Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
1. Mở Bài
Giới thiệu về tiết học Văn: Học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học?
2. Thân Bài
* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:
- Thầy cô giáo bước vào lớp.
- Học sinh chào thầy cô.
- Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.
* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:
- Lớp học tập theo nhóm.
- Các bạn học sinh thi đua học tập.
- Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.
- Các học sinh liên tưởng đến hình ảnh được nhắc đến trong bài học.
- Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân.
* Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học:
- Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.
- Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.
3. Kết Bài
Nêu cảm nghĩ về tiết học.
Bạn tham khảo nhé !!!
chúc bạn học tốt
Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Lúc đó , cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.
Tham khảo
Sáng nay, em đã có một tiết học online thú vị. Sau khi mọi người vào lớp và được cô giáo điểm danh như thường lệ. Thì cô đã cho chúng em chơi trò chơi Ai là triệu phú để tổng ôn tập lại các kiến thức đã học. Khi câu hỏi hiện lên, chúng em sẽ giơ bàn tay ở khung chat để xin trả lời. Bạn nào nhanh hơn sẽ có lượt. Phải thật tập trung thì mới có thể dành được quyền trả lời. Mỗi khi một bạn trả lời đúng thì sẽ có một loạt pháo hoa được chiếu lên rất xinh xắn. Nhờ trò chơi thú vị này, mà giờ học chẳng còn khô khan và căng thẳng nữa. Chúng em cũng nhờ vậy mà nhớ được thêm nhiều kiến thức hơn. Em rất thích những tiết học online như thế này!
tham khảo
Chiều hôm qua, em đã học tiết thể dục online rất vui. Khác với các giờ học khác, chúng em đã phải kéo hết ghế ra, và đứng trước bàn trong cả tiết học. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy, em và các bạn khởi động và tập bài thể dục tay không trên nền nhạc sôi động. Nhờ thế, mà em cảm thấy rất thoải mái và thư giãn sau các giờ học căng thẳng. Đặc biệt, chúng em còn được chơi trò chơi đoán tên bài hát cùng thầy giáo qua màn hình nữa. Bạn nào cũng thích thú và tranh nhau phát biểu. Không khí lớp học vừa ồn ào lại vừa vui vẻ. Em rất thích những giờ thể dục online như thế này.
Một buổi học của ngày đầu tuần lại đến. Buổi học này để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời ấm áp. Nắng ban mai rải nhẹ những tia nắng vàng óng á xuống cành cây, kẽ lá. Mọi vật như bừng tỉnh giấc. Em tung tăng cắp sách đến trường. Vẫn như thường ngày, chúng em nhanh chóng truy bài lẫn nhau. Đúng bảy giờ, tiếng trống trường quen thuộc lại vang lên. Chúng em xếp hàng ngay ngắn trước sân trường để làm lễ chào cờ. Bạn Liên đội trưởng điều khiển nghi lễ. Lá quốc kì được từ từ kéo lên, phần phật trong gió sớm. Tiếng trống chào cờ vang lên cùng bài hát Quốc ca, Đội cahùng tráng. Cảnh tượng lúc chào cờ đã khơi dậy trong lòng em một sự tưởng nhớ và lòng biết ơn sâu sắc. Ba mươi phút trôi qua, kết thúc nghi lễ và những nội dung của tiết chào cờ. Chúng em tuần tự vào lớp học.
Tiết học đầu tiên là môn Tập đọc với bài Người công dân số Một. Qua bài học, hình ảnh yêu nước, thương dân của người nông dân đất Việt đã in sâu vào tâm trí em. Đó là hình ảnh Bác Hồ thời trai trẻ. Bác đang chuẩn bị cho chuyên đi xa để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Vì hoài bão cứu nước nên Bác không làm việc ở Sài Gòn mà phải bôn ba ra nước ngoài, dù phải chịu nhiều gian khổ. Em cảm thấy thương Bác vô cùng.
