K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2019

ko đc đăng linh tinh

26 tháng 12 2019

Cái 2 là Liên Quân,mn thích nó lắm

Còn cái đầu tiên thì chịu chết

Các tướng này thuộc game gì, ko nội quy nha1Annie, Ahri, Alistar, Ashe- Blitzcrank, Braum, Camille- Diana, Doctor Mundo, Ezreal- Fiora, Fizz- Garen, Gragas, Janna, Jax, Jhin, Jinx, Lux- Malphite, Master yi, Miss fortune, Nami, Nasus- Olaf, Oriana, Soraka, Shyvana- Tryndamere, Twisted Fate, Vanye, Vi- Yasuo, Zed, Zigs, Xin zhao2Valhein: Văn Heo (Cách gọi "việt hóa" khá vui nhộn dành cho Valhein).Thane: Thên (Cũng là cách gọi "việt hóa" nữa của cộng...
Đọc tiếp

Các tướng này thuộc game gì, ko nội quy nha

1

Annie, Ahri, Alistar, Ashe

- Blitzcrank, Braum, Camille

- Diana, Doctor Mundo, Ezreal

- Fiora, Fizz

- Garen, Gragas, Janna, Jax, Jhin, Jinx, Lux

- Malphite, Master yi, Miss fortune, Nami, Nasus

- Olaf, Oriana, Soraka, Shyvana

- Tryndamere, Twisted Fate, Vanye, Vi

- Yasuo, Zed, Zigs, Xin zhao

2

Valhein: Văn Heo (Cách gọi "việt hóa" khá vui nhộn dành cho Valhein).

Thane: Thên (Cũng là cách gọi "việt hóa" nữa của cộng đồng).

Krixi: Tiên (Krixi có ngoại hình giống với tiên rừng)

Mganga: Hề

Chaugnar: Voi

Toro: Bò hoặc Trâu

Nakroth: Nak (cách gọi ngắn gọn với 3 chữ cái đầu tên tướng)

Fennik: Sóc

Cresht: Cá mập

Jinna: Sư

Maloch: Quỷ

Ngộ Không: Khỉ

Kriknak: Bọ

Slimz: Thỏ

Batman: Dơi

Zuka: Gấu

Ignis: Già Lửa

Grakk: Béo (Grakk có thân hình khá mập mạp)

Joker: Hề (giống với Mganga)

4
13 tháng 12 2019

liên quân cho k nha

13 tháng 12 2019

LIÊN QUÂN hả

5 tháng 9 2018
con mắt có lông mi bn ak
5 tháng 9 2018

con mắt - lông mi

Thợ mộc Chàng Sơn chạm nghê gỗ.NDĐT – Long, lân, quy, phượng là bốn linh vật Việt được biết đến nhiều nhất, nhưng còn rất nhiều linh vật khác với những câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết. Đã có nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, nhằm giới thiệu tới công chúng những linh vật đẹp mà hết sức thú vị của người Việt xưa, để hiểu và gìn giữ giá trị...
Đọc tiếp

Thợ mộc Chàng Sơn chạm nghê gỗ.

NDĐT – Long, lân, quy, phượng là bốn linh vật Việt được biết đến nhiều nhất, nhưng còn rất nhiều linh vật khác với những câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết. Đã có nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, nhằm giới thiệu tới công chúng những linh vật đẹp mà hết sức thú vị của người Việt xưa, để hiểu và gìn giữ giá trị truyền thống, tránh bị lai tạp những thứ không phải bản sắc.

Năm 2015, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã giới thiệu một triển lãm mang tên “Linh vật Việt Nam” với rất nhiều linh vật lạ lẫm từ hình dáng tới cái tên, mà chắc chắn nhiều người lần đầu được biết đến. Triển lãm gồm gần 100 linh vật với đủ các chất liệu sành sứ, gốm, đồng, vàng, bạc, đất nung, ngọc…, sớm nhất từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây 2.500 – 2.000 năm (chim hạc, giao long…) cho đến triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn (rồng, phượng).

