Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-giảm tỉ lệ gia tăng dân số(kế hoachj hóa gia đình, tuyên truyền cho mọingười)
-Nâng cao dân trí
-Phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân
Hậu quả:
-> Thiếu nhà ở, thiếu việc làm ở các đô thị.
-> Nông thôn thưa thớt, thoáng việc,....
=> Thiếu đồng đều về sự phân bố.
- Ảnh hưởng đến : Việc làm, đời sống, phúc lợi, hoạt động xã hội.
Biện pháp: Thực hiện kế hoạch đô thị hóa nông thôn.
+ 6 siêu đô thị ở Châu Mĩ: Lốt An-giơ-lét, Xao Pao-lô, Niu I-ooc, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Mê-hi-cô Xi-ti.
+ 12 siêu đô thị ở Châu Á: Bắc Kinh, Thiên Tân, Xơ-un, Tô-ki-ô, Mum-bai, Côn-ca-ta, Thượng Hải, Gia-cac-ta, Ca-ra-si, Niu Đê-li, Ô-xa-ca Cô-bê, Ma-li-na.
+ 3 siêu đô thị ở Châu Âu: Luân Đôn, Pa-ri, Mat-xcơ-va
+ 2 siêu đô thị ở Châu Phi: Cai-rô, La-gốt.
Di dân ở đới nóng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không giống nhau ở các nước và các thời kì. Có nguyên nhân về tự nhiên, có cả nguyên nhân về kinh tế - xã hội ; có nguyên nhân tiêu cực nhưng cũng có nguyên nhân tích cực.
+ Di dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm công ăn việc làm và nâng cao mức sống;
+ Di dân do thiên tai, hạn hán,
+ Di dân do các cuộc xung đột tộc người;
+ Di dân để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới;
+ Di dân để xây dựng các công trình công cộng hoặc các khu công nghiệp;
+ Di dân với mục đích khai thác tài nguyên,..
hậu quả: làm cho dân số đô thị tăng nhanh, tạo sức ép lớn đối với vấn đề việc làm và môi trường đô thị ko có nơi ở, hình thành các khu nhà ổ chuột, nhiều người ko có công ăn việc làm, ô nhiễm môi trường
biện pháp khắc phục:
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
+ Phát triển kinh tế.
+ Nâng cao đời sống của người dân.
nguyên nhân của bùng nổ dân số:
+ Do công nghiệp hoá đất nước
+ Do sự di dân tự do
+ Do tốc độ đô thị hoá nhanh
hậu quả của bùng nổ dân số giống với hậu quả của sự di dân
biện pháp khắc phục cũng vậy
A. Tình trạng tập trung sản xuất công nghiệp ngày càng cao.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các siêu đô thị trên thế giới là dấu hiệu cho thấy
A.Tình trạng tập trung sản xuất công nghiệp ngày càng cao
B.Nông nghiệp ngày càng giảm sút
C.Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
D.Cuộc sống đô thị ngày càng hối hả khẩn trương
Các nước có nền kinh tế phát triển, văn mình, lịch sự và có nhiều trung tâm côngg nghiệp là những nước có nhiều siêu đô thị phát triển:
VD: Ở Hoa Kì có siêu đô thị Oa-sinh-tơn.
Ở Anh có siêu đô thị Lon-don.
Ở Hà Lan có siêu đô thị Am-stecdam.
Ở Ý có siêu đô thị Italia.
-....
Các siêu đô thị phát triển như Oa-sinh- tơn, Lon-don, Tokyo, Mexico City,...
Các siêu đô thị trên thuộc các nước Hoa Kì (Mĩ), Anh, Nhật Bản, Mê-xi-cô,....
Những căn bệnh của “siêu đô thị”
Một đô thị phình ra quá lớn, sẽ dẫn đến hàng loạt bất cập về giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở, học hành, khám, chữa bệnh... Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều có những “siêu lớp học”. Nhiều trường tiểu học có sĩ số lên tới 50 đến 60 em một lớp. Năm nào hai thành phố cũng đều xây trường mới. Vẫn không xuể. Song biểu hiện rõ nhất, chính là lĩnh vực giao thông. Số đường mới được mở, hoặc “cơi nới” thì rất ít vì vướng giải phóng mặt bằng.
Hai “đầu tàu” Nam - Bắc khắc phục bằng xây thêm những tuyến đường sắt, xe buýt, những cầu vượt..., nhưng hy vọng về “thanh toán” nạn ùn tắc là gần như không thể. Hà Nội hiện có 5,5 triệu chiếc ô tô, xe máy.
