K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2018

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.

Đó là cô An, một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên, cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác, một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.

Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối lì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đưa trẻ no nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.

Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.

Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi con phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.

Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.

5 tháng 7 2018

Cho đến giờ tôi vẫn không thể quên được cô Thanh Mai, cô giáo đã dìu dắt tôi trong suốt những năm lớp một, lớp hai. Đối với tôi, cô giống như người mẹ thứ hai vậy.

Hình ảnh của cô tôi còn nhớ như in. Dáng cô hơi gầy, cao dong dỏng. Mái tóc đen óng, xòa ngang vai. Cô có khuôn măt trái xoan, rất xinh. Nhưng tôi nhớ nhất là ánh mắt dịu dàng, chứa đầy tình yêu thương của cô.
Nhớ lại hồi mới bước vào lớp một, tôi còn là một cô bé rụt rè, nhút nhát. Lúc đó, tôi chỉ biết ngồi một chỗ, chẳng dám nói chuyện hay vui đùa với ai. Và rồi cô đến bên tôi, an ủi động viên tôi làm quen với các bạn. Giọng nói của cô thật nhẹ nhàng. Và tôi đã có thể hoà đồng với các bạn.
Hồi đó, tôi vẫn còn quá bé, chỉ thấy cô sao mà giống cô tiên trong truyện cổ tích thế. Lúc nào cô cũng nở nụ cười với tôi, ánh mắt cô như động viên tôi. Những lúc tôi có chuyện buồn, cô lại đến bên an ủi tôi, cô luôn biết cách làm tôi vui hơn. Rồi có khi tôi mắc lỗi, cô cũng không mắng mỏ gì mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở.
Chính vì vậy mà tôi vô cùng yêu quý cô. Có chuyện gì buồn hay vui, tôi đều kể cho cô nghe. Tôi vốn luôn cố gắng học thật tốt, thật ngoan để cô vui lòng. Thật vui biết bao mỗi lần được nghe cô khen.
Nhưng có một chuyện mà tôi luôn nhớ mãi. Hồi đó tôi mắc một khuyết điểm, đó là chữ tôi vô cùng xấu. Lúc nào tôi cũng bị điểm kém môn chính tả. Cô giáo đã nhiều lần nhắc nhở nhưng tôi vẫn cứ chứng nào tật ấy. Cô giáo đã rất buồn và tôi nhận ra điều đó trong mắt cô. Tôi thấy mình đã có lỗi rất lớn, đã làm cho cô buồn. Tôi rất hối hận. Vậy là từ đó, tôi quyết tâm luyện chữ cho thật tốt. Và rồi chữ tôi đã được xếp vào hàng nhất nhì trong lớp. Thấy tôi tiến bộ, cô cũng rất vui.
Rồi còn biết bao kỉ niệm đối với cô. Cô đã dạy cho tôi rất nhiều điều hay lẽ phải. Đương nhiên tình thương của cô không phải chỉ dành cho riêng tôi mà cô coi tất cả học sinh chúng tôi như là con của mình vậy. Cô rèn cho chúng tôi những thói quen tốt và sửa cho chúng tôi những thói quen xấu. Chưa bao giờ cô nói gắt với chúng tôi một lời nào, bao giờ cô cũng dịu dàng chỉ bảo chúng tôi.

31 tháng 5 2021

Tham khảo

Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.

 

Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.

Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.

Tham khảo :

“Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta.Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

20 tháng 11 2021

Một số văn mẫu để bạn tham khảo trong kì thi sắp tới:

https://download.vn/ke-mot-ki-niem-ve-thay-giao-hoac-co-giao-cua-em-49249

https://download.vn/bai-van-mau-lop-5-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-37181

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-ki-niem-dang-nho-voi-thay-co-giao-cua-em-39564n.aspx

