Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
....
Biết làm có được mà giám theo."
- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".
- Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”
+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời
+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả
+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo
+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ
+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc
+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường
⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả
- Cảm hứng chủ đạo: Đề cao lí tưởng và chí khí anh hùng của đấng nam nhi: hết lòng giúp nước, giúp đời, để lại sự nghiệp lừng lẫy và tấm lòng son lưu vào sử sách.
- Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là:
+ Hình ảnh kì vĩ lớn lao góp phần thể hiện sự lớn lao của lí tưởng khát vọng anh hùng.
+ Từ ngữ, câu thơ cổ kính, trang trọng cho thấy quan niệm anh hùng của chủ thể trữ tình là sự phát huy truyền thống , đã trở thành lẽ sống, cảm hứng chung của bao thế hệ.
+ Nhịp thơ linh hoạt, khỏe khoắn: câu thơ co duỗi phóng túng, nhịp nhàng cùng với cách ngắt nhịp linh hoạt, khỏe khoắn, cách gieo vần liền luân phiên theo từng cặp rất đặc biệt của thể hát nói (vay- tây; bể - nghệ,…) giúp làm nên âm điệu hào hùng của một bài ca biểu dương lẽ sống cao đẹp.
→ Tất cả các yếu tố trên góp phần thể hiện một tiếng nói, một giọng điệu tự tin, kiêu hãnh, hảo sảng… của một chủ thể trữ tình nhân danh đấng làm trai, luôn đầy ắp hùng tâm tráng trí. Đó là yếu tố làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của cảm hứng chủ đạo, chủ đề và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.
“Ngông” để chỉ sự khác thường, “ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn
Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.
Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà...
Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:
+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng
+ Tìm thấy sự đồng điệu, thu hiểu từ Trời và Chư tiên
+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông
+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả
Cái “ngông”thể hiện trong bài thơ gắn liền với ý thức cá nhân của nhà thơ:ông tự cho rằng bản thân tài giỏi và đến mức cả Trời cũng phải mời lên để đọc thơ và tán thưởng nồn nhiệt;k ai xứng đáng là kẻ tri âm của mìnhn ngòai Trời và các vị thần tiên;ông tự chow mình là người được Trời sai xuống trần gian thực hiện sứ mệnh cải cách xã hội vô cùng cao cả…Rõ ràng,Tản Đà đã khiêu khích cái nhìn tôn ti,giai cấp đang thống trị xã hội lúc ấy.Ông đã rủ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm thông thường mà các nhà nho vẫn đặt trên vai mình để sống thỏai mái hơn với cái tôi cá nhân đầy mới mẻ của thời đại mới.Nhất là khi ông đã xem sáng tác văn chương cũng là một nghề thì sự tự do cá nhân đó là tích cực thúc đẩy ông đi vào con đường đổi mới thơ nhằm đưa đến cho nền thơ VN có những ý vị thẩm mỹ khác lạ.
Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.
+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.
+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.
+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la
- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương cảm chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du.
- Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.
- Một số lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du:
+ Cần tra cứu điển tích, điển cố hay nghĩa của từ khó thường được nêu trong các cước chú.
+ Cần đối chiếu bản phiên âm chữ Hán với bản dịch nghĩa, dịch thơ.
+ Cần vận dụng tri thức nền về tác giả và thể loại.
+ Cần lưu ý đến mối quan hệ chỉnh thể độc đáo ở mỗi bài thơ.
Bài thơ gợi lên từ âm thanh quen thuộc của cuộc sống- tiếng hò quê hương
+ Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng
+ Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.
+ Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình
- Đang say sưa hoạt động cách mạng, lại bị bắt giữ, giam cầm trên chính quê hương
+ Ta thêm hiểu cảm giác bức bí mà nhà thơ phải đối mặt
Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
...
Biết làm có được mà dám theo
- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới
- Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác
+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