Triển lãm đã cho thấy, ngoài thế giới của những long, lân, quy, phượng ra, người Việt trong suốt chiều dài lịch sử đã tạo ra rất nhiều những linh vật gắn bó với những ước vọng trong cuộc sống hằng ngày của họ, những linh vật không chỉ đẹp và uy nghi, mà còn rất thú vị với những câu chuyện, những ý nghĩa chung quanh chúng.

Con Bồ Lao trên quai chuông chùa Vân Bản.

Bồ Lao, Thao Thiết, Tích Tà, Si Vẫn… là những linh vật hẳn là rất ít người nghe nói tới, một số là linh vật du nhập nhưng đã được Việt hóa với những ý nghĩa gắn với cuộc sống của người Việt. Bồ Lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Trên biển, Bồ Lao sợ nhất cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường đúc hình Bồ Lao trên quai chuông, còn dùi thì đúc hình cá kình với mong muốn tiếng chuông vang xa. Do đó “bồ lao” cũng là từ để chỉ tiếng chuông chùa. Ở Việt Nam, Bồ Lao thường được thể hiện dưới dạng rồng hai đầu.

Thao Thiết trên thạp đồng, thế kỷ thứ 2.

Thao Thiết theo truyền thuyết là con vật ham ăn vô độ, thậm chí có thể ăn cả cơ thể mình. Vì thế, hình con Thao Thiết nhìn chính diện chỉ là phần đầu và hai chân trước, vừa dữ tợn vừa uy nghi. Ban đầu, Thao Thiết được trang trí trên bộ đồ ăn để nhắc nhở việc ứng xử lịch sự trong ăn uống. Sau này, hình Thao Thiết xuất hiện trên nhiều loại vật dụng khác, tượng trưng cho sự no đủ, bền vững.

Con Si Vẫn.

Si Vẫn, theo truyền thuyết là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp con Si Vẫn trên nóc các công trình kiến trúc để đề phòng hỏa hoạn. Ở Việt Nam, Si Vẫn còn được gọi với tục danh là con Kìm, với nhiều cách thể hiện khác nhau: hình rồng, hình đầu rồng, hình cá, hình đầu rồng đuôi cá, hình si, hình đầu rồng đuôi si…

Đèn có hình con Tịch Tà, thế kỷ 1-3.

Tích Tà là linh vật huyền thoại có nguồn gốc Á Đông. Đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa biểu tượng trừ tà, xua đuổi điều xấu, mang lại sự tốt lành.

Một trong những linh vật phổ biến nhất của người Việt là con Nghê. Theo thông tin tại triển lãm cũng mang tên “Linh vật Việt” của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với nhóm Đình làng Việt tổ chức hồi tháng 11-2016, nghê có nhiều giải thích khác nhau về nguồn gốc, là Toan Nghê, con của rồng, hoặc chó được thiêng hóa để phụng sự các vị thần. Nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên các cấu kiện kiến trúc, khám thờ, lư hương, đồ gốm sứ, vai kiệu, canh giữ lăng mộ… Chức năng chính của Nghê là canh giữ nên Nghê thường được đặt dưới đất chứ không bao giờ đặt trên cao hoặc thờ cúng. Ngoài ra, Nghê còn mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, sinh sôi nảy nở - tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.

Ngoài ra, 12 con giáp, rồi voi, hạc, sư tử, chim thần Garuda, thậm chí cả Vẹt cũng trở thành những linh vật tùy theo hoàn cảnh, thời điểm. Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay đang trưng bày đôi vẹt thờ thời Mạc tại Nghè Vẹt Thanh Hóa. Tương truyền, khi vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, bầy vẹt đã giúp đỡ đội quân của nhà vua tìm quả chống đói. Vua Lê sau này nhớ ơn đã tạc tượng đôi vẹt để thờ.

Nghê gỗ.