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-van-tu-su-ket-hop-mieu-ta-noi-tam-ke-mot-cau-chuyen-dang-nho-cua-ban-than

https://tech12h.com/bai-hoc/de-3-nhan-ngay-20-11-ke-cho-cac-ban-nghe-ve-mot-ki-niem-dang-nho-giua-minh-va-thay-co-giao

https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-ke-lai-1-ky-niem-sau-sac-nhat-ve-gia-dinh-ban-be-nguoi-than-thay-co-39830n.aspx

https://123docz.net/timkiem/m%E1%BB%99t+k%E1%BB%B7+ni%E1%BB%87m+%C4%91%C3%A1ng+nh%E1%BB%9B+c%C3%B3+k%E1%BA%BFt+h%E1%BB%A3p+gi%E1%BB%AFa+t%E1%BB%B1+s%E1%BB%B1+v%E1%BB%9Bi+ngh%E1%BB%8B+lu%E1%BA%ADn+v%C3%A0+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+n%E1%BB%99i+t%C3%A2m.htm

20 tháng 11 2021

dài quá mất chứ ngt r 

7 tháng 11 2016

Về thầy cô giáo

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc ***** lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính"

7 tháng 11 2016

Về gia đình ^^

Bài làm số 1 :

"Dù là vua chúa hay dân cày kể nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất". Goethe thật đúng khi nói về gia đình, vì vậy ai đang có thứ mà mọi người muốn có thì hãy trân trọng nó vì nơi đó chứa đựng đầy tình yêu thương. Như mọi người thường nói, gia đình như một bến đỗ an toàn cho những thủy thủ nào tìm đc một bễn đỗ an bình cho riêng mình.

Bài văn cảm nghĩ về gia đình

Bài văn cảm nghĩ về gia đình - Ảnh minh họa

Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Và tôi thật hạnh phúc khi có gia đình trọn vẹn đầy ấp những tiếng cười và tình yêu thương. Gia đình tôi gồm có bốn người đó là ba, mẹ, em trai và tôi. Mỗi người cho tôi một thứ tình cảm riêng biệt. Đối với tôi ba là người nghiêm khắc và trầm tính nên trong nhà tôi sợ ba nhất nhưng không phải vì vậy mà tôi không biết đc sự quan tâm, lo lắng của ba đối với tôi. Ba như một ngọn núi hùng vĩ che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi vấp ngã và giúp tôi đứng lên sau lần vấp ngã ấy. Còn em, mẹ cho tôi một thứ tình cảm không sao tả hết. Mẹ lo lắng cho tôi đến cho tôi đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Và tôi lớn lên trong vòng tay ấm ấp của mẹ, những câu hát, lời ru ngọt ngào đưa tôi giấc ngủ, dường như trong cuộc sống của tôi không hề thế hình bóng của mẹ, tôi yêu thương và tôn trọng mẹ không kém gì ba. Nhưng ng` mà tôi giành nhiều tình cảm nhất chắc đó chính là em tôi. Em tôi luôn quan tâm đến tôi nhưng sự quan tâm của nó khiến tôi khó chiu. Nó chẳng bao giờ nghe lời tôi nên tôi với nó như nước với lửa nhưng chị em tôi lại rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Như J.H.Pame nói :"Dù nơi đó có tồi tàn đi chẳng nữa nhưng không có nơi nào có thể so sánh bằng gia đình" Gia đình! Gia đình! Tiếng gọi nghe dễ nhưng lại thiêng liêng biết bao. Tôi càng hiểu thêm về gia đình qua mảnh đời bất hạnh của cô gái tên Hoa. Hoa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên đc đưa vào cô nhi viện. Mọi thứ thật vất vả và khó khăn đối với cô. Hoa mong muốn có một gia đình như bao người bạn cùng trang lứa có cả ba và mẹ. Cô bé luôn xa lánh những thề xung quanh. Cho đến một hôm, có một người đàn bà đến cô nhi viện đã nói với Hoa rằng : "Con luôn mong ước có một gia đình hạnh phúc , vậy sao con không tìm những tình cảm đó ở đây, ngay tại ngôi nhà thấy hai của con, sẽ có một điều kì diệu sẽ giúp con nhận ra" Hoa đã thử hòa nhập với mọi người. Cô bé đã tìm thấy đc tình cảm mà cô từng mong ước, cô đã nghĩ rằng mình phải giống những ng` bạn cùng trang lứa mới tìm đc hạnh phúc nhưng cô đã nhầm ngay tại nơi đấy đã có một phép màu khiến cô nhận ra, tại cô nhi viện này mọi ng` rất quan tâm đến cô và đây chính là ngôi nhà thứ hai cũng Hoa. Và Eripides đã từng bộc bạch :" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm đc chỗ nương thân chống lại những tai ương của số phận". Đúng thế gia đình là một thứ thiêng liêng không có thể so sánh đc, biết hết giá trị và sự của gia đình.

Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm được gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Bài làm số 2 :

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.

Thế nào là gia đình hạnh phúc? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Bài văn cảm nghĩ về gia đình

Bài văn cảm nghĩ về gia đình - Ảnh minh họa

Hạnh phúc gia đình biểu hiện như thế nào? Biểu hiện đầu tiên là các thành viên trong gia đình phải thương yêu, thấu hiểu và thông cảm cho nhau; tình cảm thiêng liêng ấy là chất keo gắn kết các thành viên thành một khối bền chặt. Biểu hiện thứ hai đó là gia đình ấy phải là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi thành viên, nhất là khi ta phải đương đầu với những sóng gió cuộc đời.

Và biểu hiện cuối cùng là gia đình ấy phải có đời sống vật chất phù hợp; đây không phải điều kiện quan trọng nhất nhưng lại rất cần thiết để một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn. Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường.

Hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn. Gia đình là không gian sống thân thuộc của mỗi người, là nơi sinh ra, lớn lên, và là cái nôi hình thành phát triển nhân cách con người. Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc là nguyên nhân, động lực để con người học tập, lao động, là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà người người vẫn hằng vươn tới.

Hạnh phúc gia đình có vai trò to lớn nhường ấy, vậy mà hiện nay một bộ phận con người nhất là giới trẻ, có suy nghĩ sai lệch về vấn đề này. Họ kết hôn một cách quá dễ dãi, li hôn quá bừa bãi, và cuộc sống gia đình thì bị chi phối chủ yếu bởi đồng tiền..., như vậy gia đình sao có thể hạnh phúc, sao có thể thực hiện được những vai trò thiêng liêng vốn có của nó? Những hậu quả ấy đang gây ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội ngày nay.

Như vậy, việc xây dựng gia đình hạnh phúc là một việc làm vô cùng quan trọng, đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ - những nền tảng của gia đình, của xã hội tương lai.

Về thầy hoặc cô giáo ^^

Bài làm :

