Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cho các bạn chép mạng thà bạn tự xem mạng còn hơn mất công các bạn phải Ctrl + A rồi vào câu hỏi của bạn lại Ctrl + C
Bn lên mạng chép là xong ,bắt tụi mk phải chép mệt chỉ biết 1 mk mk thôi 1 người vì nhiều người chứ
Tham khảo nha em:
1.
Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:
Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách thích thú.
Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.
Khi tài năng của em gái được phát hiện:
Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.
Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.
Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.
=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.
Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:
Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.
Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.
Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?”.
2.
Thể loại: bút kí chính luận
3.
Các biện pháp tu từ đã học, khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ
Mình cho bạn tham khảo đoạn văn này nhé! Có lẽ là hơi lạc đề nhưng mình tin đoạn văn của mình sẽ là cơ sở giúp bạn làm tốt mục tiêu văn học của mình. Bạn tham khảo nhé!!!
Văn học bồi đắp cho ta tình cảm cao đẹp. Trong mỗi trái tim con người dường như cũng ẩn chứ những tình cảm tốt đẹp. "Nhân chi sơ - tính bản thiện". Con người luôn có tình cảm từ những giâ phút chào đời, khi cảm nhận được hơi thở của mẹ thì con người ta đã thế. Đến khi đi học, đọc những dòng thơ, những câu ca dao hay nghe tiếng ầu ơi của bà của mẹ thì ta đã biết thế nào là tình yêu quê hương đất nước, biết dùng chính ánh mắt tình thương "bản thiện" đó. Và rồi, con người bắt đầu có tình cảm từ đây và văn học bắt đầu tiến sâu vào trái tim con người. Nó sẽ mãi là một ngọn đèn hải đăng bất diệt tỏa sáng cho trái tim con người trên con đường văn học giữa đỉnh cao của tình yêu.
Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu sau: thần thoại, sử thi. truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện, thơ... Và ở mỗi thể loại lại có những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của nhân dân ta ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tinh thần đó được thể hiện trong các tác phẩm văn học dân gian đó là lòng yêu đời vui vẻ, trong lao động họ hát, hò, đố nhau; trong ca dao tình yêu thì luôn mộc mạc, giản dị; ngay cả trong bị áp bức đau khổ nhất nhân dân ta vẫn không hề bi quan mà luôn lạc quan, tin tưởng hướng về phía trước, về "Mặt Trời hồng". Đặc biệt tinh thần lạc quan đó còn được thể hiện khá rõ nét qua các câu chuyện cổ tích, đó là ước mơ "ở hiền gặp lành", ước mơ hướng tới cái cao đẹp của nhân dân ta.
Trước hết tinh thần lạc quan của nhân dân ta được phản ánh qua các câu chuyện cổ tích. Nó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội. "Tấm Cám" là một trong những chuyện cổ tích thần kì phổ biến nhất ở Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của nhân dân ta. Chủ đề chính của truyện "Tấm Cám" là chủ đề xung đột giữa dì ghẻ và con chồng, tức loại chủ đề xung đột gia đinh, vốn chiếm vị trí quan trọng trong truyện cổ tích thần kì. Một chủ đề khác của truyện 'Tấm Cám" là chủ đề đấu tranh bảo vệ hạnh phúc chân chính của những con người chân chính. Cũng như các truyện cổ tích khác, quan niệm con người chân chính là những người hiền lành tốt bụng. Những người như vậy lại thường chịu nhiều nỗi thiệt thòi, gặp nhiều cảnh gian truân. Nhân vật Tấm tiêu biểu cho những người như vậy, và khi Tấm được làm vợ vua tức là có được hạnh phúc, thì đó là hạnh phúc chân chính - Tấm sống trở lại kiếp người, đoàn tụ với vua và trừng phạt mẹ con Cám, đó là sự phản ánh ý thức đấu tranh và nguyện vọng bảo vệ hạnh phúc chân chính của những con người chân chính. Chủ đề này cũng rất phổ biến trong nhiều truyện cổ tích khác. Trong truyện "Tấm Cám" có nhân vặt ông Bụt và mẫu đề nhân vật chết đi sống lại qua nhiều kiếp loài vật và cây cỏ. Nhân vật ấy và mẫu đề ấy có nguồn gốc sâu xa ở quan niệm vạn vật hữu linh, ở tín ngưỡng vật cổ, thời cổ và phản ánh sự phổ biến của đạo Phật ở nước ta. Ý nghĩa nhận thức tham mĩ của nhân vật và mẫu đề ấy là lòng tin vào sự tất thắng của cái thiện. Truyện phản ánh khá rõ số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc. Thông qua truyện, tác giả dân gian muốn thể hiện ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân ta.
