Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca Huế trên sông Hương là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng. Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm thiết tha của con người xứ Huế. Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các triều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo mà ca Huế là một thể loại tiêu biểu. Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú. Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..
Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở này nên nó rất đáng được trân trọng bảo tồn và phát triển.Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trầm bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.
THẤY HAY THÌ TICK 1 CÁI GIÚP NHÉ !!- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn - Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. - Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. - Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ. + Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. + Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta.
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng".
Một cái chết bất ngờ và đột ngột, gợi cho tác giả lẫn chúng ta sự xót thương vô bờ . Ở những câu thơ trên là hình ảnh vui tươi, nhí nhảnh và đầy hồn nhiên của chú bé liên lạc làm chúng ta phấn khích, vui vẻ bao nhiêu thì hình ảnh Lượm hi sinh lại làm chúng ta xúc động và có phần hụt hẫm bấy nhiêu . Xót xa như chính hai tiếng "thôi rồi!" mà Tố Hữu đã thốt lên.
Nhưng sự ra đi của Lượm lại vô cùng thanh thản. Kẻ thù chỉ cướp đi mạng sống của em nhưng không thể cướp đi sự thanh thản và hồn nhiên ở con người em.Tố Hữu quả là quá thơ mộng khi đã vẽ ra một bức tranh về sự ra đi đột ngột của Lượm.
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông".
Cảm giác sự ra đi của Lượm thật êm đềm. "nằm" trên lúa, không phải ngã , "lúa" chứa không phải mặt đất cằn cỗi, "tay nắm chặt bông". Một sự thanh thản đến lạ kì. Và còn tuyệt diệu hơn :
"Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng".
Mùi "sữa" ngọt ngào như chính sự ra đi của em. Cảm giác chua xót được nguôi ngoai phần nào. "Hồn bay giữa đồng", hồn của Lượm đang bay thật nhẹ nhàng cũng giống như hình ảnh nhí nhảnh khi em đang sống, giấc mơ cách mạng vẫn đang bay không ngừng dù em đã ngã xuống. Sự ra đi của Lượm tưởng chừng rất chua xót đã được Tố Hữu làm dịu lại, ngọt ngào và lắng đọng, làm ta yêu thêm về tâm hồn của chú bé Lượm can trường, bất khuất, hồn nhiên.
Lượm hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, em đã hi sinh trên đất mẹ quê hương - mọt sự hi sinh thiêng liêng, cao cả để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Thiên thần nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương mùi thơm lúa non thanh khiết. Linh hồn bé nhỏ ấy đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.Sự hi sinh cho tổ quốc của Lượm thật cao đẹp. Một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. Một tình yêu ! Một trái tim! Một tâm hồn của một chú bé tưởng chừng chỉ sống trong thơ ca nhưng lại mang cho chúng ta những cảm xúc dạt dào, day dứt. Cái cách mà chú bé Lượm đang sống thật đáng yêu biết chừng nào!
Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.
Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.
Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:
Gió đưa cành trúc la đà
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:
Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:
Công cha như núi Thái Sơn
…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:
Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:
Có xáo thời xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.
Có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau và dồng sông thu Bồn. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng cây bạt ngàn,đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
Có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau và dồng sông thu Bồn. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng cây bạt ngàn,đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
câu này đã được giải rồi bạn nha :
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html