Tiết học tiếp theo là môn Toán với bài Diện tích hình tròn. Chúng em hào hứng thảo luận, xây dựng bài học. Từng cánh tay đưa lên như những búp măng non, ai cũng mong được cô giáo gọi đến tên mình. Chúng em tiếp nối nhau trả lời rồi lên bảng giải bài tập. Những tia nắng ấm áp nghiêng mình qua cửa sổ xem chúng em làm bài. Làn gió mát rượi thổi đến như tiếp sức, cổ vũ cho chúng em. Nhờ hiểu bài, em làm bài tập rất nhanh. Cô giáo nhìn chúng em làm bài với vẻ hài lòng phấn khởi. Có lẽ hôm ấy chúng em đạt điểm mười nhiều nhất.
Môn Toán vừa kết thúc cũng là tiếng trống trường gióng giả vang lên báo hiệu giờ giải lao. Chúng em ùa ra sân, tung tăng chạy nhảy. Ai nấy đều vươn cao lồng ngực để hít thở không khí trong lành. Mười lăm phút giải lao lại hết, chúng em vào lớp, tiếp tục môn Địa lí. Bài học về châu Á đã giúp em hiểu được đặc điểm tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của các nước thuộc châu lục này. Chúng em đã hiếu được rằng, các nước châu Á đều thuộc chủng tộc da vàng, chúng ta phai cùng nhau đoàn kết, hợp tác và phát triển,
Tiết học cuối cùng là môn Đạo đức. Bài học Em yểu Tổ quốc Việt Namđã giúp em thấy được Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, ngày nay đang gìn giữ và phát triển. Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ởphía trước. Em cảm thấy yêu quê hương, đất nước vô cùng.
Thế là buổi học đã hết. Chúng em ra về với niềm hân hoan, phấn chấn. Ai cũng rạng rỡ nụ cười tươi thắm trên môi. Em mong sao các buổi học sau đều như thế.
I – Mở bài
– Giới thiệu về ngày đi học đầu tiên đáng ghi nhớ .
– Cảm xúc , ấn tượng chung
II – Thân bài
1 –Chuẩn bị tới trường
– Cảnh sắc thiên nhiên , tâm trạng (miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm)
– Chuẩn bị đến trường : Bút thước , sách vở , các đồ dùng khác
– Trên đường đi tới trường : Cảnh vật , tâm trạng , bạn bè
2 – Tới trường
– Cảnh ngôi trường : Cồng trường , sân trường , không khí náo nức , đông vui
– Lớp học : Phòng học mới , cô giáo , bạn bè , đồ dùng trong lớp .
– Tâm trạng , cảm xúc trước những điều mới lạ .
3 – Sự việc gây ấn tượng
– Cô giáo , một vài bạn trong lớp
– Sự việc hoặc người bạn cùng bàn đáng ghi nhớ .
– Bài học đầu tiên
III – Kết bài
– Ý nghĩa của trường lớp đối với tuổi thơ .
– Ấn tượng , cảm xúc sâu sắc của bản thân , lời tự hứa
tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay
Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học
2. Thân bài
* Giải thích
Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác
* Biểu hiện
Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác
* Tác hại:
Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng
* Nguyên nhân
Chủ quan
Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu
Khách quan
Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng
* Giải pháp
Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân
Bạn tham khảo nha
I. Mở bài
Giới thiệu về tiết học Văn: học bài gì, phần nào.Cảm nhận thế nào về không khí buổi học: sôi nổi, trầm lắng…II. Thân bài
1. Miêu tả lớp trước khi vào tiết học
Thầy cô giáo bước vào lớp.Học sinh chào thầy cô.Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.2. Miêu tả các hình ảnh trong khi học
Lớp học tập theo nhóm.Các bạn học sinh thi đua học tập.Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.Các học sinh liên tưởng đến hình ảnh được nhắc đến trong bài học.Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân.3. Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học
Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về tiết học.