K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2016
a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật
Ví dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn
Ví dụ: - Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
(Nam Cao)
c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc. Khi đọc phải ngừng ngắt và có thể lên giọng, xuống giọng tuỳ theo từng hoàn cảnh.
Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
(Nam Cao)
d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Ví dụ:
Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.
(Nam Cao)
e. Dấu chấm phẩu dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp, đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Ví dụ: Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.
g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
Ví dụ:      
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
(Nguyễn Duy)
h. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu, đặt trước những lời đối thoại, đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số
Ví dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên và cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm
Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".
(Nguyễn Ái Quốc)
k. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Ví dụ:      
+ Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang!
- Bác trai khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố)
+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng)
e. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
Ví dụ:
Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng)
2. Các lỗi thường gặp về dấu câu
Trong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:
- Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
Ví dụ: Tác phẩm "Tắt đèn" làm chúng ta vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao gia đình nông dân phải sống những ngày khốn cùng trong mùa sưu thuế.
- Dùng dấu ngắt khi câu khi câu chưa kết thúc.
Ví dụ: Qua tác phẩm này. Tác giả cho người đọc cảm nhận về một thành phố Huế đẹp, thơ mộng nhưng rất anh hùng.
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
Ví dụ: Giọng nói của bà tôi khắc sâu vào trí nhớ mọi người dễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống.
- Lẫn lộn cung dụng của các dấu câu:
Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này bắt đâu? Anh hãy có thể cho tôi một lời khuyên được không! Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Hãy chép đoạn văn dưới đây và điều dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn:
Cai lệ không để cho chị nói hết câu ( ) trợn ngược hai mắt ( ) hắn quát ().
( ) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ( ) sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khuất ( ).
Chị Dậu vẫn thiết tha ( )
( ) Khốn nạn ( ) nhà cháu đã không có ( ) dẫu ông có chửa mắng cũng đến thế thôi ( ) Xin ông trông lại ( )
Cai lệ vẫn giọng hầm hè ( )
( ) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ ( ) thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi ( ) chửi mắng thôi à ( )
Rồi hắn quay sang bảo anh người nhà lý trưởng ( )
( ) Không hơi đâu mà nói với nó ( ) trói cổ thằng chồng nó lại ( ) điệu ra đình kia ( )
(Ngô Tất Tố)
Gợi ý:
Mẫu: Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
-  Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu cho nhà nước mà dám mở mồn  xin khất!…
2. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học.
Gợi ý:
 
Yêu cầu: Đúng chủ đề, sử dụng thích hợp các loại dấu câu.
 
 

Cậu lên trên mạng mk cho link

20 tháng 5 2016

soạn để thi hả pn

21 tháng 5 2016

Dễ thôi

Nhưng mình lười viết lắm

20 tháng 8 2018
Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại Từ láy
bạn bè,hư hỏng, gắn bó,giúp đỡ bạn học , bạn đường, bạn học thật thà,san sẻ,chăm chỉ,ngoan ngoãn , khó khăn

Đúng thì kick , sai thì thôi nha !!!!!!!!

