Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kỉ niệm về việc nhìn gà đẻ và bị bà mắng; bà chắt chiu, dành dụm từng quả trứng để bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.
Vì anh xúc động và thương nhớ bà của mình nên đây là kỉ niệm anh nhớ nhất.
Tham khảo
Hình ảnh người bà đã được Xuân Quỳnh khắc họa qua bài thơ “Tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Lời mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho đứa cháu. Không chỉ vậy, bà đã luôn ân cần, hy sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Người cháu nhớ đến hình ảnh bà thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Cuộc đời của bà luôn lo cho con, cho cháu. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được, càng yêu thương bà nhiều hơn. Thơ của Xuân Quỳnh thật giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
bài thơ tieegs gà trưa đã gợi lên sâu sắc về tình bà cháu của anh bộ đội. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ của làng quê, người chiến sĩ đã để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông những kỉ niệm của mình ở quê..một người bà gần gũi mà thân thương . Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu “Bà lo đàn gà toi. Mong chờ đừng sương muối”. Đã nổi bật lên hình ảnh một người bà trong tâm trí của anh. Đó là một người bà tảo tần chắt chiu trong cảnh nghèo khó, luôn dành dụm tình yêu thương chăm lo cháu chắt mót cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu mình. Bà không quên bảo ban nhắc nhở cháu nếu có la rầy trách mắng cháu thì chẳng qua cũng là vì tình yêu thương cháu.chỉ với âm thanh tiếng gà trưa mà gười cháu nhớ bao kỉ niệm về bà điều đó chứng tỏ tình cảm danh cho bà luôn thường trực trong taam hồn của người cháu. cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phụcvì có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
!-->
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.