K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
22 tháng 8

nếu nhân vật ấy là nam thì gọi là anh ấy, chú ấy, ông ấy

nếu nv ấy là nữ thì gọi là cô ấy, chị ấy, bà ấy

22 tháng 8

"Ông" hoặc "Bà": Sử dụng khi bạn đang viết về một người lớn tuổi hơn và không cần phải nêu rõ mối quan hệ cụ thể. Ví dụ: "Ông A đã từng nói rằng…"

"Ngài": Được sử dụng trong các tình huống trang trọng hơn, thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi hoặc có vị trí cao. Ví dụ: "Ngài Nguyễn Văn B đã khẳng định rằng…"

"Thầy" hoặc "Cô": Nếu người đó là giáo viên, nhà nghiên cứu, hoặc có vai trò tương tự, bạn có thể sử dụng "Thầy" hoặc "Cô". Ví dụ: "Thầy A đã đưa ra luận điểm rằng…"

"Chị" hoặc "Anh": Nếu nhân vật có tuổi đời lớn hơn nhưng không quá nhiều, bạn có thể dùng "Chị" hoặc "Anh" để giữ sự thân mật nhưng vẫn tôn trọng. Ví dụ: "Chị B đã chia sẻ rằng…"

Tùy vào mối quan hệ và mức độ trang trọng của bối cảnh, bạn có thể chọn cách xưng hô phù hợp để thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi hơn.

1 tháng 8 2023

Câu "Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?" được dùng với mục đích trần thuật lại suy nghĩ của người nói.

Ở đây nhân vật không xưng "cháu" mà lại xưng "ta" vì anh muốn thể hiện rằng không chỉ riêng anh mà tất cả mọi người đều coi cái lẽ công việc là đôi tức điều hiển nhiên trong cuộc sống; đồng thời cách xưng "ta" còn gợi sự chín chắn mạnh mẽ xem trọng công việc, lời mình đang nói.

1 tháng 8 2023

Việc sử dụng ngôi thứ nhất "ta" thay vì "cháu" là một cách để nhấn mạnh tính cá nhân, cảm giác riêng tư, hay thể hiện sự nội tâm của nhân vật.

5 tháng 10 2021

Ta ở câu đầu tiên ý nói vua Quang Trung.

Ta ở câu thứ hai ý nói là nước ta.

6 tháng 8 2017

Truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ mình theo cách gọi thông thường

- Cách xưng hô giữa Gióng với sứ giả: ta - ông

- Cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé kì lạ, khác thường, chững chạc

→ Đối với mẹ, Gióng là đứa trẻ, đối với quốc gia, Gióng là người hùng

17 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?

1
4 tháng 10 2018

d, Các hình thức đối thoại tạo không khí cho văn bản, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu, giúp nhân vật bộc lộ nội tâm.

Hình thức độc thoại, đối thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Cho đoạn văn sau:Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!

Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!

Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Miêu tả

1
6 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Thuyết minh về cây kim.

28 tháng 2 2022

Chữ "tôi" trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” \(\rightarrow\) Tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm của tác giả Thanh Hải trước vẻ đẹp đầy sức sống của đất trời.

Những khổ thơ sau, chữ “ta” \(\rightarrow\) Chỉ cái chung của cộng đồng, của mọi người trong xã hội không chỉ của riêng tác giả, cho thấy nhiều cái “tôi” lí tưởng khác đều mong muốn, khát khao được đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho đời, cho đất nước.

 

\(\Rightarrow\) Từ cái tôi cá nhân đến cái chung của xã hội: niềm khao khát được sống cống hiến cho đời không chỉ là niềm mong muốn của riêng nhà thơ, mà còn là của nhiều người trong xã hội.

\(\Rightarrow\) Việc chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" từ khổ 1 "Tôi đưa tay tôi hứng" sang đại từ nhân xưng "ta" sang khổ 4 "ta làm con chim hót..." thể hiện tư tưởng của nhà thơ Thanh Hải.