Bên cạnh truyện cổ tích thì trong các truyền thuyết cũng phản ánh rất rõ tinh thần lạc quan của nhân dân ta. Truyền thuyết là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc. Tinh thần lạc quan của nhân dân ta thể hiện trong các tác phẩm của thể loại truyền thuyết không đơn thuần ở sự thể hiện những quan hệ tình cảm đời thường ngay trong lúc cam go nhất. Những chủ đề tình yêu hay sinh hoạt gia đình, tình cảm cha mc con cái., khi đi vào truyền thuyết đều được chi phối bởi cảm quan lịch sử. Truyền thuyết không phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật lịch sử, mà quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó. Vì vậy truyền thuyết thường gắn với lễ hội và phong tục thờ cúng. Tinh thần lạc quan của nhân dân được thể hiện ở ngay trong những nhân vật và sự kiện lịch sử cũng được nhân dân "chỉnh sửa” cho có phần “lạc quan" hơn theo ý muốn chủ quan của mình. Chẳng hạn trong lịch sử kể rằng. Hai Bà Trung sau khi thất bại đã nhảy xuống dòng sông Hát Giang tự vẫn, nhưng trong truyền thuyết, hai bà lại cưỡi hạc bay về trời. Kết cục đó không đúng như lịch sử, nhưng đã làm dịu bớt nỗi xót xa và phù hợp với tình cảm trân trọng của nhân dân đối với hai vị anh hùng dân tộc. Trong truyện "An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển cũng thể hiện ý trên. Nhân dân không muốn một nhân vật có công lớn với đất nước như An Dương Vương phải chết nên đã mượn yếu tố tưởng tượng kỉ ào để chữa lại kết thúc bi thảm đó.
Tinh thần lạc quan của nhân dân ta được thể hiện rõ qua truyện cười dân gian, trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày, truyện cười dân gian được kể (lưu truyền) qua nhiều thế hệ để tăng thêm tinh thần lao động hăng say cho nhân dân. Truyện cười hay còn gọi là truyện tiếu lâm (có nghĩa là rừng cười) là một trong những thể loại tự sự tiêu biểu trong dòng văn học hài hước dân gian, bao hàm những loại truyện khác nhau về tính chất của đối tượng, phản ánh và do đó cả về tính chất hài hước. Ở truyện cười dân gian Việt Nam, đó là các loại truyện khôi hài, cái hài hước nằm trong những hiện tượng trái tự nhiên. Những hiện tượng trái tự nhiên nay mang tính chất hài hước chỉ ở mức độ gây nên những phản ứng về mặt tư duy lô gích chứ chưa phải là những phản ứng về mặt đạo đức xã hội. Ví dụ trong các truyện “Cháy”, “Treo biển”, "Ba anh mê ngũ"... tính chất hài hước của những lời nói, hành vi, cử chỉ của nhân vật có nguyên nhân ở sự hiểu lầm lời nói của nhau hoặc ở một các tật thuộc về sinh lí, chứ không phải do các nhân vật có thói xấu nào trong tính cách. Trong loại truyện trào phúng, cái hài hước nằm trong những con người có những thói xấu đi ngược lại những quan điểm đạo đức xã hội của nhân dân như thói lười biếng, xu nịnh, hách dịch... Ví dụ như các truyện "Trạng Quỳnh", “Trạng Lợn", "Ông Ó", “Tam đại con gà”, …Truyện cười dân gian là một biểu hiện của tinh thần lạc quan, chí thông minh sắc sảo và tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu của nhân lân lao động.
Bên cạnh truyện cười dân gian là thần thoại. Thần thoại là hình thức truyện kể dân gian cổ nhất hình thành và phát triển trong thời kì đồ đồng, thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hoá, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sông con người. Mác viết: "Bất cứ một truyện thần thoại nào cũng đều khắc phục, khống chế và nhào nặn các lực lượng của tự nhiên trong trí tưởng tượng” và "thần thoại là tự nhiên và bản thân các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức". Tinh thần lạc quan của nhân dân ta thể hiện ở chỗ: ngay từ trong thời kì đồ đồng gắn với tín ngưởng nguyên thủy, nhân dân ta đã “nường tượng” để giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguồn gốc loài người. Đối với người đời sau thần thoại không những có giá trị như là những tài liệu quý cho các ngành khoa học như dân tộc học, sử học, tôn giáo, mà còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, còn hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo vì đã được sản sinh ra trong "những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa"(Mác).
Nhóm thần thoại suy nguyên luận gồm những truyện kể nhân cách hóa và giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của các quá trình diễn ra trong giới tự nhiên và cuộc sống muôn loài (như thần trụ trời, nữ thần Mặt Trăng, nữ thần Mặt Trời, thần Mưa, thần Gió, thần Biển...)