Đáng tiếc là một thế giới linh vật phong phú như vậy, nhưng hiện nay lại chưa được đông đảo công chúng biết tới. Nhiều nơi, nhiều cá nhân vẫn ưa sử dụng những linh vật ngoại lai để biểu đạt ước vọng của mình, mà có khi không hiểu rõ được ý nghĩa thực sự và cách sử dụng những linh vật ấy. Trong khi đó, có những người thợ thủ công, kiến trúc sư, họa sĩ…, những người yêu mến và mong muốn truyền giữ ý nghĩa tốt đẹp của linh vật Việt, đã âm thầm thử nghiệm, rèn giũa để đưa ra những sản phẩm phục dựng hoặc ứng dụng từ linh vật Việt để đưa vào đời sống.

Phượng trên hộp trầu năm 1834 - bảo vật cung đình Nguyễn.

Triển lãm “Linh vật Việt” ở Bảo tàng Hà Nội đã là nơi giới thiệu những sản phẩm phục chế và ứng dụng như vậy. Các tác giả đã giới thiệu các sản phẩm với kiểu dáng và chất liệu phong phú, từ gỗ, đá, kim loại cho đến chất liệu tổng hợp. Với nhiều người, việc phục dựng và sản xuất các sản phẩm liên quan đến linh vật này như một cuộc chơi công phu. KTS Nguyễn Giang, một người chuyên làm gỗ và phục chế nhà cổ, lại rất đam mê và đầu tư khá kỹ cho công việc này. Anh thuê thợ về đục nghê, đục hàng chục con cho thợ quen tay và đưa vào sản xuất hàng loạt chỉ bằng phương pháp thủ công. Nghê gỗ của anh cho đến nay đã được hỏi mua khá nhiều, mặc dù giá còn khá cao (20 triệu đồng/con).

Ngoài ra, còn có các sản phẩm linh vật bằng composit của của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ, linh vật dưới dạng quà tặng, lưu niệm của tác giả Trần Thanh Tùng, nghê đá của tác giả Nguyễn Văn Trường… đều được giới thiệu và ít nhiều đi vào cuộc sống.

Thế giới linh vật của người Việt xưa rất phong phú và giàu ý nghĩa. Ngày nay, do chưa hiểu biết tường tận nên nhiều nơi đã sử dụng linh vật ngoại lai không phù hợp. Những triển lãm, trưng bày về linh vật Việt là điều cần thiết để ngày càng nhiều người hiểu hơn về những quan niệm tốt đẹp của cha ông ta trước kia.

0
27 tháng 4 2018

1.- con hư 

2.-lúc bạn đem đồng hồ ik sửa

3.-cô bộ đội

4.-con người, trong con mắt của con người

5.-em có thai rồi :>>

               k mk ik :>>

27 tháng 4 2018

kb nha

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia...
Đọc tiếp

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. 

Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

2. Giả thuyết hay giả thiết

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. 

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.  

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

5. Tựu chung hay tựu trung

Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp". 

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi. 

Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!

 

 

0
 Nàng tiên cá nhỏ sống trong một vương quốc dưới nước cùng với cha của nàng – vua biển cả, bà nội nàng và năm người chị, mỗi người chỉ hơn kém nhau có một tuổi. Khi mỗi một nàng tiên cá được 15 tuồi, nàng được phép bơi lên mặt nước để nhìn ngắm thế giới phía trên. Khi các chị nàng đủ tuổi, mỗi người họ bơi lên mặt nước và khi trở về, nàng tiên cá lắng nghe một cách...
Đọc tiếp
 

Nàng tiên cá nhỏ sống trong một vương quốc dưới nước cùng với cha của nàng – vua biển cả, bà nội nàng và năm người chị, mỗi người chỉ hơn kém nhau có một tuổi. Khi mỗi một nàng tiên cá được 15 tuồi, nàng được phép bơi lên mặt nước để nhìn ngắm thế giới phía trên. Khi các chị nàng đủ tuổi, mỗi người họ bơi lên mặt nước và khi trở về, nàng tiên cá lắng nghe một cách thèm muốn những miêu tả của các chị nàng về mặt đất và loài người.

