K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2017

- Tình cảm thiêng liêng của Bằng Việt được thể hiện thông qua tình cảm dành cho bà:

    + Thông qua việc tái hiện tiếng tu hú tha thiết, hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, cảm động

- Với Nguyễn Du, tình bà cháu được thể hiện trực tiếp, những kí ức dạt dào, chân thành, thẳng thắn

- Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lối khi nhớ tới thời trẻ dại đã qua

7 tháng 5 2018

Sông Hương khi chảy vào thành phố mang vẻ đẹp riêng:

     + Vẻ man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông

     + Con sông giờ đây được khám phá, phát hiện ở sắc thái, tâm trạng

    + Sông Hương gặp thành phố như hòa quyện với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, đặc biệt êm dịu, lãng mạn

    + Ngòi bút tác giả thăng hoa khi tái hiện những cảm nhận tinh tế, liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ

- Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

11 tháng 3 2016

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

                               Anh đi anh nhớ quê nhà

                     Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

          Đó là tâm trạng của những người xa quê. Những cái bình thường quen thuộc hàng ngày tưởng như chẳng có gì đáng nhớ nhưng đến khi xa rồi mới biết chẳng thể nào quên. Những nỗi nhớ quê ấy ở mỗi người có một sắc thái xúc cảm khác nhau. Có khi là hình ảnh dung dị một bát canh rau muống, một chén cà dầm tương,... Có khi lại là một ánh trăng quê... Còn riêng với Bằng Việt, trong những năm tháng du học ở Liên Xô, nhà thơ nhớ da diết bếp lửa của bà:

                        Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

                        Một bếp lửa ấp iu nồng đượm...

         Cảm xúc về bếp lửa của Bằng Việt bắt đầu từ đây. Chúng ta hãy cùng đọc và khẽ ngâm lên từng lời thơ để hòa nhập hồn mình bâng khuâng theo dòng cảm xúc đang trào dâng của tác giả.

         Thật xúc động biết bao! Từ một đất nước công nghiệp chỉ toàn bếp điện, bếp hơi, với những ống khói con tàu, tác giả nhớ về một bếp lửa đang chờn vờn sương sớm. Và từ bếp lửa nhớ đến kỉ niệm ấu thơ: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Cả một thiên hồi ức hiện về trong tâm trí nhà thơ, suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau: Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật vất vả - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. Hồi tưởng lại những năm tháng bà cháu cùng sớm hôm có nhau. Tác giả nhớ từng câu chuyện bà kể. Những ngày ở Huế, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà dặn cháu viết thư cho bố ở chiến khu, bà sớm chiều nhen bếp lửa... Lời kể sao mà tha thiết thế! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được: Những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi. Bà đã dặn cháu:

           Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

           Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

           Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

       Hình ảnh người bà hiện lên trong lời thơ ấy đẹp làm sao! Bà lúc nào cũng sẵn sàng chịu đựng. Bà là thế đấy! Suốt một đời tận tụy vì con, vì cháu. Nhưng không chỉ có thế. Vượt lên trên tình thương ấy, bà con là người làm việc âm thầm, lặng lẽ, biểu lộ ý thức trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc. Bà đà cùng chịu đựng gian khổ, cùng chia sẻ hi sinh cho cuộc kháng chiến này. Càng lớn khôn, tác giả càng nhân thức rõ tấm lòng cao quý của bà, người đã lận đận biết mấy nắng mưa để nhen nhóm trong lòng đứa cháu yêu quý của mình ngay từ tuổi thơ một tình cảm rộng lớn hơn tình bà cháu thông thường. Đó là một ngọn lửa chứa chan niềm tin dai dẳng đối với đất nước, con người:

           Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

           Nhóm niềm thương yêu khoai sắn ngọt bùi

           Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

           Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

           Ôi kì lạ và thiêng bếp lửa!

        Hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều trong bài thơ có giá trị tu từ độc đáo. Đây là hình ảnh tả thực trong cuộc sống đời thường. Song, đối với người đi xa quê hương lại là một dấu ấn khó phai mờ - Bởi vì chính bên cạnh bếp lửa hồng ấy, hình ảnh người bà “chờn vờn trong sương sớm” in đậm tâm trí tác giả từ tuổi nhỏ. Nhờ bếp lửa mà thời thơ ấu tác giả êm đềm, ấm áp như những câu chuyện cổ tích mà bà thường hay kể. Bếp lửa và người bà chính là nguồn sáng tâm hồn, nuôi dưỡng tình cảm thương yêu cho người cháu.