Nhóm thần thoại lịch sử gồm những truyện kể về nguồn gốc dân tộc (các truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ; Quả bầu tiên...), về sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc (thần Tản Viên, Ông Gióng, An Dương Vương...). Truyện thần thoại phản ánh ước mơ của con người: ước mơ sống hoà họp với tự nhiên và chiến thắng tự nhiên (Lạc Long Quân và Âu Cơ), thể hiện ước mơ về một tự nhiên hoà thuận, thể hiện lưỡng hợp mùa màng sinh sôi nảy nở. Cao hơn cả vẫn là ước mơ chinh phục tự nhiên và chiến thắng tự nhiên. Ví dụ: Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Cóc kiện trời thể hiện tình thần lạc quan, đoàn kết của con người và ý chí quyết tâm chinh phục tự nhiên. Đó còn là ước mơ về cuộc sống no đủ và nhàn hạ. Nó phản ánh trực tiếp ước mơ hồn nhiên, giản dị trong nhận thức của con người, mong muốn nhận được sự ưu đãi của tự nhiên để sống nhàn hạ hơn, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm thần thoại.\
Thần thoại Việt Nam đã vẽ nên được những nét lớn, một bức tranh thần thoại hoá về đất nước, con người và những sự kiện lịch sử, xã hội quan trọng trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, đồng thời ghi nhận những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc: cần cù xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc, bất khuất kiên cường trong đấu tranh bảo vệ cộng đồng, bảo vệ lãnh thổ.
Cũng thể hiện tinh thần trên như thần thoại thì ở truyện thơ lại có những sắc thái biểu hiện riêng. Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những sáng tác truyền miệng mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc. Phần lớn cốt truyện của truyện thơ được lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể, nhưng nhiều câu thơ trong truyện lại mượn từ những câu ca dao, dân ca quen thuộc của mỗi dân tộc. Nghệ thuật kết hợp tự sự và trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ảnh khá sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong hiện thực đó. Không phải dân tộc thiểu số nào cũng có truyện thơ. Một số truyện thơ quen thuộc thường được kể trong các dân tộc như: Út lót - Hồ liêu (Mường); Chàng Lú - Nàng Uá, Tiễn dặn người yêu (Thái)... Cùng với những lời thở than dằng dặc, truyện thơ còn thể hiện thái độ của người lao động nghèo phản kháng những kẻ bóc lột, trừng trị bọn cường hào ác bá, đấu tranh cho chính nghĩa, mong ước được đổi đời, sống ấm no hạnh phúc... phản ánh tinh thần lạc quan, lòng yêu đời, ham sống của người dân lao động các dân tộc.
Đặc biệt, tinh thần lạc quan của nhân dân ta còn được thể hiện khá cụ thể trong các thể loại: vè, ca dao, câu đố. Và tinh thần này được nhân dân ta khẳng định ở mọi sinh hoạt của đời sống.
Trước hết ở vè. Vè là một thể loại sáng tác dân gian kể truyện bằng văn vần của Việt Nam, một thể loại truyền miệng mang tính chiến đấu, tính quần chúng rõ rệt, chú trọng người thật việc thật, những biến cố có tính chất đột xuất của làng xã ngày xưa (vè thế sự) hoặc những sự việc lớn có vang động đến cả nước như vè lịch sử. Vè sử dụng nhiều hình thức khác nhau như lục bát, hát dặm, nói lối … Tính khuynh hướng của vè rõ rệt, mũi nhọn phê phán thường tập trung vào những tên cường hào gian ác, tham lam: "Ác ngầm thắng mới, nói dối thắng đại, ăn hại thắng hành, ăn tranh thắng quyết" (về nhân vật làng ta). Và một số loại vè khác như: vè đi ở, vè chăn trâu... Thuật ngữ vè còn dùng để chỉ một số bài hát trẻ em (đồng dao). Những bài vè về chim muông, tôm cá, hoa quả, cây cối... đã trở thành những bài sinh vật truyền miệng làm cho các em nhanh chóng tiếp xúc với thế giới xung quanh. Bài hát vừa vui, vừa có tác dụng rèn luyện sự hiểu biết, tập dượt bước vào đời. Khi thực dân Pháp xâm lược và áp bức nặng nề, nhân dân ta vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vè chống Pháp vì thế mà phát triển khả nhanh ví dụ: vè Quảng - giang (Bình - Trị - Thiên), vè "Cù Chinh Lan đánh giặc", vè "du kích Nguyễn Thị Chiên"...Trong các thể loại tự sự dân gian, vè có vị trí đặc biệt, cùng với ca dao, vè góp phần quan trọng tạo ra cái nền của truyện thơ dân gian.
