Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự vật mình định miêu tả.
- Mở bài gián tiếp: nói thêm những chi tiết khác để dẫn vào sự vật định miêu tả.
- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết cảm nghĩ về sự vật đang miêu tả mà không bình luận gì thêm.
- Kết bài mở rộng: mở rộng thêm nội dung, đưa ra thêm nhiều vấn đề xung quanh sự vật được miêu tả.
a. Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu bằng cách dẫn dắt trực tiếp.
b. Ở đoạn mở bài thứ hai, cách giới thiệu lễ đón học sinh lớp Một khác ở cách dẫn dắt gián tiếp: đi từ lễ đón học sinh lớp Một từ các năm trước rồi dẫn đến năm nay để nhấn mạnh sự đặc biệt của lễ đón học sinh lớp Một năm nay.
a) Kết bài mở rộng -> thể hiện được ý nghĩa và lời bình của tác giả
b, Kết bài mở rộng -> thể hiện được ý nghĩa và lời bình của tác giả
c, Kết bài không mở rộng -> thể hiện được kết thúc luôn của câu chuyện
a. Mở bài gián tiếp:
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
b. Kết bài mở rộng:
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
Em tham khảo nhé!
MB:
Cha ông ta từ xưa đã dạy: "Nét chữ nết người". Đó không chỉ là lời khuyên mà còn là lời răn dạy chúng ta hãy không ngừng rèn luyện, nỗ lực học tập ở đời để có thể đạt được những thành quả tốt đẹp trong cuộc sống. Nói đến tấm gương về sự học, ta không thể không nói đến Cao Bá Quát. Câu chuyện rèn luyện để tốt lên của ông đến giờ vẫn là bài học ý nghĩa cho mỗi người. "Văn hay chữ tốt" chính là truyện thể hiện rất rõ những nỗ lực của ông.
KB:
Càng đọc ta càng thêm khâm phục Cao Bá Quát. Tài năng của ông có lẽ không thể sánh bằng sự nỗ lực kia. Trang văn "Văn hay chữ tốt" khép lại nhưng ý chí, nghị lực thì mãi là bài học cho tất cả chúng ta học tập, noi theo. Và đúng là chỉ có kiên trì, nỗ lực thì mới có thành quả và thành công trong cuộc sống.
Đoạn kết bài ở bài này chỉ có một câu nói về con chiền chiện còn bài “Con thỏ trắng” là một đoạn văn nêu cảm nghĩ của nhân vật về con thỏ trắng. Kết bài ở đoạn này là kết bài không mở rộng. Còn kết bài của bài “Con thỏ trắng” là kết bài mở rộng.
Tham khảo
Thần đồng là những chú bé ngay từ tuổi nhỏ đã bộc lộ tài năng lớn của mình. Nói đến những thần đồng ở nước ta xưa nay, mọi người thường nghĩ đến Nguyễn Hiền, một chú bé nhà nghèo tự học đã đỗ Trạng nguyên lúc vừa 13 tuổi vào đời vua Trần Thái Tông.
Mở bài gián tiếp:
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những món đồ, kỷ vật có ý nghĩa khác nhau. Đó có thể là một món đồ chơi, một cuốn sổ, một chiếc khăn, hay bất cứ thứ gì mà gắn liền với ý nghĩa hoặc kỷ niệm nào đó trong cuộc sống. Còn với em, một trong những món đồ chứa đựng đầy kỷ niệm đó chính là em búp bê xinh xắn mà em được tặng rất lâu rồi. Hiện tại, em búp bê được đặt ngay ngắn trong tủ nhà em, đây chính là món quà sinh nhật mà em thích nhất và nó còn chứa đựng những kỷ niệm ấu thơ mà em chẳng bao giờ quên được
Kết bài gián tiếp:
Em rất yêu quý món đồ chơi này của mình. Theo em, mỗi bạn nhỏ cần có ý thức giữ gìn đồ vật của mình. Chúng ta không nên vứt đồ chơi lung tung và phá đồ chơi. Đồng thời, việc giữ gìn đồ chơi sẽ giúp cho chính chúng ta lưu giữ được những kỷ niệm ấu thơ thật tươi đẹp.
Cách mở bài và kết bài có điểm khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên là:
- Cách mở bài gián tiếp, nói các sự vật xung quanh xong rồi mới nói đến cây khế.
- Kết bài mở rộng, nêu những việc em sẽ làm và thể hiện được tình cảm của tác giả đối với cây khế.