Khi đến lượt nàng tiên cá nhỏ, nàng bơi lên mặt nước và thấy một con tàu với một chàng hoàng tử đẹp trai và đem lòng yêu chàng từ ngoài xa. Một cơn bão lớn kéo đến và nàng tiên cá cứu được chàng hoàng tử trước khi chàng chết đuối. Nàng mang hoàng tử còn đang mê man vào bờ gần một ngôi đền. Nàng đợi ở đó đến khi một cô gái từ ngôi đền đi đến và tìm thấy chàng. Chàng hoàng tử chưa bao giờ nhìn thấy nàng tiên cá nhỏ.

Nàng tiên cá nhỏ hỏi bà nội nàng nếu con người không chết đuối thì họ có bất tử không. Bà nội nàng giải thích rằng tuổi thọ của con người ngắn hơn của loài tiên cá 300 năm, nhưng khi tiên cá chết, họ sẽ biến thành bọt biển, trong khi con người có một linh hồn bất diệt sống trên Thiên đàng. Nàng tiên cá nhỏ, ao ước có được chàng hoàng tử và một linh hồn bất diệt, cuối cùng tìm đến Phù thủy Biển. Phù thủy Biển trao cho nàng một lọ thuốc để nàng có được đôi chân, đổi lại nàng phải đưa lưỡi của nàng cho mụ, vì nàng có một giọng hát mê hồn, hay nhất trần gian. Tuy nhiên, Phù thủy Biển cảnh báo nàng, một khi trở thành con người, nàng sẽ không bao giờ trở lại biển được nữa. Chất thuốc đó uống vào sẽ khiến nàng cảm thấy như có một lưỡi kiếm xuyên qua người, khi hồi phục, nàng sẽ có một đôi chân tuyệt đẹp và có thể nhảy múa đẹp hơn bất cứ con người nào. Tuy nhiên, mỗi bước đi sẽ khiến nàng cảm thấy như đi trên những lưỡi dao sắc, khiến chân nàng chảy máu. Thêm vào đó, nàng sẽ chỉ có thể có được một linh hồn nếu nàng có được nụ hôn của tình yêu chân thật và nếu chàng hoàng tử yêu và cưới nàng, thì một phần linh hồn của chàng sẽ chảy sang người nàng. Nếu không, khi chàng hoàng tử cưới một người con gái khác, thì bình minh ngay ngày hôm sau, trái tim nàng tiên cá nhỏ sẽ tan vỡ, nàng sẽ chết và tan biến thành bọt biển.

Nàng tiên cá nhỏ uống thuốc và gặp được hoàng tử. Chàng say đắm vẻ đẹp và sự duyên dáng của nàng mặc dù nàng bị câm. Trên hết, chàng yêu thích điệu nhảy của nàng. Nàng tiên cá nhảy múa vì chàng dù mỗi lần chân chạm đất, nàng như dẫm lên dao sắc. Khi cha hoàng tử yêu cầu chàng cưới công chúa của vương quốc láng giềng, chàng hoàng tử nói với nàng tiên cá nhỏ là chàng sẽ không đồng ý, bởi chàng không yêu công chúa. Chàng còn nói chàng yêu người con gái của ngôi đền bên bờ biển mà chàng nghĩ là người đã cứu chàng. Nhưng hóa ra nàng công chúa lại là người con gái của ngôi đền, được gửi đến đó để học hành. Chàng hoàng tử yêu nàng công chúa nước láng giềng và đám cưới được cử hành ngay sau đó.