Chiều dần buông theo áng mây trôi hững hờ. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng sang sông. Mồ hôi họ đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Cuộc sống quá bận rộn, có quá nhiều việc phải lo làm tôi không có thời gian suy nghĩ quá nhiều, quan tâm đến những người xung quanh. Giờ ngồi một mình, nhìn cô lái đò má ửng hồng, như đâu đây hình ảnh của thầy cô đã dạy tôi. Tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô đã thâm quầng vì những đêm mất ngủ, như người lái đó chở khách sang sông, từng thế hệ này đến thế hệ khác, đưa chúng tôi- thế hệ trẻ cập bến tương lai, đi đến những chân trời rộng mở, mở ra cả hòai bão, ước mơ cho chúng tôi.
Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức.Dòng sông vẫn cứ êm trôi... Tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Bao nhiêu người khách đã sang sông ? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực.. ? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi...Thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức chp chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế mà, có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích? Có ai nhớ chăng bao kỉ niệm êm đềm thấm đượm tình thầy trò? Nói đến đây, tôi bùi ngùi nhớ lại ngày xưa năm ấy, cách đây ba năm...
Hôm ấy, trời mưa tầm tã, lại vào mùa giá rét. Mẹ rước trễ nên tôi đứng đợi một mình với nỗi lạnh buốt. Chờ hòai chẳng thấy mẹ đến, tôi bắt đầu tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, một bóng áo mưa từ cổng trường lao về phía tôi. Hóa ra là thầy chủ nhiệm. Thầy đưa cho tôi cái áo mưa và đề nghị chở tôi về. Tôi vừa mừng, vừa băn khoăn vì nhà xa. Phút chốc thầy đã chở tôi ra đường, gò tấm lưng gầy vượt băng băng về phía trước. Đến nhà, tôi thấy mặt thầy tái lại, môi tím rung rung. Không màng tới sự giá buốt, thầy đưa dầu và khăn cho tôi. Đã có bố tôi ở nhà, nên thầy cũng yên tâm. Mưa chưa dứt, thầy hối hả ra về. Tôi nhìn theo mà lòng đầy cảm động. Dù có khôn lớn vào đời, mãi mãi tôi khắc ghi kỉ niệm này và hình ảnh thầy, tấm lòng thầy thật cao cả biết bao!
Một dòng đời - một dòng sông
Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải có đò
Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa ...
Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và cô cậu học sinh là khách qua sông. Khách qua sông rồi, con đò vẫn như say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức. Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời, nhường bước cho những chú chim non mới. Còn gì vui hơn khi những khách qua sông đã nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ.
Thầy ơi, mặc cho cuộc sống bôn ba, thầy vẫn một đời chèo đò đưa từng lớp học sinh qua bến bờ tri thức. Ngày lại ngày, thầy cặm cụi nắm vững tay chèo, chỉ sợ học sinh của mình lạc lối trên đường đời có lắm bão táp, chông gai.
Ánh nắng mặt trời cuối ngày rồi sẽ tắt, dòng sông đến nơi con đập sẽ tự mình rẽ sang một hướng khác. Nhưng việc dạy người làm sao rẽ được, gắn bó đời bằng một lối đi chung. Cao cả thay tấm lòng nhà giáo, lặn lội chở người qua bão táp phong ba cập bờ hạnh phúc. Đến nơi rồi một nụ cười đọng mãi. lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau.
Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò ?
Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo là qui luật muôn đời. Làm nhà giáo phải quên mình đi để nghĩ nhiều đến người khác. Là làm bãi cát dài nâng mình cho những con sóng, con sóng sau đùa đi con sóng trước xóa sạch dấu vết cưu mang, nhưng bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài những con sóng đã đi qua. Thầy cô giáo là người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ. Người khách xưa biết bao giờ trở lại, có nhớ con đò và lần qua bến ấy - sang sông!
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ
Con mới hiểu, thầy ơi – người đưa đò vĩ đại.
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương
Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết còn vương tơ... Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, bầy học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được tình cảm của thầy cô dành cho chúng tôi.

Chúc bn hok tốt ! ^^

 

 

  

 

 

30 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

30 tháng 11 2021

bạn ơi mik cần dàn ý

8 tháng 11 2016

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Hạnh vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Hạnh — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.

Cô Hạnh có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô. Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Hạnh. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.


 

8 tháng 11 2016

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.

Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .

9 tháng 10 2016
Trong đời học sinh, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn về thầy cô, bè bạn. Có những kỉ niệm sâu sắc đến mức nó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm như thế về thầy Đức, chủ nhiệm lớp 8A năm ngoái. Thú thật với các bạn, tôi chẳng thể nào yêu thích nổi môn Toán. Không phải do thầy dạy dở mà là vì tôi dốt. Cho nên cứ đến giờ Toán là tôi cảm thấy chán ngán, đầu óc vẩn vơ đâu đâu. Lời thầy giảng vào tai nọ ra tai kia, chẳng đọng chút gì trong óc tôi cả. Nhìn các bạn giải bài tập vừa nhanh, vừa đúng, lại trao đổi với nhau hào hứng, sôi nổi, tôi phục lắm! Ấy thế nhưng tôi lại là “cây Văn” và “cây Anh văn” của lớp đấy nhé! Điểm 8, 9 hai môn này với tôi chỉ là chuyện thường thôi. Tôi tự hào về điều đó nên cũng hơi “kiêu”. 

Nhiều lần, thầy Đức khuyên tôi không nên học lệch, phải cố gắng học các môn tự nhiên để đạt kết quả tốt hơn. Nếu không, sang năm lên lớp 9 là gay. Nghe lời thầy, tôi đã nhờ bạn Trí kèm thêm môn Lí và bạn Hùng kèm thêm môn Hoá. Còn thầy Đức, thầy sẵn sàng giảng lại thật kĩ những bài nào tôi chưa hiểu hoặc hiểu lơ mơ. Nhiệt tình của thầy khiến tôi cảm động. Tôi tự nhủ sẽ nghiêm túc và tự giác học tập để thầy vui.