Mỗi ngày, thành phố "bổ sung" thêm 750 chiếc xe mới lăn bánh. Ở lĩnh vực này, TP Hồ Chí Minh vẫn là "đỉnh". Cuối năm 2014, thành phố đã có hơn bảy triệu xe (khoảng 6,4 triệu xe gắn máy). Số phương tiện cơ giới tăng trung bình lên tới 10% mỗi năm.
Cùng một "căn bệnh", cùng nguyên nhân, nên Hà Nội sao, thì TP Hồ Chí Minh cũng tương tự và giống như giao thông, hệ thống thoát nước cũng còn lâu mới "đuổi kịp" tốc độ gia tăng này. (Xem tiếp)
Hàng loạt “siêu” dự án giao thông, sao cứ làm là đội vốn?
Thời gian qua, tình trạng các dự án phải tăng tổng mức vốn đầu tư (đội vốn) lên nhiều lần so với phê duyệt ban đầu không còn là câu chuyện mới mẻ của ngành giao thông.
Như trường hợp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, khi ký hợp đồng BOT chỉ có mức đầu tư khoảng 24.500 tỷ đồng, nhưng sau vài năm chậm thi công, vốn đầu tư đã “đội” lên gần 50.000 tỷ đồng.
Hay như dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông đã phải điều chỉnh tăng lên tới gần 390 triệu USD (tăng 100% so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Không chỉ tuyến Cát Linh - Hà Đông, tất cả các dự án đường sắt đô thị còn lại tại Hà Nội và TP.HCM đều phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. (Xem tiếp)
Quy hoạch khu đô thị Linh Đàm đang bị “băm nát”?
Hơn 3 vạn cư dân sẽ sống chen chúc trong ô đất rộng gần 5ha. 12 tòa nhà cao gần 40 tầng đang được xây dựng, nhấp nhổm trong khu đô thị từng được mệnh danh là “kiểu mẫu” của Thủ đô.
Các khu đô thị như Pháp Vân - Tứ Hiệp, Bán đảo Linh Đàm, Tây Nam Linh Đàm chủ đầu tư không xây dựng trường học công lập...
Theo ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, không thể căn cứ vào việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân mà buông lỏng quản lý, phá vỡ quy hoạch đô thị. Bởi có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với số lượng cư dân hàng vạn người trên một diện tích chật hẹp. Đó không đơn thuần là những hệ lụy về mặt kiến trúc mà còn là hạ tầng xây dựng, hạ tầng giao thông, xã hội… (Xem tiếp)
Nơm nớp lo cháy chung cư cao tầng
Vụ hỏa hoạn tại chung cư HH4A cao 35 tầng tại KĐT Linh Đàm (Hà Nội) vào 10h sáng hôm qua (16.9) tuy không gây thiệt hại về người, nhưng đã khiến nhiều cư dân trong khu chung cư này một phen hoảng loạn.
Không chỉ cư dân chung cư HH4A, mà nhiều người dân đang sở hữu căn hộ chung cư cao tầng tại nhiều KĐT có lý do để nơm nớp lo sợ. Nếu xảy ra cháy nổ thì phải làm gì để thoát thân, đảm bảo tính mạng cho mình và gia đình?
Hiện nay Hà Nội có khoảng hơn 200 ngõ nhỏ, phố nhỏ xe cứu hỏa không vào được, trong khi đó, tại TP.HCM, nhiều trục đường nhỏ hẹp, thiếu mặt bằng để đậu xe này nên việc sử dụng vào các tình huống chữa cháy khó đáp ứng được yêu cầu. (Xem tiếp)
Vì sao đầu tư gần 29.000 tỷ đồng TP. HCM vẫn ngập
Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả.
Cùng với việc chậm triển khai các quy hoạch thoát nước, TP. HCM đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi khiến công tác chống ngập gặp thêm nhiều khó khăn. Một trong số đó là biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều trên sông ngày càng cao.
Cụ thể, các cơn mưa có vũ lượng trên 100 mm xuất hiện ngày càng nhiều (mỗi năm 3 lần) và triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước với đỉnh triều hiện là 1,68 m so với 10 năm trước đây chỉ là 1,5 m. Ngoài ra, địa hình thấp (41% diện tích có cao độ dưới một mét) và hệ thống kênh rạch chằng chịt (hơn 3.000 tuyến dài hơn 5.000 km) cũng góp phần làm cho TP. HCM ngập nặng hơn những nơi khác.(Xem tiếp)