Đi đôi với thể loại vè là câu đố. Câu đố là một thể loại của văn học dân gian, phản ánh hiện thực bằng lối nói trệch, lối nói một đằng hiểu một nẻo. Phương pháp phản ánh này xuất hiện từ sự quan sát những nét giống nhau thường thấy giữa các sự vật và hiện tượng khác nhau của thế giới khách quan. Ví dụ câu đố: "'vừa bằng lá tre sum soe đánh vật"(Cái kéo). Đối tượng nhận thức của câu đố Việt Nam phần lớn là các sự vật và hiện tượng ở nông thôn có liên quan mật thiết đến công việc lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân như công việc lao động sản xuất (Cấy lúa, tát nước, giã gạo, bắt cua...), các vật thường dùng (cày, cuốc, cối xay lúa, võng...), các loại cây cối và con vật quen thuộc (lúa, ngô, cau, dừa, tre,... trâu, bò lợn, gà....). Có thể coi câu đố là những bài học thường thức đầu tiên về thế giới sự vật quanh mình, những bài học có tác dụng kích thích óc suy xét, trí phán đoán. Trong sinh hoạt "đố nhau", nguồn khoái cảm nghệ thuật chủ yếu là ở chỗ phải khéo vận dụng trí thông minh và vốn hiểu biết về thế giới khách quan nhằm khám phá cho được những sự vật và hiện tượng đế câu để trình bày một cách nửa kín nửa hở trong các hình ảnh ẩn dụ. Ví dụ “vừa băng lá tre ngo ngoe dưới nước "(con đỉa), "không vả mà xưng"(cái nhọt)... và vì vậy từ xưa Arixtot đã từng xếp tục ngữ và câu đố vào lĩnh vực “sự bắt trước của nghệ thuật".
Và phải đến ca dao, tục ngữ thì tinh thần lạc quan của nhân dân ta mới thực sự được in đậm. Con người ta ai cũng muốn thành đạt nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ:
Có công mài sắt có ngày nên kim
Hay:
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Có thể nói có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện đậm nét tinh thần lạc quan ở tương lai mà cha ông ta lưu truyền cho thế hệ sau.
Đến ca dao, dân ca thì tinh thần lạc quan của nhân dân ta càng được lung linh toả sáng hơn bao giờ hết. Ca dao cổ truyền Việt Nam có nội dung phản ánh đời sống sâu rộng, có tính trữ tình đậm đà, đồng thời cũng có tính tư tưởng sâu sắc. Ca dao có ba nội dung lớn đó là: ca dao than thân, tiếng hát yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước... Trong ca dao có thể tìm thấy những kí ức dân gian về một số sự kiện và nhân vật lịch sử quan trọng, những bằng chứng về tập quan làm ăn, tập tục gia đình và xã hội, tâm lí và thị hiếu của các tầng lớp nhân dân lao động thời xưa.
Trong ca dao yêu thương tình nghĩa ta thấy được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu lứa đôi và tình nghĩa đối với quê hương, con người. Những câu hát yêu thương, tình nghĩa là chủ đề nổi bật, xuyên thẳm trong rất nhiều câu hát. "Không chờ đợi thơ chính quy thơ chuyên nghiệp diễn tả hộ cho minh, những người lao động từ thế kỉ này qua thế kỉ khác, diễn tả trực tiếp lòng mình yêu thương sướng vui, đau khổ" (Xuân Diệu).
- Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang.
- Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân dân. Cùng với ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao than thân cũng có số lượng lớn và tiêu biểu cho kho tàng ca dao Việt Nam về nội dung cũng như nghệ thuật. Nhiều bài ca dao không chỉ là lời than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất con người. Đó là thân phận nỗi niềm của người phụ nữ, người nông dân ngày xưa:
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.
Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao rất da dạng. Ngoài ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao than thân có không ít những bài ca dao hài hước châm biếm. Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội:
- Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cổ chẳng sai đám nào.
- Anh hùng là anh hùng rơm
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
Qua những câu ca dao dân ca trên, ta cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người dân ta. Tinh thần lạc quan yêu đời được toả sáng cả khi cuộc sống còn bộn bề vất vả, thậm chí còn chất chứa cả trong những giọt lệ nóng hổi. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người dân ta vẫn luôn hướng tới một tương lai tươi sáng, chúng ta thật tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở một dân tộc như vậy.
Nói tóm lại qua các tác phẩm văn học dân gian đã được học và đọc thêm thì thế hệ trẻ chúng ta ngày nay vô cùng khâm phục và tự hào về tinh thần lạc quan của người dân ta. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi người dân Việt Nam phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tiếp thu và phát huy truyền thống đó. Bởi trong cuộc sống hàng ngày sự tác dộng của hoàn cảnh khách quan của dư luận đối với mỗi con người là điều tất yếu. Song điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào? Nên chủ động tự tin vào mình hay phụ thuộc vào hoàn cảnh? Dĩ nhiên là phải chủ động tự tin và chiến thắng hoàn cảnh phải không các bạn? "Dù ai nói ngã nói nghiêng thì lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nhé các bạn! Mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao. Chúng ta bắt buộc phải trải qua một quá trình phấn đấu lâu dài gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và có một niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao dộng, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Chỉ có như vậy mới xứng đáng với tinh thần lạc quan mà cha ông ta đã lưu truyền.