28 tháng 2 2022

chăm quá, cảm ơn =)

1. Tuổi đời của chúng ta nên đo đếm bằng số năm ta sống hay bằng sự trưởng thành?2. Điều gì sau đây tồi tệ hơn: cố gắng rồi thất bại hay chưa bao giờ chịu cố gắng?3. Nếu cuộc sống đã quá ngắn ngủi, tại sao chúng ta còn làm những điều mình không thích trong khi ngồi mơ mộng về những điều mình thích mà không làm?4. Giữa nói và làm, cuộc sống của bạn đang nghiêng về bên nào...
Đọc tiếp

1. Tuổi đời của chúng ta nên đo đếm bằng số năm ta sống hay bằng sự trưởng thành?

2. Điều gì sau đây tồi tệ hơn: cố gắng rồi thất bại hay chưa bao giờ chịu cố gắng?

3. Nếu cuộc sống đã quá ngắn ngủi, tại sao chúng ta còn làm những điều mình không thích trong khi ngồi mơ mộng về những điều mình thích mà không làm?

4. Giữa nói và làm, cuộc sống của bạn đang nghiêng về bên nào hơn?

5. Điều bạn muốn thay đổi nhất trên thế giới này là gì?

6. Nếu hạnh phúc là lương thì bạn sẽ làm công việc nào để trở nên giàu có?

7. Bạn có đang làm điều mình tin tưởng hay chỉ đang ép bản thân tin vào những điều đang làm?

8. Nếu tuổi thọ trung bình của con người là 40, vậy bạn sẽ sống như thế nào để có 40 năm khác biệt?

9. Bạn có thể kiểm soát bản thân đến mức nào trong cuộc đời mình?

10. Bạn có đang lo lắng phải làm mọi thứ hoàn hảo hoặc không cho phép bản thân phạm sai lầm hay không?

11. Giả sử bạn đang đi ăn trưa với 3 người mà bạn rất ngưỡng mộ và trân trọng. Họ đều đang chỉ trích bạn thân của bạn bằng những lời khó chịu và không công bằng, trong khi không hề hay biết về mối quan hệ thân thiết giữa 2 người. Bạn sẽ làm gì?

12. Nếu có thể dành tặng một đứa bé sơ sinh một lời khuyên duy nhất về cuộc sống, bạn sẽ nói điều gì?

13. Bạn có phá vỡ nguyên tắc của mình để giữ người mà bạn yêu thương?

14. Bạn đã bao giờ thấy một thứ gì đó lúc đầu thật điên rồ rồi sau đó lại thấy nó thật sáng tạo chưa?

15. Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt với phần còn lại của thế giới?

16. Tại sao có những điều làm bạn hạnh phúc lại không mang đến hạnh phúc cho nhiều người khác?

17. Điều gì bạn rất muốn làm nhưng lại không thực hiện? Nguyên nhân nào khiến bạn không thể làm điều đó?

18. Bạn có cố níu kéo điều gì mà đáng lẽ bạn nên để nó ra đi hay không?

19. Nếu phải chuyển đến ở một tỉnh thành hay một đất nước lân cận nơi bạn đang sống, bạn sẽ chọn nơi nào? Và tại sao?

20. Bạn có nhấn nút thang máy nhiều lần khi cần sử dụng không? Bạn có nghĩ làm thế sẽ khiến thang máy đi nhanh hơn không?

21. Giữa một thiên tài suy nghĩ về mọi thứ và một tên khờ ngây thơ vui vẻ, bạn thích trở thành ai hơn?

22. Tại sao bạn trở thành con người bạn bây giờ?

23. Bạn có phải là một người mà bạn muốn kết bạn không?

 

24. Cái nào tệ hơn: một người bạn tốt phải chuyển đi xa hay người bạn tốt ở ngay gần cạnh mà không hề liên lạc?

25. Bạn từng biết ơn điều gì nhất trong cuộc đời mình?

26. Nếu buộc phải lựa chọn một trong hai, bạn thà mất đi toàn bộ ký ức trước đây hay chấp nhận không thể ghi nhớ thêm bất cứ điều gì nữa kể từ giờ phút này?