        Điều đáng nói nhất về bài thơ chính là ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bếp lửa. Đó là ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của tâm hồn dân tộc đã nhóm lên đã nhóm lên trong tâm hồn trẻ thơ những cảm xúc và suy nghĩ chân tình, đẹp đẽ. Hình ảnh bếp lửa trong quá khứ, trong hiện tại đan cài vào nhau, nâng cảm xúc và tư duy nhà thơ bay bổng dạt dào, hướng về gia đình, về nguồn cội, về quê hương đất nước. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở đó. Vời giọng thơ ân tình thiết tha, nhà thơ hồi tưởng những năm tháng cùng bà “nhóm lửa”. Hình ảnh chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa gợi lên không khí của một buổi sớm tinh mơ, vắng vẻ, quạnh hiu.. cùng với hình ảnh chim tu hú, hình ảnh bà cũng hiện lên lụi cụi, vất vả. Các vần nối tiếp nhau để diễn tả cảm xúc ấy: Xa, nhà, Huế, thế,về... tạo âm hưởng kéo dài liên tục không dứt. Nhạc điệu buồn, tha thiết, trầm lặng thể hiện nỗi nhớ nhung bà:

                   Giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu

                   Có lửa trăm nhà,niềm vui trăm ngã

                   Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

                   Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

        Chính tình bà cháu cao đẹp và thiêng liêng kì diệu đã nhen nhóm trong lòng nhà thơ niềm tin yêu cuộc sống, con người, tình yêu quê hương đất nước. Đây là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Tác giả đã khéo léo sử dụng cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận được tấm lòng biết ơn, nỗi nhớ nhung của nhà thơ dành cho người bà yêu dấu của mình. Bếp lửa đã khơi dậy trong ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hương, đất nước. Đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc đối với người bà.

 

17 tháng 6 2018

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc.

Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa”Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy chờn vờn, ấp iu… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Và ngay lập tức, hình ảnh người bà đã hiện lên. Ở đây, bà không hiện lên như một bà tiên mà hiện lên trong trái tim của người cháu nhớ về người bà gian nan. Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Trong tình cảnh nạn đói của đất nước, gia đình tác giả cũng không phải là ngoại lệ. Bố ông còn con ngựa để đi đánh xe là may mắn lắm. Nhưng cái không khí nghèo túng của toàn xã hội đã bao phủ tất cả. Gần hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả. Cái “cay” này không phải là cái “cay” do củi ướt, củi tươi mà cái cay đắng của những kỉ niệm đói khổ của nhiều người, trong đó có hai bà cháu tác giả.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”

Qua đoạn thơ này ta thấy hiện lên một căn nhà quạnh quẽ giữa đồng, chỉ hẩm hút có một già một trẻ. Đứa trẻ thì “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn bà thì ốm yếu hom hem. Bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu. Vậy mà bà còn “bảo cháu làm, chăm cháu học” bên cạnh cái bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa ở đây không ghi dấu đắng cay nữa mà đó là hình ảnh của một căn nhà ấm áp, nương náu để hai bà cháu sinh sống.

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ.? cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,… Nhà thơ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.

18 tháng 4 2018

Tình cảm sâu nặng của tác giả với người bà:

- Hình ảnh bà tảo tần: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng gà ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng

- Cảm xúc của tác giả khi nghĩ về bà ngoại

    + Thấu hiểu những nỗi cơ cực và tình yêu thương của bà: thể hiện lòng yêu thương, tôn kính bà ngoại

    + Sự ân hận, xót xa khi muộn màng:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi

27 tháng 5 2022

giúp mik câu này với akvui

20 tháng 9 2017

Đáp án C

23 tháng 6 2019

- Điểm nhìn của người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng, Chính phủ nên cách kể mang tính toàn cảnh, sâu sắc

- Cảm nghĩ có tính khách quan, tiêu biểu cho cảm nghĩ, chí hướng của Đảng, Chính phủ

- Cách kể như cuốn biên niên sử hào hùng, đất nước từng ngày vươn tới diện mạo mới, tầm vóc mới