Các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là các tác phẩm văn học dân gian thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân ta là lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người không thể thiếu vắng những bài học quý giá đó. Tinh thần lạc quan là cái đưa đến mọi thành công của mỗi con người. Điều đó chắc hẳn ai cũng phải thừa nhận
Khi thấy em gái tự chế màu vẽ, người anh tỏ ý xem thường và đặt cho em gái biệt danh là Mèo. Người anh có tâm trạng không vui khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. Mọi người ai cũng xúc động, mừng rõ' và ngạc nhiên thì em cảm thấy buồn hơn và cảm nhận được sự thua kém của mình khi không ai thèm đế ý đến mình. Từ đó, em cảm thấy không thề nào chơi thân với em gái được nữa bởi em vốn coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi như các em.
Khi nhận ra nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của em gái là mình, người anh ban đầu ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ. Em ngõ' ngàng vì không nghĩ rằng trong con mắt em gái, hình ảnh của mình lại toàn mĩ đến thế; sau những gì mình đối xử với em gái, em gái vẫn có cái nhìn hết sức hoàn hảo về mình. Từ sự ngỡ ngàng đó, người anh chuyển sang hãnh diện. Hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh, mà còn chính vì tâm hồn cao thượng và lòng vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề Anh trai tôi là hình ảnh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lèn từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chísự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính lòng vị tha và lòng mong ước của em gái đã làm cho người anh chuyển từ hãnh diện sang xấuliổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng trong thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em, ngay trong cách đối xử và những suy nghĩ của em về em gái cũng không được như vậy. Người anh đã nhận ra những khuyết điếm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.
Như vậy có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thế hiện tính cách nhân vật của tác giả.
THAM KHẢO:
Dàn ý
1. Phần Mở bài
- Nhà thơ Tố Hữu đã có những dòng thư tuyệt vời khi viết về nhân vật Thánh Gióng:
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân.”
- Thánh Gióng là nhân vật chính của truyền thuyết cùng tên. Đây là một truyền thuyết hay nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm của cha ông ta xưa kia. Truyện thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, sức mạnh phi thường của con người đất Việt trong buổi bình minh của lịch sử.
2. Phần Thân bài
a) Cảm nhận tác phẩm về mặt nội dung
- Em yêu thích truyện Thánh Gióng trước hết vì truyện thể hiện được tinh thần yêu nước căm thù giặc của cha ông ta trong buổi bình minh của lịch sử chống giậc ngoại xâm.
- Đất nước Văn Lang bị giặc Ân xâm chiếm. Chúng đã gieo rắc bao đau thương xuống cuộc sống của dân lành.
- Nhà vua cho sứ giả đi rao khắp thiên hạ tìm người tài giỏi cứu nước. Một nhân tài đã kịp xuất hiện để đánh đuổi giặc Ân. Đó là Thánh Gióng.
* Truyện Thánh Gióng còn cho em thấy được sức mạnh của sự đoàn kết
- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Hai vợ chồng không đủ để nuôi con. Bà con, làng xóm vui lòng gom góp để nuôi Gióng. Vì ai cũng mong Gióng giết giặc cứu nước. Gióng lớn lên, mạnh mẽ không chỉ bằng vật chất của cha mẹ mà bằng cả sự đóng góp của dân làng. Điều đó khẳng định rằng, nhân dân ta biết đoàn kết một lòng để tạo nên sức mạnh chống giặc ngoại xâm khi đất nước lâm nguy.
* Truyện Thánh Gióng làm rung động tâm hồn em bởi sự thông minh, mưu trí và dũng cảm của chàng trai làng Gióng.
- Hình ảnh Gióng “vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt” là hình ảnh rất đẹp. Hình ảnh ấy in đậm trong tâm trí em từ thuở em còn thơ bé cho đến bây giờ.
- Khi roi sắt gẫy, Thánh Gióng đã rất thông minh và mưu trí nhổ ngay bụi tre bên đường quật vào quân giặc. Với vũ khí thô sơ trong tay, Thánh Gióng đã làm cho giặc tan vỡ.
* Truyện Thánh Gióng ca ngợi người anh hùng vô tư không màng danh lợi
- Khi giặc tan, Thánh Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
- Bản thân Thánh Gióng không màng danh lợi nhưng nhân dân ngàn đời thì không quên công ơn của vị anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hằng năm, vào tháng tư, nhân dân mở hội thật lớn, thật vui để thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với vị anh hùng cứu nước.
b) Cảm nhận về mặt nghệ thuật của truyện Thánh Gióng
- Thánh Gióng là truyền thuyết có nhiều yếu tố kì ảo.
+ Người mẹ ra đồng, thấy vết chân rất to, đạt chân mình lên ướm thử và về thụ thai.
+ Người mẹ mang thai tới 12 tháng.
+ Chú bé Gióng vươn vai và biến thành một tráng sĩ. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật.
+ Ngựa sắt phun ra lửa.
+ Người và ngựa hay lên trời.
=> Những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm là những hình ảnh vô cùng quen thuộc và gần gũi với người lao động. Đó là hình ảnh những hạt gạo của bà con nuôi Gióng, là hình ảnh bụi tre bên đường,.... Tất cả những hình ảnh ấy góp phần làm nên một Thánh Gióng vừa phi thường vừa gần gũi.
