc sống đã khiến em quan tâm đến tác phẩm?

5.Tình cảm, cảm xúc đó có gì đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em?

6.Những hình ảnh nào của bài thơ khiến em thích thú vì sao?

7.Nhạc điệu giọng điệu của bài thơ có gì đặc biệt đối với cảm nhận của em?

8.Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có điểm nào khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng?

9 Không gian và thời gian của tác phẩm đó gợi lên trong em cảm xúc gì?

10.Thông điệp gì được gửi gắm trong tác phẩm?

11.Khẳng định lại tình cảm suy nghĩ về tác phẩm đó?

CÁC BẠN ƠI CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI MÌNH RẤT CẦN BÀI NÀY ĐỂ NỘP CHO GIÁO VIÊN VÀO SÁNG CHỦ NHẬT. MÌNH MONG CÁC BẠN GIÚP ĐỠ. MÌNH CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU Ạ.

2
17 tháng 6 2018

Lập dàn ý chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới cho đề bài sau:   

  Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.

1. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?

=> Đó là bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.

2. Tình cảm suy nghĩ chung về tác phẩm đó?

=> Đây là một bài thơ hay , ý nghĩa và sâu sắc, nhiều hình ảnh.

3. Em đã đọc tác phẩm trong hoàn cảnh nào?

=> Em đọc nó trong quyển sách Ngữ Văn 7 khi đang học lớp 7.

4. Điều gì từ cuộc sống đã khiến em quan tâm đến tác phẩm?

=> Tình cảm bà cháu, tình thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống khiến em quan tâm tác phẩm đó.

5.Tình cảm, cảm xúc đó có gì đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em?

=> Tình cảm bà cháu, tình thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em.

6.Những hình ảnh nào của bài thơ khiến em thích thú vì sao?

=> Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.Vì đây là hình ảnh thân thuộc của làng quê ta.

=> Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu. Vì đây là hình ảnh người bà tần tảo, chất chiu, chịu thương , chịu khó.

7.Nhạc điệu giọng điệu của bài thơ có gì đặc biệt đối với cảm nhận của em?

=> Nhạc điệu, giọng điệu bài thơ rất là bình dị, sâu sắc .

8.Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có điểm nào khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng?

=> Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có những điểm khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng là : " Nghe xao động nắng trưa - Nghe bàn chân đỡ mỏi - Nghe gọi về tuổi thơ" ; " Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ"; " Ổ rơm hồng những trứng"; " Vì lòng yêu Tổ quốc  - Vì xóm làng thân thuộc  - Bà ơi, cũng vì bà  - Vì tiếng gà cục tác -  Ổ trứng hồng tuổi thơ" và lặp lại câu " Tiếng gà trưa".

9 Không gian và thời gian của tác phẩm đó gợi lên trong em cảm xúc gì?

=> Không gian và thời gian của tác phẩm gợi lên cho em cảm xcs xao xuyến, bồi hồi và hiện lên âm thanh bình dị của làng quê ta.

10.Thông điệp gì được gửi gắm trong tác phẩm?

=> .Thông điệp được gửi gắm trong tác phẩm là" Tình cảm bà cháu là vô cùng thiêng liêng , cao cả mà lại hết sức bình dị. hãy biết trân trọng tình cảm này và biết yêu thương , kính trọng bà của mình. Ngoài ra chúng ta còn phải yêu thương, bảo vệ gia đình và làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước, con người.'

11.Khẳng định lại tình cảm suy nghĩ về tác phẩm đó?

=> Đây là một bài thơ ý nghĩa nhất mà em từng đọc . Bài thơ này như mợ lời tâm tình của người chiến sĩ gửi về hậu phương cho người bà yêu mếm của mình. Bài thơ rất hay, rất đẹp.

~ Hok Tốt ~

16 tháng 6 2018

Bạn ạ!

Tất cả các câu hỏi của bạn thực sự không khó nhưng bạn cũng có thể tìm đáp án theo từ ý một trên Google.

Bạn cứ tìm đáp án từng câu rồi ghép lại với nhau, thêm mắm thêm muối vào là ok. Chứ bạn đăng một câu hỏi dài như thế này, nhìn qua đã không muốn làm rồi (cái này mình nói thật) với lại có nhiều câu chắc bạn cũng thừa biết đáp án, ví dụ như câu 1 (trong sgk có), câu 3 (bạn đọc trong hàn cảnh nào thì kể ra),

câu 6 (bạn thích cái nào thì cứ nói, đó là bạn thích chứ có phải minh thích đâu, cái này nên động não)

Chúc bạn học tốt! Hãy tự vận dụng khả năng và kiến thức của mình chứ đừng phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác!

28 tháng 10 2016

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay. Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

vì ko có time nên Le Thi Viet Chinh tham khảo nhé!
 

29 tháng 10 2016

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm. Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung. Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không. Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời. Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước. Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình: “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên. Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.