K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Khổ thơ cuối trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong ta. Đó là những tình cảm sâu đậm trong cháu về bóng hình bà, về ổ trứng hồng tuổi thơ. Kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp vô cùng trong kí ức người cháu. ĐIệp từ "vì" trong câu thơ đã khẳng định sự gắn kết, niềm yêu trong cháu. Một loạt hình ảnh liệt kê trong bài "xóm làng, bà, tiếng gà" giúp ta hiểu hơn về những kí ức đẹp tươi trong cháu. Sự hi sinh trong cháu là hi sinh của những nghĩa tình. Giọng điệu thơ chứa chan tình cảm và thiết tha vô cùng. Kết thúc bài thơ cũng là hình ảnh "ổ trứng hồng" cùng "tiếng gà" ẩn chứa bao ân tình. Nhưng có lẽ ấm êm hơn cả trong muôn ngàn lí do ở cháu là vì bà, vì kỉ niệm tuổi thơ. Người bà và hình ảnh tuổi thơ đã trở thành nguồn động lực lớn lao giúp cháu vươn lên, mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu dẫu gian khổ nhưng nghĩa tình.

4 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

23 tháng 8 2019

1. Viết thông báo

2. Viết báo cáo

3. Viết đơn xin phép

4. Viết đơn xin phép nghỉ học

5. Viết giấy đề nghị

6. Không cần phải viết văn bản hành chính.

5 tháng 2 2017

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết haha

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốtleuleu

22 tháng 1 2019

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ  sau: “Cháu chiến đấu hôm nay                                                                                      Vì lòng yêu tổ quốc                                                                                      Vì xóm làng thân thuộc                                                                                       Bà ơi cũng vì bà                                                                                   ...
Đọc tiếp

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ  sau: “Cháu chiến đấu hôm nay
                                                                                      Vì lòng yêu tổ quốc
                                                                                      Vì xóm làng thân thuộc
                                                                                       Bà ơi cũng vì bà
                                                                                       Vì tiếng gà cục tác
                                                                                      Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
                       
                                                                                        ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)

0

Bài làm

Câu 1 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảm hứng sáng tác của tác giả trong bài thơ được gợi từ sự việc:

Trên đường hành quân, buổi trưa, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhảy ổ gợi cho người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh của người bà tần tảo, sớm hôm yêu thương, chăm sóc người cháu.

Câu 2 (Trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những hình ảnh đẹp đẽ và kỉ niệm êm đềm được gợi lên từ tiếng gà trưa:

- Những chú gà mái tơ, mái vàng bên ổ trứng hồng

- Kỉ niệm những lần xem trộm gà đẻ, rồi bị bà mắng

- Hình ảnh bà chăm sóc đàn gà, bà soi những trái trứng hồng

- Tình cảm tha thiết người bà dành cho cháu. Bà chăm lo cho đàn gà, nâng niu những quả trứng với niềm mong ước nhỏ ngoi để cuối năm bán gà mua cho cháu quần áo mới

→ Tất cả hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ đói khổ nhưng vẫn tràn ngập tình yêu thương, sự vun đắp của người bà dành cho cháu

Câu 3 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tình cảm bà cháu trong bài thơ sâu nặng, thắm thiết

     + Người bà dù sống trong cảnh nghèo nhưng người bà luôn dành mọi sự quan tâm, chăm sóc cho người cháu

     + Người cháu luôn yêu thương, quý trọng bà

     + Khi xa quê hương, đi chiến đấu người cháu vẫn luôn nghĩ về bà, bởi hình ảnh về bà in đậm trong kí ức của người cháu

Câu 4 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt

     + Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu, khổ 1: 7 câu

     + Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa

     + Việc bắt đầu các khổ thơ 5 chữ bằng những câu thơ 3 tiếng khiến câu thơ được nhấn mạnh cảm xúc

- Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ, những tình cảm bà cháu ấm áp, thân thương.

# Mình soạn văn cho bạn. Chúc bạn học tốt #

28 tháng 11 2018

dễ quá

20 tháng 2 2021

Bác Hồ từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, tinh thần yêu nước ấy lúc nào cũng mạnh mẽ, vững bền. Nhất là mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy càng bốc cao như ngọn lửa, thiêu cháy mọi kẻ thù xâm lược.

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.  Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.

Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ. Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.

 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi! Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.

Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm: Giặc dữ cớ sao phạm đến đâyChúng bay nhất định phải tan thây.  đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!

28 tháng 11 2016
Vạt đồi trơ trọi đìu hiuĐua săn chim, thú rừng chiều lặng im Thành phố xe cộ kìn kìnBụi khói mù mịt không nhìn thấy nhau Ra đường người trước, kẻ sauKhẩu trang kín mít biết đâu mà chào
28 tháng 11 2016

Đây là tự sáng tác hay là chép mạnh vậy bn?