K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2017

Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911-1920 diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Người đã đi khắp các châu lục, dừng lại nghiên cứu khá lâu ở ba nước đế quốc lớn là Mĩ, Anh, Pháp. Đặc biệt ngay từ đầu quá trình đó đã được gắn với hoạt động lao động. Đây là cơ sở quan trọng để Nguyễn Ái Quốc rút ra cho mình được những kết luận đúng đắn về các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Đáp án cần chọn là: C

3 tháng 3 2016

* So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối:

-          Giống nhau:

Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành độc lập dân tộc.

-          Khác nhau:

+ Phan Bội Châu chủ trương cầu việ Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.

+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới.

* Điểm mới trong con đường cứu nước của Người:

- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập; điều cần thiết là phải dựa vào chính mình.

- Người quyết ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của nền văn minh thế giới lúc bấy giờ và cũng là quê hương của các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm như thế nào sau đó sẽ về giúp đồng bào mình.

6 tháng 5 2017

mmmmmmmmmmm

14 tháng 3 2016

* Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.

Mặc dù vậy, nhân dân ta vẫn luôn đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ là phong trào Cần vương thế kỉ XIX. Nhưng cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại, ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến không còn phù hợp nữa.

Tiếp theo phong trào Cần vương là những cuộc đấu tranh  của các văn thân, sĩ phu yêu nước từ đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng rồi cũng bị thất bại.

Cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Đứng trước hoàn cảnh trước mắt, nhà tan lại được chứng kiến những cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

* Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác so với những người đi trước.

Các bậc sĩ phu và văn thân yêu nước trước đây đi tìm đường cứu nước chủ yếu là dựa vào các nước để giúp Việt Nam chống Pháp. Chẳng hạn, Phan Bội Châu sang Nhật Bản để dựa vào Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp, hay học tập những kinh nghiệm của Nhật để về lãnh đạo đồng bào ta chống Pháp.

Còn quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, quá trình lựa chọn.

+ Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc Cách mạnh đã diễn ra trên thế giới.

+ Từ đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng Mĩ là những cuộc cách mạng "chưa tới nơi". Người ta đã cách mạng hàng trăm năm rồi mà dân chúng vẫn còn khổ cực đang toan tính làm lại cách mạng khác.

+ Cuộc cách mạng "tới nơi" mà Nguyễn ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời là giải phóng người lao động.

Đó là lí do để Người khẳng định Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1920, khi mà Người đọc sơ thảo, Luận cương của Lê-nin vấn đề dân tộc và thuộc địa.

17 tháng 4 2019

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nc trong hòan cảnh:

Nhân dân ta bị Pháp nhiều lần đô hộ và đã có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại nên Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nc

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải...
Đọc tiếp
Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải vì sao trong điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được thực hiện hóa? Gợi ý: Tìm hiểu về sự hình thành triều đại Charkit ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Tìm hiểu về nền kinh tế ở hai quốc gia. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội của 2 quốc gia.
0

- Trong khi Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh thực dân Pháp, Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thì Nguyễn Tất Thành nhận thức được rằng muốn đánh đuổi thực dân Pháp thì phải dựa vào sức mình là chính, tức là phải huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

- Các bậc tiến bối chưa nhận thức sâu sắc bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc (bằng chứng là việc Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp thì Nguyễn Tất Thành đã nhận thức sâu sắc bản chất bóc lột của chúng. Vì thế, Nguyễn Tất Thành đã sang thẳng phương Tây, đến thẳng nước Pháp - kẻ thù đang trực tiếp thống trị nhân dân Việt Nam - để tìm hiểu rõ về kẻ thù của mình, hiểu rõ thực chất đằng sau khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" là gì

- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tim đường cứu nước tại bến Nhà Rổng. Hướng Người đi chính là phương Tây. Đây là một hướng đi hoàn toàn mới so với các bậc tiến bối, khi mà họ chủ yếu sang các nước ở phương Đông.

14 tháng 11 2019

Đáp án là D

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Công nhân, nông dân

B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị

C. Trí thức Nho học

D. Tư sản dân tộc

1
12 tháng 4 2019

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Trong đó, bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (hay nói cách khác là trí thức Nho học) đã đóng vai trò khá quan trọng trong tiếp thu luồng tư tưởng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản.

Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu trong giới trí thức Nho học, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - tiêu biểu cho phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 5 2023

1+1-2+2=2