Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:
“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.
Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:
“Tà tà bóng ngả về Tây”
“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.
Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.
Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.
Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.
Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:
“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”
Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.
Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.
Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.
Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.
Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng.
Những câu thơ đầu tiên đã vừa tả không gian và nhắc về thời gian đã trôi qua:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Ngày xuân đến những cánh én chao liệng trên bầu trời, cánh én đưa thoi xuất hiện như muốn nói rằng mùa xuân đang ở quãng thời gian tươi đẹp và rực rỡ nhất, mùa xuân trôi đi quá nhanh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” như muốn nói đã qua sáu mươi ngày tức là thời gian đang ở tháng ba. Chỉ với hai câu thơ đã tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và không gian xuân.
Trong hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc với hai gam màu chủ đạo đó là xanh và trắng.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Màu xanh từ cỏ non trải dài đến tận chân trời, dài như vô tận, điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê màu trắng. Từ câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả vài bông hoa lê đang nở hoa nhưng qua tài năng của Nguyễn Du đã trở nên sinh động, không gian thiên nhiên lúc này đã mở rộng, đẹp và thanh khiết hơn rất nhiều. Chỉ vài bông hoa lê điểm trên nền cỏ xanh nhưng đủ khiến cho không gian sinh động có hồn. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” càng làm cho màu trắng thực sự nổi bật hơn giữa nền cỏ xanh, thiên nhiên rộng lớn mênh mông hơn rất nhiều. Với 4 câu thơ đầu tác giả đã giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức sống với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của cảnh vật đất trời khi mùa xuân.
Nguyễn Du tái hiện bức tranh thiên nhiên vào đầu xuân tràn ngập sức sống và giàu chất thơ. Đây là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong phần mở đầu của bài thơ Truyện Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm được sử dụng trong Cảnh ngày xuân tươi đẹp.
k mình nha thanks
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Mùa xuân về,bầu trời mùa xuân rộn rã tiếng chim,chim én trao liệng như mắc cửi trên nền trời.''Én đưa thoi'' còn gợi về thời gian mùa xuân trôi qua rất nhanh ,vụt qua như cánh én ngang trời.Trước mắt con người là một không gian rộng lớn ,mênh mông khoáng đạt.Ánh nắng chan hòa ,ấm áp khắp cảnh.''Thiều quang'' là hơi thở ấm áp của đất trời,là ánh sáng ấm áp của mùa xuân.Mùa xuân có 90 ngày đã qua 60 ngày.Đây là lúc mùa xuân tràn mọi nẻo,mùa xuân đậm nhất ,mùa xuân đã trải màu xanh non khắp đất trời.Cây cỏ mùa xuân được tác giả miêu tả:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
- Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
• Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
• Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
+ Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
+ Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
+ Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
+ Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân
2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân
3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân
4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân
5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.
7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Hoa lê đã nở trên cành vài bông).
Bài làm
Truyện Kiều của Nguyễn Du là thể loại chuyện mà không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp và nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.
“ Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Sáu câu thơ trên là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về – một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:
“ Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “ tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “ thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.
“ Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”
Cảnh vật không còn rộn rang, trần đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả : “ tà tà”, “ nao nao”, “ thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người. Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến khôn nguôi thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người : “ngọn tiểu khê”- dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “ cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “ Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “ nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:
“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.
# Học tốt #
Nị
Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:
“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm dãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.
Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:
“Tà tà bóng ngả về Tây”
“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình, đỏng đảnh ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.
Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.
Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.
Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.
Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:
“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”
Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nuỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.
Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đăt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hương nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.
Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.
Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.
#_học_giốt_#