K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016

* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

7 tháng 10 2016

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

28 tháng 9 2019

Câu 1:                                                                                                                                                                                                                 - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác.                                                                                                                                                                                                                  Câu 2:                                                                                                                                                                                                                - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.                                                                                                        - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.                                                                                                                                                                                                                

2 tháng 11 2016

Ý nghĩa , nghệ thuật của Văn bản :

Sơn Tinh Thủy Tinh

Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua hùng
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao

Thánh Gióng

Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.Em bé thông minhTruyện Em bé thông minh là kiểu truyện về trí khôn trong truyện cổ tích sinh hoạt. Nó ít có hoặc không có yếu tố kì ảo, các tình tiết và cách xử lí rất gần gũi với đời thường nhằm khẳng định trí tuệ, và mơ ước về người tài của nhân dân.


Truyện đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.

 
2 tháng 10 2017

*Ý nghĩa của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh :

- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm.

- Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

* Nghệ thuật :

- Văn bản sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh .

15 tháng 10 2017

Cj nè e , viết nè : 

Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 

Viết nha , thik bài nào thì chọn đi nhé , cj viết cho cưng !!!

15 tháng 10 2017

bài em bé thông minh chị ơi

3 tháng 10 2019

Câu 1: Qua truyền thuyết Thánh Gióng, tác giả dân gian thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước và thể hiện truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.

Câu 2: 

- Tiếng đàn thần: phương tiện kí thác tâm sự của Thạch Sanh, giúp chàng minh oan và bày tỏ tình cảm với công chúa. Tiếng đàn đẩy lùi quân của 18 nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của tình yêu thương và khát vọng hòa bình.

- Niêu cơm thần: hàng vạn người ăn mãi không hết -> niêu cơm biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

22 tháng 10 2017

nếu là cảm nhận thì phải tự làm chứ bn. ko có 1 ai hiểu đc bn nghĩ j về truyện đâu! bn nghĩ truyện mang lại điều j thì viết. nó đem lại điểm cao hơn là sao chép bài của người khác! CHÚC BN THÀNH CÔNG! MONG RẰNG BN SẼ HIỂU RÕ VẤN ĐỀ MK MUỐN NÓI

22 tháng 10 2017

Dựa theo phần ghi nhớ sgk và các phép tu từ có trong đoạn văn, nội dung từng đoạn và cảm xúc của bạn để viết thành văn. Lên lớp 7 thì bạn có thể học sâu về văn biểu cảm

I. Phần văn bản:* Yêu cầu:a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.II. Phần Tiếng Việt:1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em...
Đọc tiếp

I. Phần văn bản:

* Yêu cầu:

a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.

b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.

c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.

II. Phần Tiếng Việt:

1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.

2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em đã học.

3. Tìm trong các câu chuyện dân gian đã học 3 động từ, 3 tính từ, 3 cụm động từ, 3 cụm tính từ.

4. Dấu chấm phẩy có tác dụng gì? Đặt 2 câu có sử dụng dấu chấm phẩy.

5. Thế nào là So sánh? Đặt 2 câu có sử dụng phép So sánh.

III. Phần Tập làm văn

1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

2. Viết một bài văn  kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

 

MỘT SỐ ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP

ĐỀ SỐ 1:

Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Sau khi Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, ông cha ta kể lại:

“Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.”

Câu 1: Câu “Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua”có bao nhiêu từ đơn, bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy?

Câu 2 (1,5đ): Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau, gạch chân một cụm động từ.

Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

Câu 3 (1đ): Vì sao đánh tan giặc, Thánh Gióng không nhận phần thưởng Vua ban mà lại bay về trời?

Câu 4 (2đ): Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước

chống ngoại xâm. Em hãy viết một đoạn văn( khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm

nhận của em về nhân vật Thánh Gióng.

 

ĐỀ SỐ 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

          "Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân."

(Theo sách NV6 tập 2 tr12, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Người kể chuyện trong đoạn văn ở ngôi thứ mấy?

Câu 3 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 4 (1,5đ): Giải nghĩa từ "nao núng", "Sơn Tinh", "Thuỷ Tinh".

Câu 5 (): Hiện nay, ở nước ta, thiên tai lũ lụt diễn ra ngày càng phức tạp, gây tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống. Vậy, em cần phải làm gì để góp phần phòng chống thiên tai? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

 

ĐỀ SỐ 3:

         “Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó.”

(Theo sách NV6 tập 2 tr29, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 3 (0,5đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 4 (1đ): Giải nghĩa từ "bủn rủn", "thân chinh".

Câu 5 (0,5đ): Xét theo tuyến nhân vật, Thạch Sanh thuộc tuyến nhân vật nào?

Câu 6 (1đ): Tìm trong đoạn văn 2 từ láy, 2 từ ghép.

Câu 7 (1đ): Chi tiết kì ảo niêu cơm Thạch Sanh "cứ ăn hết lại đầy" có ý nghĩa gì?

giải hộ mik với ạ

0
17 tháng 3 2020

Các truyện “ Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy”, Thánh
Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại truyện truyền thuyết

đặc điểm của truyện truyện truyền thuyết:

- Là loại truyện dân gian

- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử

- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .