K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2020

Thành phố Đà Lạt nép mình trên núi và đồi núi cũng nằm trong lòng thành phố. Có lẽ vì thế mà kiến trúc ở Đà Lạt mang một nét rất riêng, những ngôi nhà kiểu Pháp nhấp nhô trên những con dốc cao thấp quanh co. Hai bên đường là hàng thông xanh rì, thêm những cơn gió phả hơi lạnh thoáng qua, mình cứ thấy tựa như mình đang đi giữa trời u vậy. Có phải vì thành phố nằm ở một nơi khá tách biệt nên nhịp sống ở Đà Lạt chậm rãi, êm đềm? Mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng từ tốn, rất thích hợp để thư giãn, nghỉ ngơi. Đến đây bạn sẽ thấy thoải mái, bớt đi những áp lực cuộc sống.Đà Lạt thật lạ và cũng thật đáng yêu! Nó cũng là thành phố không có máy điều hòa, ngay cả quạt máy lắp trong khách sạn cũng chỉ để cho vui thôi, chứ có mấy ai mở quạt máy khi trời lạnh bao giờ! Một điều đặc biệt nữa là đến nhà hàng, khách sạn, quán ăn hay quán cafe nào bạn cũng được uống trà nóng miễn phí, và bữa cơm nào cũng có đĩa rau xà lách trộn kèm theo.

Đến Đà Lạt một lần, bạn sẽ không thể nào quên!

20 tháng 10 2020

Ea'Hleo cụ thể đk ạ

10 tháng 11 2017

                                                      Bài làm

Bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có rất nhiều nét hay và đẹp . Người bạn bấy lâu nay mới tới chơi , Nguyễn Khuyến đáng ra phải tiếp đãi người bạn một cách chu đáo và tử tế . Thế nhưng , nhà thơ vẽ ra một hoàn cảnh có sẵn mọi thứ nhưng thành ra lại chẳng có gì cả . Vật chất muốn đầy đủ  nhất nhưng lại cứ giảm đi . Như vậy tiếp bạn chỉ còn mỗi cái tình , chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt của vật chất . Qua cách ứng xử của nhà , có thể thấy Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn , muốn tiếp bạn thật chu đáo , đồng thời tác giả rất coi trong cái tình , coi trong sự cung kính trong tình bạn .

10 tháng 11 2017

dễ thế mà ko biết à đưa 100k chỉ cho

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.

31 tháng 10 2021

Em cảm ơn nhìu nhìu lắm ạ!yeu

12 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHA

Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung    khá phổ     biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời    mọc, nhắn gửi,., là tình    yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người… Sau đây là một vài bài tiêu biểu:
 
•    Hỏi: – Ở đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào    thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh ?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?
 
•    Đáp: – Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh. 
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
 
2.    Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
 
3.    Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Ai vô xứ Huê thì vô…
 

4.    Đứng bèn ni đồng, ngó bèn tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bèn tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.


 

 

 

adnow-mini-v2.png
 
•    Câu hát thứ nhất:
 


 

Đầy là câu hỏi và lời đáp (đố – giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân… hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội… Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố:
 
–    Ở đâu năm cửa nàng ơi ?
Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
 
Người đáp trả lời rất đúng:
 
–    Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong.
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
 
Hỏi – đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy chàng trai và cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hờn trong sự kết giao về mặt tình cảm.
 
•    Câu hát thứ hai:   
 
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
 
Mở đầu câu hát là cụm từ Rủ nhau quen thuộc trong ca dao: Rủ nhau xuống biển mò cua… Rủ nhau lên núi đốt than… Rủ nhau đi tắm hồ sen… Ở bài này là Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, một thắng cảnh có giá trị lịch sử và văn hóa rất tiêu biểu của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.
 
Câu hát này gợi nhiều hơn tả. Nó gợi tưởng tượng của người đọc bằng cách nhắc đến những cái tên tiêu biểu cho cảnh đẹp Hồ Gươm như: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút . Cảnh sắc đẹp đẽ, da dạng hợp thành một không gian thơ mộng, thiêng liêng, mang đậm đấu ấn lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc.
 