3. Phần Kết bài
- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của ông cha ta.
- Truyện Thánh Gióng thế hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Tham khảo:
Truyện góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn luyện sức khỏe và truyền thống đoàn kết.
1
Một trong những truyền thuyết thu hút nhất đối với em là truyện Thánh Gióng. Em rất ấn tượng với những chi tiết nói về việc Thánh Gióng ra trận diệt giặc.
Thật tuyệt vời khi một cậu bé không biết đi, chẳng biết nói, biết cười lại trở thành một tráng sĩ khổng lồ, có thể giáng xuống bọn giặc những đòn như sấm sét. Óc tưởng tượng của dân gian kì diệu thật: cứ hắt hơi một lần lại vươn vai một cái, mỗi cái vươn vai lại cao thêm hàng thước. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, dân tộc ta đã cùng nhau góp sức và trưởng thành mau chóng như thế để đánh giặc giữ nước.
Hình tượng ngựa sắt phun lửa cũng vậy. Ngọn lửa căm thù tội ác quân giặc của nhân dân đã nung nấu và đến khi bộc phát ra, sẽ mạnh mẽ, dữ dội vô cùng, đủ sức thiêu đốt bọn xâm lược ra tro. Chi tiết nhổ tre quật giặc cũng rất thú vị. Rõ ràng đây là vũ khí lâu đời của dân ta. Chi tiết này em thấy rất thực. Thời kì đầu đánh Pháp, “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” (Thép Mới).
Thật tự hào biết bao cho dân tộc, khi những em nhỏ lên ba cũng gồng mình lên cứu nước, khi cây tre thô sơ khắp làng mạc bản mường cũng góp phần diệt thù. Thật kì là trí tưởng tượng của dân gian đã sáng tạo được những hình tượng hoành tráng đến như vậy.
Ý nghĩa đặc biệt sâu sắc của hình tượng ấy là ở chỗ nó rất thực, nó kết tinh được truyền thống đánh giặc từ thuở bình minh dựng nước của dân tộc ta. Một dân tộc mà từ thuở xa xưa đã có những trang anh hùng cứu nước lên ba như Thánh Gióng, ngày nay vẫn dào dạt mạch nguồn yêu nước từ tuổi nhỏ thể hiện ở những Kim Đồng, Lê Văn Tám. "
Đất nước ngày nay sạch bóng quân thù. Em nghĩ đến cái vươn vai của dân tộc ta sẽ có được trong những năm tới, đưa dân tộc đến ấm no, sung túc.
2
Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.
- Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.
1.2. Nghệ thuật- Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.
- Ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao.
2. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa2.1. Chuẩn bị đọcCâu 1. Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì?
Trả lời:
- Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những cơn gió lạnh giá của mùa đông bắt đầu tràn về và đem lại bài học nào đó cho chúng ta.
Câu 2. Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu lầm và chê trách hay chưa?
Trả lời:
- Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Trong một lần học về, có em bé đi lạc, em dẫn em bé đến đồn công an để tìm bố mẹ nhưng khi về lại bị mẹ hiểu lầm là la cà học xong không chịu về.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bảnCâu 1. Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo?
Trả lời:
- Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý gợi về cuộc sống thiếu thốn của những đứa trẻ nghèo. Vào mùa đông lạnh giá, chúng không có được một chiếc áo lành lặn để mặc. Những cơn gió lạnh khiến “ môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau”.
Câu 2. Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện tính cách gì của hai chị em?
Trả lời:
- Hai chị em Sơn giàu lòng yêu thương, sự tốt bụng và biết chia sẻ đối với mọi người xung quanh.
Câu 3. Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn sẽ gặp chuyện gì?
Trả lời:
- Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn có thể sẽ bị mẹ mắng vì tự ý mang áo của em cho cái Hiên.
2.3. Suy ngẫm và phản hồiCâu 1. Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).
Trả lời:
- Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).
Câu 2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:
a. Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.
b. Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.
c. Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.
d. Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. Đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.
đ. Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.
Em hãy cho biết:
- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?
- Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (đ) hay không?
Trả lời:
- Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo thành chuỗi liền mạch cho văn bản.
- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (đ) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.
Câu 3. Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
Trả lời:
- Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.
Câu 4. Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?
Trả lời:
- Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ.
- Hành động đẹp của hai đứa trẻ đã tác động không nhỏ tới cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối chuyện bởi lẽ chúng không có gì đáng chê trách về hành động ấy, hai người mẹ lấy làm tự hào hơn vì chúng biết quan tâm đến người khác.
Câu 5. Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
Trả lời:
Đây là câu hỏi mở, các em trả lời theo quan điểm của bản thân. Tham khảo câu trả lời dưới đây:
- Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là hành động đáng khen. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Chiếc áo của em Duyên nhưng em Duyên đã không còn và không dùng đến nữa, mình nên tặng lại cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6. Văn bản này viết về đề tài gì?
