Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.
Trình bày ý hiểu của em về “cái giật mình” ở khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” (Ý nghĩa “cái giật mình”).
- Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.
1)
- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.
- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
2)
- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.
3)
- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.
Tham khảo nha em:
1.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:
- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.
- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.
- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.
- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.
- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.
2.Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.
3.Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Câu 2:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."
Hình ảnh tre được nhắc đến trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...".
Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh cây tre:
- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng với người đọc
- Cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác thì đến khổ cuối được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người.
- Cho thấy tình yêu sự kính trọng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc
Câu 3:
Đoạn thơ thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả Viễn Phương. Qua đôi ba câu thơ mà ta đã cảm nhận được cảm xúc bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính tại lăng Bác. Hỡi ôi, người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Nhà thơ Viễn Phương nói riêng và ca dân tộc Việt Nam nói chung đều đời đời nhớ ơn Bác. Cuộc ra thăm lăng Bác của nhà thơ vừa mới bắt đầu mà ta đã cảm thấy những rung động sâu xa trong trái tim ngươi con yêu nước.
Câu 2:
Chép tiếp 3 câu thơ còn lại:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre còn được nhắc đến trong câu thơ cuối của bài thơ.
- Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm bật lên vẻ đẹp tính cách của Bác trung thực, đẹp đẽ như cây tre Việt Nam gắn bó thân thiết và gần gũi.
Câu 3:
Xưa nay văn học bất biến với đời là nhờ được tạo nên từ những vần thơ chứa đựng đầy cảm xúc, tâm tư mong được tỏ bày của người thi sĩ. Như bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ thơ đầu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng lời giới thiệu đầy cung kính mình ở miền Nam ra thăm lăng Bác với từ xưng hô đậm chất giản dị tự nhiên "con". Khi ấy, trong khung cảnh đẹp đẽ đó sự vật tác giả thấy đầu tiên là ở trong sương một hàng tre, người gợi tả bằng từ từ láy "bát ngát" để thể hiện nên cái đẹp tự nhiên của tre. Qua đó đọc giả dễ dàng hình dung cảnh mà nhà thơ đang gợi ra: có sự uy nghiêm cũng có cái đẹp gần gũi của cây cối. Rồi dường như có luồng cảm xúc đã dợt qua tâm trí Viễn Phương để ông cảm thán rằng: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Người xúc động trước một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc - cây tre cùng từ láy "xanh xanh", vì đâu đã đưa đến cảm xúc ấy cho nhà thơ?. Ta tìm hiểu câu thơ cuối khổ: "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng", cùng với phép nhân hóa cây tre đọc giả đã hiểu ra Viễn Phương đã tưởng nhớ đến đức tính ngay thẳng, trung trực của Bác trước những bão táp - khó khăn hay cám dỗ cuộc đời. Khép lại, bằng bút lực nghệ thuật gợi tả cùng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình trước lăng Bác một cách chân thành, tự nhiên nhất đến đọc giả.
✿Tuệ Lâm☕
Chép 07 câu thơ tiếp theo:
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
- Nhan đề tác phẩm là danh từ.
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
+ Bếp lửa là một hình ảnh thực, quen thuộc trong mỗi gia đình và nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm thời ấu thơ về một người bà cụ thể, có thật của tác giả.
+ Bếp lửa còn là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Nó gợi lên sự tần tảo, vất vả, chăm sóc, yêu thương cháu của người bà. Đồng thời, bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… đã nâng bước người cháu trên suốt hành trình cuộc đời.
Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa tả thực: Nhóm là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than, .. để tạo thành bếp lửa có thật trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.
- Nghĩa ẩn dụ: Nhóm là gợi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.
* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
* Những suy ngẫm về bà và bếp lửa:
- Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:
+ Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa: lận đận, nắng mưa.
+ Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫn vậy.
+ Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu.
- Cháu suy ngẫm về bếp lửa:
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa
+ Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bà cháu.
+ Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương
của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà, ...
+ Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.
* Đánh giá khái quát:
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ 8 chữ;
+ Từ láy lận đận, hình ảnh ẩn dụ nắng mưa;
+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ;
+ Sử dụng câu cảm thán.
- Đoạn thơ cho thấy tình cảm sâu sắc của cháu đối với bà và với bếp lửa – nơi cất giữ những kỉ niệm tuổi thơ của cháu.
Từ “dềnh dàng” và “cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng.
+ Sông dềnh dàng: gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng.
+ “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ám áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần.
Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
+ Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.
+ Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.
Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.
+ Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.
+ Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.
Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
+ Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.
+ Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.
Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.
+ Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.
+ Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.
Từ “dềnh dàng” và “cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng.
+ Sông dềnh dàng: gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng.
+ “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ám áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần.
Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.