K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2018

Kim Lân (1920-2007) là cây bút chuyên văn về truyện ngắn, vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống của nông thôn nên hầu như các tác phẩm của ông chủ yếu viết về cảnh sinh hoạt của làng quê Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. “Làng” là một truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn được viết vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động và sâu sắc tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân qua hình tượng nhân vật ông Hai – nhân vật chính.

Tình yêu làng yêu nước là một bản chất có tính truyền thống của nhân vật ông Hai. Đây là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện. Làng của ông Hai là làng chợ Dầu, vì kháng chiến ông cùng gia đình dời làng di tản cư lên vùng Cao Thượng- Nhã Yên, nay thuộc Tân Yên- Bắc Giang. Ở nơi đây ông khoe về làng ” Làng toàn lát đá xanh, chòi phát thanh cao quả ngọn tre, nhà ngói mọc san sát…. có nghĩa ông tự hào làng ông giàu có về vật chất, bởi điều này vô cùng quant rọng với đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân lúc bấy giờ. Nhưng sau cách mạng, đi theo kháng chiến ông Hai đã có những chuyển biến mới về tình cảm, được cách mạng giải phóng nên ông tự hào về phong trào cách mạng quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông, Phải xa làng ông nhớ quá cái không khí: ” đào đường, đắp ụ, xẻ hào khuân đá, rồi ông lo ” cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa, những đường hầm bí mật đã xong chưa?…, những lúc như này ông đã không kìm nổi cảm xúc nhớ làng:

“Cha ôi! ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”, đó là tình yêu làng quê tự nhiên hồn hậu mà tha thiết của ông Hai, không chỉ vậy ông dồn hết tình yêu làng, kháng chiến vào việc theo dõi tin tức, khi nghe được những tin như: ” Một em nhỏ bơi ra hồ Hoàn Kiếm cắm lá quốc kỳ, một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn, thế là ông bình luận: ” cứ chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tý, cả súng ống cũng vậy hôm nnay dặm khẩu ngày mai dặm khẩu tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây không bước sớm” Nghe những tin như vậy ông vui vô cùng, vui sướng ông như đang được trực tiếp tham gia kháng chiến” ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá“, đó là tình yêu nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai, một con người đã gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc.

Điều đáng quý hơn đó là tình yêu làng gắn bó tha thiết với tình yêu nước của ông Hai được bộc lộ sâu sắc hơn, khi nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống đầy thử thách và khó khăn – khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, tin ông nghe từ những người đàn bà tản cư dưới xuôi mới lên, cái tin dữ ấy đã làm nảy sinh ở nhân vật ông Hai, một diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp.

Khi mới nghe tin ông Hai bàng hoàng sửng sốt ” cổ nghẹn ắng, da mặt tê dân dân. Ông lão nặng người đi tưởng đến không thở được” vì quá bất ngờ nên ông chưa tin bằng câu hỏi lại kỹ càng ” liệu có thật không hả bác? hay chỉ lại là…” .Những lời kể quá rạnh rọt của những người phụ nữ kia: ” Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ” khiến ông không thể không tin, ông xấu hổ lảng chuyện ra về: ” Hà nắng gớm về nào”, đau đớn ông cúi gầm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà tâm trí ông Hai luôn bị các tin giữ xâm chiến, nó trở thành lỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông, ông luôn mặc cảm mình là kẻ phản bội. Chán nản ông nằm vật ra giường nhìn các con, tủi thân nước mắt ông cứ dàn ra: ” Chúng nó cũng là trẻ con của làng việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta dẻ dúng hắt hủi đấy ư? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu?”. Càng đau đớn dằn vặt và thương con bấy nhiêu ông càng căm giận những người làng chợ Dầu phản bội bấy nhiêu, ông lão nắm chặt hai bàn tay rồi rít lên ” chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? suốt mấy ngày sau đó – ba bốn ngày ông không dám ra khỏi nhà vì đi đâu cũng sợ người ta nhắc đến ” cái chuyện ấy”, ông nghe ngóng binh tình bên ngoài ” Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ”. Ông như người có tật giật mình, không khí lặng lề bao trùm cả nhà, trẻ con không đứa nào dám đòi quà, khi vợ ông Hai vừa cất giọng ” này thầy nó ạ! tôi thấy người ta đồn…” đã bị ông cắt ngang bằng giọng gắt lên ” biết rồi”. Đây là tâm lý giận cá chém thớt.