Những địa danh, cảnh trí trên được nhắc đến bằng tình yêu tha thiết và hiềm hãnh diện, tự hào của người dân về Hồ Gươm, về kinh đô Thăng Long nói riêng và cả đất nước nói chung.
 
Câu cuối: Hỏi ai gây dựng nên non nước này? là câu hỏi tu từ nghệ thuật, có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định vai trò to lớn của tổ tiên, ông cha chúng ta trong sự nghiệp dựng xây non sông gấm vóc của dòng giống Tiên Rồng. Đây cũng là dòng thơ xúc động nhất. Câu hát nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giữ gìn và phát huy tinh hoa truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Cảnh đẹp Hồ Gươm ở đây được nâng lên ngang tầm non nước, tượng trưng cho non nước Việt Nam.
 
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…
 
Gảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Huế đẹp như một bức tranh sơn Thủy hữu tình.
 
Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc… và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Huế.
 
Ai vô xứ Huế thì vô là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người.
 
Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.
 
*    Câu hát thứ tư:
 
Đứng bèn ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
 
Có hai cách hiểu khác nhau về câu hát này, dựa trên sự thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể là một chàng trai hoặc một cô gái.
 
Cách hiểu thứ nhất: Đây là lời của chàng trai trong một sớm mai nào đó ra thăm đồng. Đứng trước cánh đồng mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông và trước vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cô thôn nữ, chàng trai đã cất lên lời ngợi ca để thông qua đó bày tỏ tình cảm của mình.
 

Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng rộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc có cảm giác đứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.

Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ  Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.

 
Cách hiểu thứ hai cho rằng bài ca này là lời của một cô gái. Trước cánh đồng lúa xanh tốt, ngời ngời sức sống, cô gái nghĩ về tuổi thanh xuân của mình và bỗng dưng cảm thấy có một nguồn hứng khởi đang dào dạt trọng lòng; từ đó nảy ra so sánh tuyệt vời: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cô gái cảm thấy mình đẹp, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống. Niềm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu.
 
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với nét đặc sắc về cảnh trí, lịch sử, Văn hóa… Ẩn chứa đằng sau những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ ấy là tình yêu tha thiết, nồng nàn của người dân đất Việt.
12 tháng 9 2016

hớ cái này trên mạng . Bn lấy trên mạng thì còn nói lm j , nếu thế đâu cần phải gửi bài lên hoc24 nữa . Haizzhum

1 tháng 12 2022

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, kiên cường, anh dũng bao đời nay đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã dùng thể thơ lục bát – thể thơ của dân tộc để vẽ lên hình ảnh hoa sen cũng như phẩm chất của con người Việt Nam. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” câu hỏi như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể so sánh được với hoa sen. Loài hoa mang vẻ đẹp tinh khiết của màu trắng mà điểm trong nó lại à những sợi nhụy vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như loài hoa sen con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc nhưng họ lại giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp, thanh cao và dù cho hoàn cảnh cuộc sống có khó khăn ra sao họ vẫn giữ cho mình một tâm hồn thanh cao. Tuy chỉ là bốn câu ca dao ngắn nhưng bài ca dao này lại lột tả hết được nét đẹp của loài hoa sen cũng như những phẩm chất của con người Việt Nam

3 tháng 9 2021

Ai còn thức giúp em với ạ , em sẽ vào trang cá nhân của 2 người đầu tiên và tick 5 lần cho câu trả lời của người đó ạ , người thứ 3 em sẽ tick 2 lần ạ . M.n giúp em với , gấp lắm ạ !khocroi

3 tháng 9 2021

Đến sáng ngày mai ai giúp em thì ko kịp nộp bài nữa nên 12h tối nay và sáng mai em ko tick ạ . Mong m.n thoong cảm và giúp cho em với ạ 

 

6 tháng 9 2020

Bài làm:

Bốn mùa một năm,mùa nào cũng vậy,tôi yêu từng mùa vì từng vẻ đẹp của nó.Chắc có lẽ,tình yêu dành cho mùa hạ của tôi là hơn cả.Khoảng thời gian mùa hè luôn làm tôi mến bởi cái nóng đến gay gắt mà khi có cơn mưa rào ghé qua mơn man từng tia nắng.Cảm giác bình yên ấy lớn lên trong tôi qua từng mùa ve kêu,cái tiếng râm ran nhộn nhịp ấy làm tôi cứ nhớ mãi khi hè về,cái âm thanh mà có lẽ thành phố không thể nghe thấy vì bị vùi lấp bởi tiếng xe máy ô tô....Bây giờ,đã cuối hè rồi,hoa phượng cũng không còn nở,lòng tôi lại cứ nỡ nhớ mãi về những ngày hè có tiếng ve kêu rộn cả góc trời ...