5 tháng 12 2016

Tôi là một quyển sách cũ, được ra đời vào năm 1966, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa. Tên tôi là ” Giai thoại làng Nho ” và người cha tinh thần đã sinh ra tôi là học giả Lãng Nhân. Tôi qua tay đến mấy đời chủ. Đầu tiên là một ông bố mua tôi về vì là người ham đọc sách. Khi ông qua đời, các con ông làm kinh doanh bận rộn nên không ngó ngàng gì đến tôi. Tôi bị vứt bỏ lăn lóc, trẻ con trong nhà khi nghịch ngợm đã ném tôi không hề thương tiếc. Tôi bị rách bìa, mất đi một số trang ở phần đầu và từ đó tôi trở thành một phế nhân bị ruồng bỏ. Chủ nhân ra lệnh cho người giúp việc tống tất cả chúng tôi vào kho, những quyển sách cũ chỉ choán vị trí mà không mang lại lợi lộc gì cả. Rồi một thời gian sau, họ cột chúng tôi lại thành từng bó to, chở đến nhà tặng cho một người bạn học cũ cho rảnh nợ. Chủ nhân mới của tôi là một nhà giáo. Có lẽ vì là nhà giáo nên đã tỏ ra rất thích thú khi đón nhận những kẻ khốn khổ như chúng tôi. Ngôi nhà mới của tôi xem ra rất thanh bạch và giản dị, một giá sách tự đóng bằng bàn tay khéo léo của nữ chủ nhân. Chỉ trong một buổi sáng, người chủ mới đã sắp xếp có trật tự và ngăn nắp tất cả chúng tôi lên cái giá sách tự đóng này. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới bên cạnh cô chủ nhỏ và bạn bè là những quyển sách được bao bìa kỹ lưỡng và giữ gìn cẩn thận.
Khách mới nên được ưu tiên hơn vì vậy chúng tôi được cô chủ lần lượt mang ra đọc mỗi ngày. Khi đến phiên tôi diện kiến chủ nhân, tôi hồi hộp lắm vì không biết trong ánh mắt của cô chủ , mình sẽ được đánh giá ra sao ? Tôi thật sự sung sướng và hãnh diện vì cảm nhận mình đã mang lại sự thích thú cho cô chủ nhỏ. Khi cầm tôi trên tay, cô chủ nhìn tôi một lượt bằng đôi mắt thật hiền hậu. Sau đó, bàn tay nhỏ nhắn mở từng trang sách, vuốt nhẹ lên những vết cuốn góc cho phẳng phiu khiến cho những thương tích vì bị hành hạ, đối xử tệ bạc của tôi trước đây dường như không còn đau nhức nữa. Tôi suýt rớt nước mắt vì quá đỗi hạnh phúc. Tôi đã thật sự được đổi đời…
Không biết cô chủ nhỏ tìm được điều gì thú vị ở tôi mà ngày nào cũng chọn tôi để đọc và đọc một cách say sưa. Có lúc cô mỉm cười một mình, có lúc lại ngưng đọc, lấy một quyển vở ra và ghi chép vào trong đó. Tôi độ chừng cô chủ tìm ra điều gì đó hay ho và ghi vội lại để sau này khỏi quên. Tôi biết người chủ mới thật sự yêu quý mình nên chưa một lần nào làm cho tôi phải thất vọng hay đau đớn thể xác. Do tôi là một tư liệu tham khảo nên tôi có bề dày gần cả ngàn trang sách. Cô chủ không thể đọc hết trong một ngày nên cô phải đánh dấu trang để còn biết mà đọc tiếp vào ngày hôm sau. Cô không gấp mép trang đọc dở dang như một số người hay làm mà nhẹ nhàng đặt vào đó một tờ lịch được gấp nhỏ theo chiều dọc để làm dấu và đặt tôi trở vào chỗ của mình trên giá sách.
Hơn một năm làm người bạn thân thiết với cô chủ nhỏ, tôi quen thuộc bàn tay gầy nhỏ, ánh mắt ấm áp và nụ cười tươi tắn của cô. Tôi chìm ngợp trong ấm êm và hạnh phúc cho đến một ngày…
Những đồng nghiệp của cô chủ nhỏ đến thăm nhà. Vừa nhìn thấy giá sách, họ đã trầm trồ khen ngợi sự tỉ mỉ và ngăn nắp của chủ nhân. Tất cả họ đều sà đến giá sách để ngắm nghía và luôn miệng xít xoa. Họ tỏ ý muốn mượn những tác phẩm văn học, có lẽ họ đều là giáo viên dạy Văn. Cô chủ nhỏ thật tốt bụng, vui vẻ đồng ý cho mượn và ngay lập tức các bạn của tôi đã được lấy ra khỏi vị trí. Đó là những bạn ” Thành ngữ,Tục ngữ và Ca dao cổ “, ” Thời xa vắng ” và một số tác phẩm Văn học nước ngoài như ” Lâu đài người bán nón “, ” Thành trì “, ” Nữ tu sĩ “, ” Chuỗi hạt “… Tôi mừng vì mình thoát nạn, không phải xa rời cô chủ thân yêu. Thế nhưng đời có ai học được chữ ngờ đâu! Không thấy ai ngó ngàng gì đến tôi, cô chủ mới bảo : ” Có