Đặc biệt tình yêu nước và yêu làng của ông Hai lại tiếp tục đặt vào tình huống căng thẳng thử thách hơn khi nghe mụ chủ nhà bảo là có tin đuổi những người làng chợ Dầu ra khỏi nơi tản cư, lúc đó ông rơi vào tâm trạng bế tắc tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai ” biết đem nhau đi đâu bây giờ”, biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ? thật là tuyệt đường sinh sống”. Trong lúc bế tắc tuyệt vọng ấy, ở ông Hai đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, ông chớm nghĩ ” hay là quay về làng”, nhưng lập tức ông lão phản đối ngay:” Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây hết cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” nếu như trước đây tình yêu làng hòa quyện thống nhất với nhau thì bây giờ ông Hai buộc phải lựa chọn yêu làng hay yêu nước. Đây là điều không hề đơn giản, bởi với ông làng chợ Dầu đã trở thành một phần máu thịt không dễ gì từ bỏ cách mạng lại là cứu cánh giúp gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ, qua những ngày đấu tranh tư tưởng dằn vặt đau đớn cuối cùng ông Hai quyết định ” Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù” nói cứng như vậy nhưng trong lòng ông đau như cắt.

Tình cảm với kháng chiến với cụ Hồ được bộc lộ cảm động nhất khhi ông Hai trút lỗi lòng tâm sự với đứa con út ngây thơ, thực chất như một lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự như mình vào những lúc khó khăn như thế này. Qua những câu hỏi của bố đứa con ông ông bí tí mà đã biết giơ tay thề: ” Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” nữa là ông bố của nó. Lúc này ông mong: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên cổ xét soi cho bố con ông” Đến đây ta thấy được tình yêu nước sâu lặng đối với làng chợ Dầu mang tính truyền thống chứ không phải là làng theo giặc,. Bằng tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với cụ Hồ đã được ông Hai bộc lộ rất mộc mạc chân thành, tình cảm đó gần gữi sâu nặng vô cùng thiêng liêng: ” có bao giờ giám đơn sai, chết thì chết, có bao giờ giám đơn sai, đặt tình yêu nước yêu kháng chiến lên trên tình yêu làng ở nhân vật ông Hai là tác giả Kim Lân đã thể hiện được nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Với tấm lòng, tình cảm cao đẹp ấy, ông Hai đã được đền bù xứng đáng khi cái tin đồn kia được cải chính, gáng nặng tâm lý được trút bỏ. Lúc này ông sống trong tột cùng vui sướng, ông như nắng hạn gặp mưa, ông tiếp tục tự hào về làng Dầu: ” ông sắn quần lên bẹn, múa tay lên mà khoe” đặc biệt cái cách ông khoe ” Tây nó đốt nhà tôi rồi” là biểu hiện cụ thể của ý chí: thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ” của một người nông dân lao động bình thường, thật đáng khâm phục biết bao.

Nhân vật ông hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lý tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút chân thực sinh động của Kim Lân, ông đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống thử thách bên trong( nghe tin xấu về làng) để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng của mình, đặc biệt nghệ thuật miêu tả rất cụ thể gợi cảm qua các diễn biến nội tâm bằng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm, ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân ” dặm khẩu”. ” bỏ mẹ”, ” cơ chừng” ” giữ chịt nấy” lại mang đậm tính cách nhân vật đây chính là thành công của Kim Lân.

Như vậy với tình huống truyện đơn giản tự nhiên mà hợp lý, xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ cử chỉ, hành động để thể hiện nội tâm, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn” làng” của Kim Lân đã làm cho người đọc thấm thía về tình yêu làng yêu nước mộc mạc chân thành mà vô cùng sâu nặng cao quý, trong những người nông dân bình thường, sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới của nhận thức, tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp chú trọng và làm nổi bật. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý này, và qua truyện ngắn người đọc chúng ta được củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước.

5 tháng 6 2018

Dàn ý: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.

- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939

- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.

2. Thân bài

Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :

- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.

- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.

- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.

- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.

- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.

7 tháng 2 2018

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.

- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939

- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.

2. Thân bài

Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :

- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.

- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.

- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.

- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.

- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.