27. Liệu chúng ta có thể biết được sự thật nếu không để chúng trải qua thử thách trước hay không?

28. Đã bao giờ nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn trở thành sự thật chưa?

29. Quay ngược trí nhớ của bạn về 5 năm trước, liệu bạn có còn nhớ điều gì từng khiến bạn cực kỳ buồn bã? Và trở về hiện tại, đối với bạn nó có còn là vấn đề nữa không?

30. Kỷ niệm hạnh phúc nhất thời thơ ấu của bạn là gì? Tại sao kỷ niệm đó lại đặc biệt với bạn?

31. Lần gần đây nhất bạn cảm thấy mình sống hết mình với những niềm đam mê là khi nào?

32. Nếu không phải ngay bây giờ, vậy thì khi nào nữa?

33. Nếu vẫn chưa đạt được điều này, bạn đã đánh mất những gì trong cuộc sống của mình?

34. Đã bao giờ bạn cùng một ai đó đi dạo trong im lặng và bạn cảm thấy dường như bạn vừa có một cuộc nói tuyệt vời nhất không?

35. Tại sao các tôn giáo đều đề cao tình yêu nhưng vẫn gây ra những cuộc chiến tranh?

36. Liệu chúng ta có thể phân biệt được thiện ác mà không phải trải qua nghi ngờ không?

37. Nếu trúng số 1 triệu USD, bạn có nghỉ việc không?

38. Giữa có ít hơn việc phải làm hoặc có nhiều hơn những việc mà bạn thích làm, bạn lựa chọn vế nào?

39. Bạn có cảm thấy như thể bạn đã trải qua những ngày tương tự như hôm này hàng trăm lần rồi không?

40. Lần cuối cùng bạn ngồi một mình trong bóng tối với một chút ánh sáng nhẹ để suy nghĩ về những điều bản thân thật sự tin tưởng là từ bao giờ?

41. Nếu bạn biết được rằng tất cả những người bạn quen sẽ chết vào ngày mai, vậy hôm nay bạn muốn đi thăm ai lần cuối cùng?

42. Bạn có sẵn lòng đánh đổi 10 năm tuổi thọ cuộc đời lấy sự giàu có, hấp dẫn và nổi tiếng hay không?

43. Sống và tồn tại khác nhau như thế nào?

44. Khi nào bạn ngừng tính toán thiệt hơn để không ngần ngại tiến về phía trước và làm mọi điều bạn cho là đúng?

45. Nếu chúng ta đều rút ra bài học từ thất bại, tại sao chúng ta còn sợ phạm sai lầm?

46. Điều điên rồ nhất bạn sẽ làm là gì nếu bạn biết chắc chắn rằng sẽ không ai đánh giá mình?

47. Lần cuối cùng bạn chú ý đến âm thanh hơi thở của mình là khi nào?

48. Bạn yêu điều gì? Có hành động nào của bạn gần đây bày tỏ tình yêu đó một cách cởi mở không?

49. Trong 5 năm tới, bạn liệu có nhớ được ngày hôm qua bạn đã làm gì không? Vậy ngày hôm trước thì sao? Và ngày trước nữa thì thế nào?

50. Giả sử bây giờ bạn buộc phải ra quyết định. Và câu hỏi là: bạn sẽ quyết định vì bản thân mình hay để những người khác quyết thay cho bạn? Bạn lựa chọn điều gì?

1
26 tháng 1 2019

1, sự trưởng thành

...

50.vì bản thân mình

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?

1
13 tháng 1 2018

a, Ba câu đầu đoạn trích là câu chuyện của hai người tản cư vì có lượt lời qua lại với nhau.

Có hình thức của các lượt lời qua lại, hướng tới người giao tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

c) Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?

1
3 tháng 2 2018

c, Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian… bằng ấy tuổi đầu…”

→ Độc thoại nội tâm