Trả lời:
- Đề tài: Tình yêu thương của con người.
Câu 7. Nêu chủ đề của câu chuyện.
Trả lời:
- Chủ đề: Truyện Gió lạnh đầu mùa cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khó. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Gió lạnh đầu mùa. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Gió lạnh đầu mùa.
3. Hướng dẫn luyện tậpCâu hỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Gió lạnh đầu mùa.
Trả lời:
Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Gió lạnh đầu mùaTrong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh chị em Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Qua đó, giáo dục các em cần có thái độ sống biết yêu thương và chia sẻ với người bất hạnh khác trong cuộc sống. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về truyện này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Gió lạnh đầu mùa.
--- Đang cập nhật ---
5. Hỏi đáp về bài Gió lạnh đầu mùa Ngữ văn 6Trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Có ai đã từng say mê đọc truyện, sách viết về cuộc sống thực tiễn mà không biết các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn. Có thể nói rằng những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn chứa đựng những gì tinh túy nhất, sâu sắc nhất về cuộc sống muôn màu muôn vẻ trong đời sống của con người.
Đọc các tác phẩm Hạt giống tâm hồn, khiến chúng ta có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, không bi quan, lạc lỏng với cuộc đời, cho chúng ta biết được trong cuộc sống của con người có rất nhiều điều đáng yêu, đáng phải sống để cảm nhận và hưởng thụ nó.Những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn đã có sức lay chuyển được bao bạn đọc trong nước và trên Thế giới.
Hạt giống tâm hòn là một trong những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cách sống, lòng dũng cảm của con người, tất cả đều được nhiều tác giả thể hiện thật sinh động, lôi cuốn qua từng mẫu chuyện chân thực của các tác giả đối với bạn đọc.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn còn phản ánh hiện thực đời sống của con người, qua đó giúp cho con người có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, là liều thuốc tinh thần giúp cho bạn đọc định hình lại lối sống của mình, để có một cuộc sống tốt hơn.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn có rất nhiều loại, tôi có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn như: Bí quyết thành công, Bi mật của hạnh phúc, Nơi đó có tình yêu, Thay thái độ, đổi cuộc đời...
Qua các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn, các tác giả muốn cho chúng ta hiểu thêm về cuộc đời đầy những gian truân, qua những vấp ngã chúng ta có thể đứng dậy vững vàng và đi tiếp con đường của mình, thấy được cuộc sống cần có sự vươn lên, vượt qua những thử thách bằng lòng quyết tâm của chính bản thân mình. Qua đó giúp chúng tCó ai đã từng say mê đọc truyện, sách viết về cuộc sống thực tiễn mà không biết các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn. Có thể nói rằng những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn chứa đựng những gì tinh túy nhất, sâu sắc nhất về cuộc sống muôn màu muôn vẻ trong đời sống của con người.
Đọc các tác phẩm Hạt giống tâm hồn, khiến chúng ta có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, không bi quan, lạc lỏng với cuộc đời, cho chúng ta biết được trong cuộc sống của con người có rất nhiều điều đáng yêu, đáng phải sống để cảm nhận và hưởng thụ nó.Những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn đã có sức lay chuyển được bao bạn đọc trong nước và trên Thế giới.
Hạt giống tâm hòn là một trong những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cách sống, lòng dũng cảm của con người, tất cả đều được nhiều tác giả thể hiện thật sinh động, lôi cuốn qua từng mẫu chuyện chân thực của các tác giả đối với bạn đọc.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn còn phản ánh hiện thực đời sống của con người, qua đó giúp cho con người có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, là liều thuốc tinh thần giúp cho bạn đọc định hình lại lối sống của mình, để có một cuộc sống tốt hơn.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn có rất nhiều loại, tôi có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn như: Bí quyết thành công, Bi mật của hạnh phúc, Nơi đó có tình yêu, Thay thái độ, đổi cuộc đời...
Qua các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn, các tác giả muốn cho chúng ta hiểu thêm về cuộc đời đầy những gian truân, qua những vấp ngã chúng ta có thể đứng dậy vững vàng và đi tiếp con đường của mình, thấy được cuộc sống cần có sự vươn lên, vượt qua những thử thách bằng lòng quyết tâm của chính bản thân mình. Qua đó giúp chúng ta tìm đến được nơi hạnh phúc và yên bình.a tìm đến được nơi hạnh phúc và yên bình.
Có ai đã từng say mê đọc truyện, sách viết về cuộc sống thực tiễn mà không biết các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn. Có thể nói rằng những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn chứa đựng những gì tinh túy nhất, sâu sắc nhất về cuộc sống muôn màu muôn vẻ trong đời sống của con người.
Đọc các tác phẩm Hạt giống tâm hồn, khiến chúng ta có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, không bi quan, lạc lỏng với cuộc đời, cho chúng ta biết được trong cuộc sống của con người có rất nhiều điều đáng yêu, đáng phải sống để cảm nhận và hưởng thụ nó.Những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn đã có sức lay chuyển được bao bạn đọc trong nước và trên Thế giới.
