Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/neu-tac-dung-cua-cac-bien-phap-tu-tu-qua-tac-pham-banh-troi-nuoc-faq184489.html
Câu 1:
a) Biểu cảm
b) vừa...vừa, với, mặc dầu, vẫn
c) ẩn dụ
d) Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước bài thơ nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 2:
" Bánh trôi nước" là bài thơ tiêu biểu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.Qua hình ảnh cái bánh trôi nước, tác giả đã tả người phụ nữ Việt Nam xưa. Họ có ngoại hình xinh đẹp, trắng trẻo cùng với phẩm chất chung thủy, trong trắng, son sắt, nhưng họ lại phải chịu số phận đầy éo le, đau khổ, oan trái, chìm nổi, không tự quyết định được số phận của mình.
phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong xã hội pk
mtar bánh trôi nước
Nói lên vẻ đẹp và số phận long đong, cơ cực của người phụ nữ trong thời phong kiến xưa!
Tham khảo:
Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương, bà là một nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm thơ Nôm được lưu truyền tới tận ngày nay. Bà viết rất nhiều những đề tài sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam trong thời kì phong kiến. Trong đó bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ.
Hồ Xuân Hương đã rất tinh tế, khéo kéo thể hiện sự cá tính của mình khi chọn hình ảnh bánh trôi nước làm trung tâm và là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:“Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
Câu thơ trên ta đã thấy rõ được hình ảnh của chiếc bánh trôi nước về cả hình dáng lẫn màu sắc. Đây là một loại bánh dân giã và quen thuộc đối với nhân dân ta. Từ “Thân em” vừa mang sự gần gũi lại chính là lời giới thiệu về bản thân, “vừa trắng lại vừa tròn”, vẻ đẹp ấy giống với một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu, “khuôn trăng đầy đặn”, rất điềm đạm và đầy sức sống.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Hai từ “nổi” và “chìm” vừa là hình ảnh của những chiếc bánh trôi khi được đun nấu, lại vừa thể hiện cho cuộc đời của người phụ nữ. Nó gợi nhắc lên hình ảnh về sự bấp bênh, trôi nổi vô định của cuộc đời người phụ nữ. Các số từ “ba”, “bảy” chính là số đếm cho những long đong, lận đận và sóng gió mà người phụ nữ phải trải qua trong cuộc đời. Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không được tôn trọng, không có vị trí nào trong xã hội. Họ bị áp bức, bóc lột, nhưng chẳng dám kêu ai và cũng chẳn kêu được ai vì dù có than đi chăng nữa cũng chẳng ai thấu, ai hiểu cho nỗi lòng của họ. Chính vì vậy mà họ đành phó mặc số phận và cuộc đời cho xã hội đầy bất công ấy:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Từ “mặc” ấy thể hiện một sự phó mặc đến não nề, bất cần, ta có thể nhận ra một chút chống cự nhưng rất yếu đuối ở chính từ “mặc” ấy. Chính Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ kiên cường, không chịu khuất phục nên thơ của bà cũng mang phong cách như vậy. Và bà đã đã khẳng định rằng, dù cho có bị chà đạp, bóc lột nhưng tâm hồn của người phụ nữ Việt vẫn luôn son sắt, cao đẹp:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Dù cho cuộc đời và số phận có bạc bẽo, nghiệt ngã và bất công với họ như thế nào thì trong họ vẫn luôn ý thức và gìn giữ sự son sắt thủy chung của mình. Hồ Xuân Hương đã ca ngợi những phẩm chất cao đẹp và đáng trân trọng của người phụ nữ Việt. Một vẻ đẹp không chỉ về nhan sắc mà còn về tâm hồn, tam hồn thuẩn khiết và tấm lòng son không thể bị phai mờ.
Tác giả Hồ Xuân Hương với tài năng và nỗi lòng của mình, thông qua lối nói ẩn dụ độc đáo đã mang tới cho người đọc cái nhìn về một xã hội phong kiến thối nát, bất công. Thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội ấy và những phẩm chất cao đẹp của họ. Dù cho có chịu sự đè nén áp bức và phũ phàng nhưng họ vẫn giữ được trái tim thủy chung son sắt – một vẻ đẹp trường tồn đáng được trân trọng và giữ giữ tới muôn đời sau.
bạn ơi copy và dán ra google nhé
https://youtu.be/t_Od-NUgsIA
-Cách xưng hô của NV trữ tình nêu lên vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của phụ nữ ngày xưa
-Từ đó nêu lên vẻ đẹp: xinh đẹp ,kiều diễm --Với vẻ đẹp ấy ng phụ nữ có quyền được sống bình đẳng trong xã hội -Trong xã hội cũ người phụ nữ ko đc như vậy -Từ đó em nhận thấy rằng vẻ đẹp , phẩm chất trg trắng,son sắt của ng phụ nữ VN rất đáng trân trọng và cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ
Em tham khảo nhé, từ đây em có thể tự phát triển thành đoạn văn:
Em có thể thêm 1 số ý như:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nội dung
Ý nghĩa...
-Ẩn dụ: mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, bị phụ thuộc trong tay kẻ khác
-Sử dụng thành ngữ"bảy nổi ba chìm" để nói về cuộc đời đầy long đong lận đận, lên thác xuống ghềnh của những kiếp hồng nhan bạc phận xưa
-Điệp từ "vừa" trong câu "thân em vừa trắng lại vừa tròn" nhằm nhấn mạnh cái tài, cái sắc của người phụ nữ xưa
Bài thơ "Bánh trôi nước" của hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp "vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.