một tư liệu tham khảo rất quý giá mà tiếc là ngày còn đi dạy, mình đã không có được để mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Nay mình muốn giới thiệu với các bạn để có thể làm được điều đó với học sinh của chúng ta “. Những người bạn của cô chủ rất bất ngờ khi cô rút tôi ra khỏi giá sách và trao vào tận tay họ. Tôi cảm thấy bầu trời quay cuồng vì không biết số phận của mình rồi sẽ đi về đâu thì thời may cô chủ nói tiếp : ” Quyển sách này tuy đã cũ nhưng rất có giá trị và mình vô cùng yêu quý. Mình không vì ích kỷ mà giữ riêng cho mình nhưng mình cũng không muốn mất nó. Mình cho các bạn mượn đọc, nếu thấy có ích cho việc giảng dạy thì sao chép ra, khi nào xong thì gửi lại mình.”
Thế là tôi rời xa cô chủ thân yêu kể từ ngày hôm đó. Trong những ngày rời xa chủ nhân đáng kính của mình, tôi nhớ ánh mắt nhìn tôi trìu mến, nhớ bàn tay gầy xanh và nhỏ nhắn vẫn hằng vuốt những nếp quăn góc của tôi, nhớ nụ cười ngời sáng khi cô chợt khám phá ở tôi một điều gì mới lạ… Một trong những người bạn của cô chủ mượn tôi về chỉ vì tò mò, muốn sử dụng giá trị của tôi chứ không thực sự coi tôi như một người bạn thân thiết. Họ vồ vập tôi rồi ngay sau đó lại vứt tôi lung tung. Họ gấp mép không biết bao nhiêu trang sách để ghi dấu làm cho tôi đau quặn thắt. Và điều tồi tệ nhất, họ không ghi chép lại những điều cần thiết mà xé hẳn mấy chục trang sách mà họ cần dùng rồi ném tôi vào một xó cho đến hơn một năm sau mới trả tôi về cố chủ. Trong những ngày tháng phải xa cách cô chủ nhỏ, tôi lúc nào cũng nhớ thương cô da diết, mong muốn nhanh chóng được trở về nhà, được cô chủ nhỏ vuốt ve trìu mến và đọc chăm chú những tri thức mà tôi luôn muốn tận hiến cho một người biết yêu quý sách một cách thực thụ.
Ngày các bạn đến thăm và trả sách, cô chủ hồn nhiên và tin cậy bạn nên vui vẻ nhận lại tôi mà không kiểm tra hay hỏi han gì hết. Cô cũng đồng ý cho bạn bè khất lần sau sẽ trả những quyển sách đã mượn vì hôm đó đi vội quên mang theo sách hoặc hứa sẽ trả sau vì còn đang cần sử dụng.
Tối đó, cô chủ mang tôi vào giường để đọc. Tôi biết ngoài việc muốn đọc lại tôi, cô chủ nhỏ còn là vì nhớ người bạn đã xa cách quá lâu. Nhìn cách cô mân mê tôi trên tay mà tôi nghẹn ngào vì biết mình đã trở về với cô không trọn vẹn như trước… Tôi nuốt nước mắt khi nhìn thấy cô chủ vô tư không hề hay biết quyển sách mà mình trân quý đã bị lấy cắp mất mấy mươi trang. Tôi cũng thầm mong cô hãy khoan biết sự thật để cô còn được sống trong sự hồn nhiên và tin yêu cuộc đời.
Nhưng điều gì đến tất nhiên phải đến. Một tháng sau, cô chủ đọc đến những trang cuối thì phát hiện tôi không còn lành lặn nữa. Cô thảng thốt, ánh mắt hoảng hốt và khi hiểu ra sự thật, cô nhấc vội ống nghe lên định gọi cho người bạn đã mượn sách. Nhưng rồi cô bỗng buông rơi ống nghe, không gọi nữa, ghì xiết tôi vào lòng và nước mắt từ từ ứa ra trong lặng lẽ…
Cô chủ buồn hẳn đi, thường đứng im lặng bên giá sách hàng giờ như muốn xin lỗi chúng tôi vì đã quá chân thật và tin người. Cũng từ đó, giá sách chúng tôi mất hẳn những người bạn từng quây quần bên nhau vì những người bạn của cô chủ đã quên lãng mà không trả họ về ngôi nhà cũ như lời đã hứa …
Chắc loài người không bao giờ hiểu được những quyển sách như chúng tôi cũng có linh hồn và tình cảm nên mới hành xử như vậy. Nỗi đau mất mát thân xác của tôi xét cho cùng có lẽ không bằng nỗi thất vọng mà cô chủ nhỏ của tôi phải hứng chịu. Ôi! Tôi yêu quý vô cùng cô chủ nhỏ của tôi và không biết phải làm gì để bù đắp cho cô bây giờ?!..

 

15 tháng 5 2016

Vô soạn Ngữ Văn là có bạn ạ 

16 tháng 5 2016

nhung day la sach vnen

8 tháng 9 2019

len nhe

mai hoc r

8 tháng 9 2019

Tải APP Vietjack để vào soạn nha
Nếu bạn sài máy tính thì vào Vietjack.com
OK