Hạt giống tâm hòn là một trong những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cách sống, lòng dũng cảm của con người, tất cả đều được nhiều tác giả thể hiện thật sinh động, lôi cuốn qua từng mẫu chuyện chân thực của các tác giả đối với bạn đọc.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn còn phản ánh hiện thực đời sống của con người, qua đó giúp cho con người có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, là liều thuốc tinh thần giúp cho bạn đọc định hình lại lối sống của mình, để có một cuộc sống tốt hơn.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn có rất nhiều loại, tôi có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn như: Bí quyết thành công, Bi mật của hạnh phúc, Nơi đó có tình yêu, Thay thái độ, đổi cuộc đời...
Qua các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn, các tác giả muốn cho chúng ta hiểu thêm về cuộc đời đầy những gian truân, qua những vấp ngã chúng ta có thể đứng dậy vững vàng và đi tiếp con đường của mình, thấy được cuộc sống cần có sự vươn lên, vượt qua những thử thách bằng lònCó ai đã từng say mê đọc truyện, sách viết về cuộc sống thực tiễn mà không biết các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn. Có thể nói rằng những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn chứa đựng những gì tinh túy nhất, sâu sắc nhất về cuộc sống muôn màu muôn vẻ trong đời sống của con người.
Đọc các tác phẩm Hạt giống tâm hồn, khiến chúng ta có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, không bi quan, lạc lỏng với cuộc đời, cho chúng ta biết được trong cuộc sống của con người có rất nhiều điều đáng yêu, đáng phải sống để cảm nhận và hưởng thụ nó.Những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn đã có sức lay chuyển được bao bạn đọc trong nước và trên Thế giới.
Hạt giống tâm hòn là một trong những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cách sống, lòng dũng cảm của con người, tất cả đều được nhiều tác giả thể hiện thật sinh động, lôi cuốn qua từng mẫu chuyện chân thực của các tác giả đối với bạn đọc.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn còn phản ánh hiện thực đời sống của con người, qua đó giúp cho con người có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, là liều thuốc tinh thần giúp cho bạn đọc định hình lại lối sống của mình, để có một cuộc sống tốt hơn.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn có rất nhiều loại, tôi có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn như: Bí quyết thành công, Bi mật của hạnh phúc, Nơi đó có tình yêu, Thay thái độ, đổi cuộc đời...
Qua các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn, các tác giả muốn cho chúng ta hiểu thêm về cuộc đời đầy những gian truân, qua những vấp ngã chúng ta có thể đứng dậy vững vàng và đi tiếp con đường của mình, thấy được cuộc sống cần có sự vươn lên, vượt qua những thử thách bằng lòng quyết tâm của chính bản thân mình. Qua đó giúp chúng ta tìm đến được nơi hạnh phúc và yên bình.g quyết tâm của chính bản Có ai đã từng say mê đọc truyện, sách viết về cuộc sống thực tiễn mà không biết các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn. Có thể nói rằng những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn chứa đựng những gì tinh túy nhất, sâu sắc nhất về cuộc sống muôn màu muôn vẻ trong đời sống của con người.
Đọc các tác phẩm Hạt giống tâm hồn, khiến chúng ta có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, không bi quan, lạc lỏng với cuộc đời, cho chúng ta biết được trong cuộc sống của con người có rất nhiều điều đáng yêu, đáng phải sống để cảm nhận và hưởng thụ nó.Những tác phẩm của Hạt giống tâm hồn đã có sức lay chuyển được bao bạn đọc trong nước và trên Thế giới.
Hạt giống tâm hòn là một trong những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cách sống, lòng dũng cảm của con người, tất cả đều được nhiều tác giả thể hiện thật sinh động, lôi cuốn qua từng mẫu chuyện chân thực của các tác giả đối với bạn đọc.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn còn phản ánh hiện thực đời sống của con người, qua đó giúp cho con người có cái nhìn mới hơn về cuộc sống, là liều thuốc tinh thần giúp cho bạn đọc định hình lại lối sống của mình, để có một cuộc sống tốt hơn.
Các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn có rất nhiều loại, tôi có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn như: Bí quyết thành công, Bi mật của hạnh phúc, Nơi đó có tình yêu, Thay thái độ, đổi cuộc đời...
Qua các tác phẩm của Hạt giống tâm hồn, các tác giả muốn cho chúng ta hiểu thêm về cuộc đời đầy những gian truân, qua những vấp ngã chúng ta có thể đứng dậy vững vàng và đi tiếp con đường của mình, thấy được cuộc sống cần có sự vươn lên, vượt qua những thử thách bằng lòng quyết tâm của chính bản thân mình. Qua đó giúp chúng ta tìm đến được nơi hạnh phúc và yên bình.thân mình. Qua đó giúp chúng ta tìm đến được nơi hạnh phúc và yên bình.