7 tháng 9 2020

Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sợ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẵng có tin tức gì.

Thế rồi cô út lại mãi mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.

Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:

– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?

Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hải che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.

Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quyên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:

– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.

– Nhưng chúng tôi không có tiền. một người đàn bà thều thảo nói.

Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:

– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.

Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:

– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quyên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.

Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.

- Họ khốn khổ vậy sao!…

Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:

- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền của dự trở hết đàn và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.

Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.

25 tháng 2 2019

        Rừng là một nguồn tài nguyên lớn trên Trái Đât, rừng điều hòa khí hậu, ngăn chặn những thiên tai như lũ lụt, lũ quét,...v...v...Rừng giúp con người lọc không khí ô nhiễm, đưa lại nguồn không khí trong sạch, rừng còn là nơi cung cấp gỗ cho con người (Sách công nghệ 7). Quả thực, rừng là một thành phần không thể thiếu trong đời sống con người.

        Hiện nay, do nhu cầu của con người tăng cao, rừng càng ngày càng bị thu hẹp do khai thác mạnh. Đặc biệt là bọn lâm tặc thường hoành hành khắp nơi. Hiện nay, có bảy quốc gia như Canada, Mỹ, Brazil, Congo, Nga, Trung Quốc, Indonesia đã phá hủy 60% diện tích rừng trên Trái Đất. Một ví dụ cụ thể về nước Mĩ: dân số nước Mĩ chỉ chiếm 7% dân số thế giới nhưng đã sử dụng 27% gỗ công nghiệp. Một sự tàn tích quá lớn!

      Vậy phải làm sao để bảo vệ rừng? Chỉ là trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc thôi sao? Như vậy cũng chưa đủ để gọi là bảo vệ. Chúng ta phải tuyên truyền, phải làm mọi cách để cứu lấy rừng, câu nói "Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" phải luôn ghi nhớ trong đầu, hãy tưởng tượng nếu không có rừng thì chúng ta sẽ ra sao, hai từ đẻ nói là "diệt vong", không có cây tức là không có sự quang hợp, ko có sự quang hợp thì sẽ mất hết O2 , rồi mọi người có thể tưởng tượng ra nó kinh khủng như thế nào.

        Tôi khuyên các bạn nên thức tỉnh nếu còn đang mơ hồ, mỗi một nhân tố đều phải tự ý thức được bản thân. Hãy nghĩ rằng mình nắm được sinh mạng của nhân loại và phải làm gì đó để bảo vệ toàn nhân loại.

                                                                         HẾT. MỎI CẢ TAY 

15 tháng 11 2018

1. Mở bài: Giới thiệu người được tả, em gặp trong hoàn cảnh nào? Người đó tên gì? Bao nhiêu tuổi?

(Người đó là một phụ nữ, trạc tuổi mẹ em. Em gặp trên chuyến ô tô từ Quy Nhơn về Khánh Hoà.)

2. Thân bài:

a) Tá hình dáng người:

- Hình dáng, cách ăn mặc.

- Phụ nữ: gương mặt, mái tóc, giọng nói.

(Dáng người nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn. Mái tóc búi gọn gàng. Khuôn mặt chữ điền, sống mũi thẳng và cao. Đôi mắt sáng, giọng nói nhẹ nhàng)

b) Tính tình người phụ nữ em gặp là người tốt bụng: Nhường ghế cho bà cụ già, thân thiện với mọi người.

Khiêm tốn từ chối lời cảm ơn và cho rằng hành động của mình là rất nhỏ.

Là người thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

- Tôn trọng, khâm phục, nhớ mãi hành động người phụ nữ mới gặp lần đầu.

- Kể cho mọi người cùng nghe về người phụ nữ ấy.