Thê nhưng chuyện buồn lại xảy ra ngay sau đó. Mà nguyên nhân cũng lại do tính chủ quan, lơ là của tôi trong học tập. Tôi còn nhớ hôm ấy là thứ năm. Đầu tiết 1, thầy Đức cho làm bài kiểm tra 15 phút về lí thuyết của bài Hình học tuần trước. Tôi hoảng sợ và lúng túng mất hồi lâu vì đã quên hết cả. Nhìn sang bên cạnh, các bạn đang chăm chú viết. Tôi loay hoay cô vắt óc nhớ lại nhưng nội dung định lí cứ trốn đâu mất cả. Năm phút trôi qua. Mồ hôi đã bắt đầu rịn ra trên trán và chảy dọc sống lưng tôi. Bất chợt, trong đầu tôi loé lên một tia sáng và tôi bám chặt lấy nó như người chết đuối vớ được phao: Giờ Hình tuần trước, tôi quên mang theo vở nên đã chép bài vào cuốn nháp, mà cuốn nháp thì tôi đang dùng để kê tờ giấy làm bài kiểm tra. May quá! Nhân lúc thầy nhìn sang dãy bàn bên trái, tôi lật giở rất nhanh, tìm đúng chỗ và cố giữ vẻ mặt thản nhiên, tôi chép lia chép lịa, không sót chữ nào. Thầy Đức báo đã hết giờ kiểm tra. Bạn Hùng lớp trưởng đi thu bài mang lên nộp cho thầy. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì hành động gian dối không bị ai phát hiện. Tuy thế, trong thâm tâm, tôi vẫn lo lắng. Đúng một tuần sau, thầy Đức trả bài. Tôi đi học muộn, chẳng dám vào, đành ngồi nép dưới chân tường chỗ cửa sổ cuối lớp. Tiếng thầy Đức nói, tôi nghe rõ mồn một: - Hôm nay, thầy tuyên dương bạn Hải đã có tiến bộ vượt bậc. Hải rất thuộc bài. Thầy cho Hải điểm 10 toán đầu tiên. Rất tiếc, Hải không có mặt ở đây! Các em hãy học tập tinh thần phấn đấu vươn lên của Hải! Trời ơi! Giá như lúc ấy đất dưới chân tôi nứt ra để tôi chui xuống trốn thì hay biết mấy! Tôi xấu hổ vô cùng và không ngớt thầm mắng nhiếc mình là đồ dối trá vô liêm sỉ. Cũng may mà đi học muộn chứ nếu ở trong lớp lúc này, chỉ cần các bạn nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ và giễu cợt thì tôi cũng đủ “chết đứng” rồi! 

Tôi lom khom cúi rạp xuống để không ai phát hiện ra rồi len lén vòng qua hồ nước, ngồi ở đó chờ hết tiết Toán mới dám vào. Vừa thấy tôi, đám bạn trai cùng bàn hét tướng lên: Hải được 10 điểm Toán, chuyện lạ thế giới! Tâm đưa bài cho tôi. Tôi giật phắt lấy rồi cất ngay vào cặp, cúi mặt chẳng dám nhìn ai.

Cái điểm 10 không xứng đáng ấy hành hạ tôi đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Nửa tháng sau, tôi đã gặp thầy Đức, trình bày mọi chuyện và thành thật xin lỗi thầy, mong thầy giữ kín. Thầy Đức hứa và đã giữ đúng lời hứa. Thầy tha lỗi cho tôi, khen tôi dám dũng cảm nhận khuyết điểm như vậy là tốt.

 Từ đó, tôi đề ra cho bản thân một nội quy học tập khá chặt chẽ, nghiêm túc. Các bạn thấy đấy, học kì I vừa qua, điểm kiểm tra các môn tự nhiên và xã hội của tôi chênh nhau không đáng kể. Được kết quả như vậy, tôi biết ơn thầy Đức rất nhiều bởi thầy đã kiên trì giúp đỡ và động viên tôi học tập. Có được một người thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh như thế, quý biết bao, phải không các bạn?!
9 tháng 10 2016

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Bạn tham khảo nhé. Chúc bạn học tốt!