Hoàng tử và công chúa kết hôn, trái tim của nàng tiên cá nhỏ tan vỡ. Nàng nghĩ đến tất cả những thứ nàng đã từ bỏ, những nỗi đau mà nàng đã phải chịu đựng. Nàng tuyệt vọng, nghĩ rằng cái chết đang chờ đợi nàng, nhưng trước khi bình minh đến, các chị nàng mang cho nàng một con dao mà Phù thủy Biển cho họ, đổi bằng bộ tóc dài của các chị nàng. Nếu nàng tiên cá nhỏ đâm hoàng tử với con dao ấy mà để máu chàng chảy xuống chân nàng, nàng sẽ trở lại là tiên cá, tất cả những nỗi đau nàng chịu đựng sẽ chấm dứt và nàng sẽ sống cho hết tuổi thọ của mình.

Nàng tiên cá không thể giết chàng hoàng tử đang ở bên cô dâu của chàng vì chàng không hề biết sự thật. Khi bình minh đến, nàng gieo mình xuống biển. Cơ thể nàng tan thành bọt biển, nhưng thay vì thôi tồn tại, nàng cảm thấy được ánh mặt trời ấm áp; nàng đã trở thành một linh hồn, một người con gái của không trung. Những người con gái khác nói với nàng rằng nàng trở thành người giống họ vì nàng đã cố gắng bằng tất cả tấm lòng vì một linh hồn bất diệt. Nàng sẽ có được một linh hồn của riêng nàng bằng cách làm điều thiện trong 300 năm; với mỗi một đứa trẻ ngoan nàng tìm được, thời hạn đó sẽ rút ngắn một năm, và với mỗi một đứa trẻ hư hỏng, nàng sẽ khóc và mỗi giọt nước mắt sẽ thêm một tháng vào thời gian thử thách và cuối cùng, nàng sẽ bay vào vương quốc của Chúa

8
14 tháng 2 2018

câu chuyện này hay đó mình được xem rồi.

14 tháng 2 2018

Nghỉ đi bạn , mk đọc rồi . Chuyện này dường như là ai cx biết , ko cần đăng lên đâu

3 tháng 9 2018

Tũn phải gọi bằng miệng nha!hihi!

dễ mà!

chúc Tũn hok tốt

kb vs mk nha m.n!

c.ơn m.nhìu!♥

3 tháng 9 2018

Gọi ntn bằng tên

bạn có muốn trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của hội viên Team không?hãy đăng kí để tham gia nhé~- STT :- Tên :- Tuổi / lớp :- Thường on lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ :- Sở thích và năng khiếu :- Muốn đảm nhiệm vai trò nào của Team :- Cảm nhận suy nghĩ của bạn về team ? :- Chữ kí : ( vd : #gaumoon )wattpad - hãy tham gia - nếu bn nào ko có cx đc ( ko bắt buộc )+ Khi tham gia...
Đọc tiếp

bạn có muốn trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của hội viên Team không?

hãy đăng kí để tham gia nhé~

- STT :

- Tên :

- Tuổi / lớp :

- Thường on lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ :

- Sở thích và năng khiếu :

- Muốn đảm nhiệm vai trò nào của Team :

- Cảm nhận suy nghĩ của bạn về team ? :

- Chữ kí : ( vd : #gaumoon )

wattpad - hãy tham gia - nếu bn nào ko có cx đc ( ko bắt buộc )

+ Khi tham gia nhóm:

- Không hack nick và tài khoản boss đã đưa ra - vì đây là nick dùng chung cho cả team

- Không tự tiện gây war , chửi tục coi như bạn là tất cả

- Không kết bạn vội , hoặc đi kb vs người khác ( trừ hội viên ) khi chưa biết người đó có thật sự muốn tham gia .

Đây là ý kiến riêng của mình kêu gọi các bạn tham gia, mình ko cố ý vi phạm nội quy OLM, hoặc đăng linh tinh, nếu các bạn ko thích, các bạn cứ coi bài đăng này như vô hình và lướt qua. coi như cái này như một bài đăng trên fb

 

2

BỐ MÀY"NGHĨA LÀ TAO"xin tuyên bố mong thg"con"biến thái Team Gấu Moon thay lại avata hộ mn