21 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành gây ấn tượng lớn với bạn đọc. Ta có thể bắt gặp ngay trong tác phẩm hình ảnh một Trương Phi nóng nảy. Cái nóng nảy ấy làm ta dường như mất đi thiện cảm với nhân vật này.  Nghe tin Quan Công đến, thái độ "chẳng nói chẳng ràng",  rồi "mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược", hò hét như sấm, múa sà mâu tới đâm Quan Công rồi thậm chí  xưng hô "mày – tao, nó, thằng" dù trước đó là anh em kết nghĩa nơi vườn đào làm hình ảnh Trương Phi rất gần gũi. Nhưng sự tức giận ở Trương Phi chính vì nghe Quan Công phản bội Lưu BỊ. CÓ thể nói, người anh hùng này rất trugn thành, cương trực và khảng khái vô cùng dẫu nóng nẩy, vội vã. Để kết tội Quan Công, ta thấy được cái lí sắc bén ở Trương Phi. Đây cũng phải là con người rất biết lí lẽ, biết đúng sai phải trái. Với Trương Phi, tất cả đều phải rạch ròi nên Trương Phi mới căm ghét hành động của Quan CÔng. Đây cũng là một người dũng cảm khi đương đầu với Sái Dương. Ba hồi trống cổ thành khảng khái và đã minh chứng cho bản lĩnh của người anh hùng Trương PHi sau khi nhìn Quan Công giết Sái Dương. Trương Phi biết nhìn nhận lẽ phải và ngay lập tức bày tỏ sự hối lỗi của mình. Nhân vật này không giữ cái nhỏ nhen của người thường và hết mực giàu tình cảm  với các huynh đệ. Sống trọn lí, trọn tình, tuy nóng nảy, thô lỗ mà rất biết theo điều đúng, biết sửa mình. Trương Phi xứng là bậc anh hùng Tam quốc dưới ngòi bút La Quán Trung. 

21 tháng 3 2021

em cảm ơn ạ

1 tháng 7 2020

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.

Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.

Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người, với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.

Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

24 tháng 11 2018

- Nguồn gốc tiếng Việt: gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn- Khmer thuộc họ ngôn ngữ Nấm

- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:

    + Thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc: tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn tiếng Hán và Việt hóa, từ đó là tiếng Việt trở nên phong phú và phát triển

    + Thời kì độc lập tự chủ: bị tiếng Hán chèn ép nhưng vẫn phát triển nhờ tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng Việt phong phú, tinh tế, uyển chuyển

    + Thời Pháp thuộc: tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng phát triển, văn xuôi tiếng Việt hình thành, phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ

    + Sau cách mạng tháng 8- nay: tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt, sử dụng rộng rãi.

b, Một số tác phẩm viết bằng

    + Chữ Hán: Nhật kí trong tù, Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Phò giá về kinh

    + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên

    + Chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Hai đứa trẻ…

5 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Hiện nay, vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam chính là một trong những vấn đề nhạy cảm, mang tính thời sự, chính trị quốc gia. Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hơn nữa, các quốc gia bạn bè cũng lên tiếng về hành động vi phạm chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ người dân thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục gây nên bạo loạn ở 1 số vùng. Có thể nói, đây chính là vấn đề nhạy cảm của quốc gia nên theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong tư tưởng của biết bao thế hệ trẻ. Tóm lại, vấn đề chủ quyền biển đảo của VN chính là một trong những vấn đề mà nhà nước cần đấu tranh về lâu, về dài và cần sự đoàn kết của nhân dân VN.

 
5 tháng 5 2021

tk 

 

 

Hiện nay, vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam chính là một trong những vấn đề nhạy cảm, mang tính thời sự, chính trị quốc gia. Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hơn nữa, các quốc gia bạn bè cũng lên tiếng về hành động vi phạm chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ người dân thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục gây nên bạo loạn ở 1 số vùng. Có thể nói, đây chính là vấn đề nhạy cảm của quốc gia nên theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong tư tưởng của biết bao thế hệ trẻ. Tóm lại, vấn đề chủ quyền biển đảo của VN chính là một trong những vấn đề mà nhà nước cần đấu tranh về lâu, về dài và cần sự đoàn kết của nhân dân VN.

21 tháng 8 2019

Chúng ta đã từng học qua những truyện ngắn như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của người nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỷ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống. Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão "không nên" sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự "sắp xếp" cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của lão Hạc là cái chết cùng đường, tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Vấn đề nổi bật được thể hiện trong Lão Hạc là niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.

Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

Ví dụ:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Chính vì thế mà Truyện Kiều để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc và vô cùng ấn tượng.
II. Thân bài: phát biểu cảm nghĩ về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
1. Cảm nghĩ về nội dung về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

  • Thể hiện số phận chua xót của người phụ nữ trong xã hội xưa
  • Thể hiện nét đẹp của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh
  • Thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc
  • Thể hiện tình yêu mặn nồng của Thúy Kiều
  • Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ

2. Cảm nhận về nghệ thuật về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

  • Nghệ thuật đặc sắc
  • Nghệ thuật đòn bẫy sâu sắc
  • Sử dụng từ ngữ sâu sắc và bình dị
  • Thể thơ điêu luyện

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
Ví dụ:
Tác phẩm Truyện Kiều là một tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thể hiện được số phận chua xót của người phụ nữ, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với thân phận của Kiều.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “phát biểu cảm nghĩ về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...