K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?(Gợi ý:– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng...
Đọc tiếp

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(Gợi ý:

– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.

– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.

Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng

– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng / nuôi dưỡng bố mẹ già

– Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành).

a) đối xử, đối đãi

– Nó … tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

– Mọi người đều bất bình trước thái độ … của nó đối với trẻ em. 

b) trọng đại, to lớn

– Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa … đối với vận mệnh dân tộc.

– Ông ta thân hình … như hộ pháp

1
10 tháng 8 2019

a, Đối xử

- Đối đãi

b, Trọng đại

- To lớn

28 tháng 3 2019

Các tiếng:

- Nam: nước Nam

- quốc: quốc gia, đất nước

- sơn: núi

- hà: sông

Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.

Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa

11 tháng 9 2018

trỏ;hỏi; chủ ngữ ; vị ngữ; động từ ; tính từ

11 tháng 9 2018

-Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất...đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.

-Đài từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như Chủ ngữ, Vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.

Từ ghép chính phụ :

+ Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

+ Có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

+ Ví dụ: Từ ghép “cá rô” có từ “cá” là từ chính, từ “rô” là từ phụ, bổ trợ thêm nghĩa cho từ “cá”

- Từ ghép đẳng lập :

+ Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ) .

+ Có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó)

+ Ví dụ: “ông bà” là từ ghép đẳng lập vì cả 2 từ không bổ nghĩa cho nhau

HT và $$$.

27 tháng 12 2021

ủa cái này lớp 6 học rồi

31 tháng 12 2016

- Giống :

+ Là sự trùng lặp của 2 nhà thơ nổi tiếng : 1 là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ ; 2 là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam

+ Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam

-Khác:

+ Hai câu kết của hai bài thơ " bạn đến chơi nhà" và "qua Đèo Ngang " của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý bất tình đối nhau

+ Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ " ta với ta " là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn . Không cần phải có mâm cao cỗ đầy cao lương mĩ vị mang giữa họ và chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết, tri ân tri kỉ, thể hiện một niềm vui trọn ven trong tâm hồn. "Ta với ta " là bác là mình, tuy 2 mà 1 là bạn với mình. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn , họ đã vui sướng

+Còn đối với Bà Huyện thanh quan , cụm từ " ta với ta " khắc sâu nỗi buồn của người khác li hương, khi bà đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, ta với ta chỉ một mình bà đứng đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây trời non nước, bà cô đơn, trơ trỏi hoàn toàn, không một ai chia sẻ

30 tháng 12 2016

-Với bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan , cụm từ ''ta với ta'' cho em hiểu rằng : Vũ trụ thật rộng lớn, con người cảm thấy mình bé nhỏ, cô độc , trống vắng . Ở đây chỉ có mình bà ''ta với ta'' . Lại thêm ''mảnh tình riêng'' khiến cho tâm trạng của tác giả lại thêm nặng nề , tê tái. Cụm từ ''ta với ta'' bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.

- Với bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thì cụm từ ''ta với ta'' lại cho thấy tình bạn đậm đà, thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện vật chất. Cụm từ ''ta với ta'' là cái cười xòa , là sự kết hợp của hai người : tuy hai mà một , tuy một mà hai.

3 tháng 10 2016

- Từ ghép

+ Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
+ Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 

3 tháng 10 2016

từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ,tiếng phụ để bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau

từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp nên không có tiếng chính và tiếng phụ